II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY
II.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.Những giải pháp về phía nội bộ Công ty
1.1.Xây dựng chiến lược sản phẩm
Cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm
Tính chất mặt hàng thủ công mỹ nghệ là loại hàng cần có sự phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Thị hiếu của con người luôn luôn thay đổi và không hề có một chuẩn mực nhất định. Nên đa dạng hóa sản phẩm là chiến lược sản phẩm đầu tiên mà Công ty áp dụng nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Với chính sách sản phẩm như trên, Công ty có thể thu hút được nhiều đối tượng khách hàng, tránh được rủi ro khi tập trung vào một loại hàng chủ lực, có phản ứng kịp thời với những biến động của thị trường.
Với mỗi loại sản phẩm thì yêu cầu về kiểu dáng lại khác nhau, hàng thủ công mỹ nghệ phần lớn là trang trí, nên ngoài những đòi hỏi về tính tiện dụng, còn có yếu tố rất cao về thẩm mỹ, tính độc đáo trong kiểu dáng và mang tính chất thưởng thức văn hoá nghệ thuật của tầng lớp thượng lưu và trung lưu, hay đối tượng có thu nhập cao, am hiểu về nghệ thuật. Đó cũng chính là lý do mà Công ty cần thường xuyên thay đổi, đa dạng hóa, làm phong phú mẫu mã,
kiểu dáng các sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng nhất là khách hàng nước ngoài.
Hiện nay, công tác tìm kiếm mẫu hàng của Công ty phụ thuộc chủ yếu vào bộ phận thiết kế sản phẩm, việc thuê chuyên gia bên ngoài còn chưa được sử dụng do có những hạn chế về chi phí và trách nhiệm. Để thực hiện đa dạng hoá sản phẩm Công ty có một số biện pháp sau:
Sử dụng chuyên gia thiết kế sản phẩm dựa trên kết quả nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng được bộ phận nghiên cứu thị trường kết luận, tư vấn cho phân xưởng sản xuất về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng, tạo ra các sản phẩm mới lạ, độc đáo, thu hút sự chú ý của khách hàng. Ví dụ như sản phẩm gốm sứ bên cạnh hoa văn về phong cảnh Việt Nam còn có thể có những biểu tượng của các nền văn hoá khác nhau của chính nước nhập khẩu.
Đối với các thị trường truyền thống vẫn duy trì các sản phẩm truyền thống, có kết hợp giới thiệu các sản phẩm mới để thăm dò thị trường, cần chú ý đến màu sắc, hoạ tiết cho phù hợp hơn. Khi xuất khẩu sang thị trường nào thì cần thiết phải phù hợp với nghệ thuật và nền văn hoá của họ. Ví dụ như văn hoá phương Tây thích các sản phẩm có màu sắc tự nhiên, không dùng men bóng, văn hoá phương Đông thì văn hoa phải cầu kỳ nước men phải thật bóng bẩy.
Có thể thuê chuyên gia trong thời gian tới, tiền thiết kế sẽ tính vào tiền bán sản phẩm theo tỷ lệ phần trăm. Như vậy, Công ty sẽ không phải chịu rủi ro nếu sản phẩm không tiêu thụ được. Nhà thiết kế bên ngoài có thể chuyên sâu hơn do nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, Công ty cũng sẽ được lợi khi sản phẩm xuất khẩu và tiêu thụ được.
Công ty nên tổ chức các cuộc thi thiết kế sản phẩm để tìm ra những người thợ tài ba. Đồng thời, cũng tham gia các cuộc thi thiết kế để khẳng định uy tín của mình trên thương trường.
Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm Nâng cao chất lượng sản phẩm
muốn nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thì một trong những yếu tố quan trọng là nâng cao chất lượng hàng hoá. Đây là yếu tố quan trọng quyết định thành công trong công tác xuất khẩu. Đặc biệt là đối với những thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản.
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ được làm chủ yếu bằng lao động thủ công là chính, không trải qua quy trình công nghệ máy móc hiện đại nên chất lượng sản phẩm khó đồng đều, lại dễ hư hỏng khi thời tiết xấu. Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng vừa là nhà sản xuất lại vừa đóng vai trò tiêu thụ nên phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc, phải móc xích và chắp nối với thị trường nước ngoài đồng thời cung cấp kịp thời cho phân xưởng sản xuất thị hiếu của khách hàng, về yêu cầu sản phẩm và chất lượng sản phẩm.
Những biện pháp mà Công ty thực hiện là :
-Nghiên cứu thị trường trong nước, kịp thời nắm bắt những thông tin về nguồn nguyên liệu, về nguồn hàng từ những nguồn thông tin đáng tin cậy.
-Nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác kiểm định chất lượng sản phẩm, cũng như uy tín về chất lượng sản phẩm, thương hiệu của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước,
-Tích cực tìm kiếm nhiều cơ sở chế biến nguyên liệu để cung cấp cho Công ty, tạo ra những sản phẩm với chất lượng tốt, phù hợp với mức cầu trên thị trường.
-Thường xuyên có những đợt kiểm tra tình hình tại phân xưởng sản xuất để giám sát chất lượng hàng hoá ngay từ khâu sản xuất. Khi hàng được làm xong, cần kiểm tra độ bền, độ bóng, độ dẻo của các sản phẩm bằng các phương pháp khoa học, tuyệt đối không để hàng lỗi, hàng kém chất lượng sót lại trong lô hàng xuất khẩu.
Để giải quyết, ngoài việc phải tìm hiểu nguồn hàng sản xuất với chất lượng tốt, bản thân Công ty cũng phải đổi mới trang thiết bị bảo quản, mở rộng quy mô sản xuất theo chiều rộng cũng như chiều sâu, tạo ra những điều kiện bảo quản hàng hoá tốt trong những điều kiện thời tiết khác nhau. Những
biện pháp này đòi hỏi Công ty phải tìm hiểu kỹ hơn các nguồn cung ứng và tham khảo thêm nhiều kinh nghiệm của các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.
Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm qua giá
Cạnh tranh về giá là một trong những hình thức cạnh tranh gay gắt và được nhiều doanh nghiệp áp dụng bởi giá cả là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người mua. Khi giá của hàng hoá thay đổi thì cầu cũng thay đổi theo. Để định giá sản phẩm doanh nghiệp phải căn cứ vào độ co dãn của cầu theo giá, tâm lý của khách hàng, chính sách giá cả, chính sách sản phẩm của đối thủ cạnh tranh,…nhưng giá chỉ là một công cụ cạnh tranh lôi kéo sự quan tâm của khách hàng, nó cũng tuỳ thuộc vào sự nhạy cảm về giá của khách hàng.
Công ty có thể áp dụng cách định giá theo mức chênh lệch hiện hành, lấy giá của đối thủ cạnh tranh làm cơ sở, giá bán sản phẩm của Công ty có thể cao hơn, thấp hơn hoặc ngang bằng với giá của đối thủ cạnh tranh, áp dụng chiến lược giá cả nào, chiến lược "hớt váng sữa" hay chiến lược phân biệt giá thị trường ngách phụ thuộc vào từng giai đoạn trong chu kỳ sống sản phẩm và phụ thuộc vào từng đoạn thị trường. Đối với đoạn thị trường nhạy cảm về giá, Công ty áp dụng chiến lược giá thấp, để có thể cạnh tranh với đối thủ nhưng vẫn phải đảm bảo có sự chênh lệch dương giữa giá thành sản xuất với giá bán sản phẩm.
Chiến lược giá cả có tính chất quyết định đến khả năng thành công của Công ty trong cạnh tranh, cần lưu ý khi thực hiện từng chiến lược giá một, nếu sử dụng giá thấp hơn đối thủ có thể làm cho khách hàng có phản ứng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, lựa chọn chiến lược giá cả nào phải được phân tích và nếu cần thiết phải có sự thử nghiệm trên thực tế, tránh rủi ro trong kinh doanh.
Việc xây dựng chiến lược thị trường dựa trên cơ sở sự phân tích kỹ lưỡng những thông tin thu thập được từ việc phân tích và dự báo thị trường, đánh giá thực trạng và triển vọng của Công ty trên các thị trường hiện tại cũng như thị trường tiềm năng cho hoạt động xuất khẩu. Công ty cần xác định rõ thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng trong tương lai và những thị trường nào đang suy thoái để có biện pháp chấn chỉnh, có những chính sách, chiến lược mở rộng thị trường, tạo thị trường đầu ra cho xuất khẩu.
Thâm nhập vào một thị trường để tồn tại đã khó, duy trì và phát triển lại càng khó hơn. Vì vậy, tạo lập chiến lược thị trường là một nội dung không thể thiếu trong công tác đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Cần dựa trên những cơ sở sau để xây dựng chiến lược thị trường
- Đánh giá nhu cầu, dung lượng tiêu thụ của mỗi thị trường
- Xác định kênh phân phối và cách thức thâm nhập trên từng thị trường - Nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường
- Nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng
Trong quá trình thực hiện chiến lược, Công ty phải theo dõi sát sao, luôn đánh giá kết quả thu được, đồng thời xem xét sự biến động của thị trường để có những biện pháp điều chỉnh chiến lược, thực hiện kế hoạch một cách linh hoạt đạt hiệu quả kinh doanh cao.
Chiến lược thị trường phải phù hợp với chukỳ sống của sản phẩm, mỗi sản phẩm có chu kỳ sống cụ thể trên thị trường. Tương ứng với mỗi giai đoạn cụ thể của chu kỳ sống cần có những giải pháp chiến lược khác nhau nhằm đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển cũng như chiến thắng trong cạnh tranh.
Giai đoạn thâm nhập thị trường là giai đoạn sản phẩm mới đưa vào thử nghiệm ở một thị trường mới, số lượng khách hàng ít nên doanh thu thường ít. Trong giai đoạn này, Công ty cần đẩy mạnh hoạt động marketing, quảng cáo sản phẩm, đưa sản phẩm của Công ty gần hơn với người tiêu dùng
Giai đoạn thị trường tăng trưởng, cầu về sản phẩm tăng nhanh, thực hiện chiến lược đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hoá, hình thức, mẫu mã, bao gói.
Ngoài những thị trường truyền thống, Công ty cần thăm dò và khai thác thêm thị trường tiềm năng, đối với từng thị trường chúng ta phải có chính sách phù hợp. Ví dụ đối với thị trường truyền thống, là bạn hàng quen thuộc của ta, Công ty cần duy trì tốt mối quan hệ lâu dài, giữ uy tín, thực hiện đúng hợp đồng và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng mua được hàng với chất lượng và giá cả tốt nhất.
Đối với thị trường mới, phải đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo, tham gia nhiều Hội trợ, triển lãm, mở cửa hàng bán thử, thành lập nhiều Showroom để giới thiệu sản phẩm.
Đối với thị trường xuất khẩu mà ta đã để mất thị phần, tìm cách khôi phục lại bằng nhiều biện pháp linh hoạt vì đây là những thị trường đã từng là bạn hàng quen thuộc của ta, quay trở lại chúng ta sẽ có những lợi thế hơn trong khâu tiếp thị sản phẩm.
1.3. Về nguồn cung cấp nguyên liệu
Trước kia, khi công ty còn là xởng sản xuất quy mô nhỏ, với thị trờng tiêu thụ chủ yếu từ trong nước, sản phẩm còn chưa phong phú về mẫu mã, và chủng loại thì nguyên liệu chủ yếu cho các sản phẩm của công ty là thạch cao và đất sét. đến nay thì nguyên liệu của công ty rất phong phú về chủng loại và chất liệu, từ bột đá thiên nhiên đến nguyên liệu bằng thạch cao, nhựa tổng hợp, polyme...càng ngày công ty càng sáng tạo và tìm kiếm ra nhiều nguồn nguyên liệu thay thế và bổ sung khác, làm phong phú hơn nữa nguồn nguyên liệu có sẵn và giảm chi phí nguyên nhiên liệu, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành. Trong thời gian tới, Công ty có kế hoạch đa dạng hoá các nguồn nguyên liệu, sản phẩm làm ra không phải chỉ có chất liệu tự nhiên mà còn bằng chất liệu tổng hợp như polyme. Công ty có kế hoạch xây dựng thêm nhiều cơ sở sản xuất chế biến nguyên liệu cho mình, nguồn này sẽ là nguồn
cung cấp nguyên liệu chính cho phân xưởng sản xuất, tránh sự phụ thuộc vào nhà cung cấp nguyên liệu. Các cơ sở này có thu mua nguyên liệu từ các làng nghề truyền thống như Bát Tràng, để Công ty không phải phụ thuộc vào nhà cung ứng, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh.
1.4.Chính sách Marketing
Quan điểm về Marketing chiến lược hiện đại cho rằng “ Chìa khoá để đạt tới sự thành công của công ty là xác định rõ nhu cầu và mong muốn của thị trường trọng điểm và phân phối sự thoả mãn được mong đợi một cách có chất lượng và hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh”. Nên trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay thì chiến lược Marketing là rất quan trọng và có ý nghĩa chiến lược đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bặch Đằng cũng nằm trong số đó.
Về quảng cáo : Tích cực quảng cáo sản phẩm thủ công mỹ nghệ dưới mọi hình thức như : tham gia hội trợ, triển lãm, quảng cáo qua đài, báo, các phương tiện truyền hình, internet,…Hiện nay, Công ty đã có phòng trưng bày ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh nhưng cũng cần phải cải thiện thêm các hệ thống này bằng cách mở thêm các cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại các thành phố, khu du lịch, siêu thị,…
Thực hiện đăng ký thương hiệu trên từng thị trường
Hoàn thiện trang Web giới thiệu về sản phẩm của Công ty, thực hiện các thao tác chào bán sản phẩm bằng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, lấy đó là một địa chỉ tin cậy, thông tin trung thực, cập nhật, có sức lôi cuốn, hấp dẫn khách hàng.
Nghiên cứu động cơ tiêu dùng và nội dung quảng cáo, sử dụng phương tiện quảng cáo thích hợp đối với từng thị trường. Đánh giá hiệu quả quảng cáo qua việc điều tra thăm dò phản ứng của người tiêu dùng đối với mỗi chiến lược quảng cáo cụ thể.
Xúc tiến bán hàng là biện pháp kích thích để thúc đẩy bán hàng, tăng cầu về sản phẩm. Trong thời gian tới, Công ty cần chủ động quan tâm hơn trong các hoạt động xúc tiến bán hàng.
Một là, duy trì và phát huy tác dụng của hoạt động xúc tiến bán hàng thông qua việc đưa hàng hoá mang nhãn hiệu Công ty tới các Hội trợ quốc tế bằng những mẫu mã mới luôn thay đổi, phong phú và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Hai là, từng bước phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại, tích cực tham gia hội chợ thương mại, triển lãm, bán hàng trực tiếp thông qua Internet, qua điện thoại, qua thư trực tiếp, khai thác triệt để các nguồn truyền tin khác nhau như từ công chúng, từ những người nổi tiếng…
Ba là, mở các buổi hội thảo, các cuộc thi hiểu biết về sản phẩm, các chương trình khuyến mại đặc biệt hoặc tỷ lệ chiết khấu đối với khách hàng quen thuộc của Công ty.
Tăng cường hoạt động sản xuất, chú trọng hoạt động liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước
+ Khuyến khích các nhân viên tăng cường học hỏi để nâng cao kiến thức đồng thời công ty cũng nên tăng cường tổ chức các hội thảo hội nghị bán hàng thông qua đó để nhân viên của công ty có điều kiện học hỏi kinh nghiệm.
+ Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và với các bạn hàng trong kinh doanh để tăng cường hiệu quả xúc tiến thương mại.
+ Xây dựng các mối quan hệ với chính phủ Việt Nam và các Bộ như Bộ Thương Mại, Bộ Tài chính, Bộ ngoại giao và đại sứ quán Việt Nam tại các nước.
+ Chính sách phân phối có vai trò quan trọng trong hoạt động marketing, làm cho quá trình kinh doanh lưu thông nhanh chóng và hiệu quả, tăng uy tín của Công ty trên thị trường. Thực hiện tiếp cận gần hơn với khách hàng nước ngoài nên hình thức phân phối theo chiều dọc sẽ được Công ty lựa chọn tức là
đưa hàng trực tiếp đến từng thị trường không qua trung gian nào, hình thức