KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG SAU KHI SỬA CHỮA

Một phần của tài liệu Lập các bước kiểm tra,hư hỏng sửa chữa và điều chỉnh hệ thống lái trên ô tô (Trang 58 - 62)

Sau khi kiểm tra , sửa chữa lắp giáp các chi tiết của hệ thống lái có trợ lực cần kiểm tra lại sự làm việc của hệ thống và các thông số kỹ thuật kèm theo .

4.1. Kiểm tra lại độ dơ của vành lái.

Hình 30: Kiểm tra độ rơ vành tay lái 1. Đánh dấu trên vành lái 2. Độ rơ

3.Thước đo 4.Vành lái

- Cho ô tô đứng trên nền phẳng , hai bánh xe dẫn hướng ở vị trí chạy thẳng - Dùng thước đặt thước đo cố định sát vành 1.

- Xoay vành lái khi hai bánh xe trước bắt đầu dịch chuyển hoặc đến khi đòn quay đứng bắt đầu dịch chuyển . Dùng phấn đánh dấu trên thước và vành lái.

- Xoay từ từ ngược lại đến khi hai bánh trước hoặc đòn quay đứng bắt đầu dịch chuyển . Đánh 1 dấu phấn trên thước trùng với dấu trên vành lái đã đánh lúc trước .

- Khoảng cách hai vị trí đánh dấu trên thước là độ rơ lỏng của vành tay lái *Với xe MAZDA và TOYOTA độ dơ tiêu chuẩn : 0 ÷40mm.

4.2. Kiểm tra độ dơ dọc và dơ ngang của trục lái .

Hình 31:Kiểm tra độ rơ dọc và rơ ngang

- Nắm vành tay lái đẩy lên xuống để xác định độ rơ dọc . - Đẩy vành tay lái về phía trước , phía sau để đo độ rơ ngang. * Độ rơ vành tay lái cho phép theo TCVN.

Loại ô tô. Ô tô còn(<12 chỗ). Ô tô khách (>12 chỗ). Ô tô tải. Độ rơ cho

phép (độ)

10 20 25

Hình 32: Kiểm tra lực tác động vào vành lái

- Kiểm tra lực cần tác động vào vành tay lái nhằm mục đích kiểm tra độ rít , kẹt hay rơ lỏng của hệ thống cũng như cơ cấu lái.

- Hình trên là cách kiểm tra bằng lực kế lò xo, lực này phải nằm trong giới hạn :( 0,5÷2 ) kg.

4.4. Kiểm tra bằng kinh nghiệm sự nặng tay lái .

- Xoay vành tay lái , cảm nhận lực phản từ vành tay lái , nếu vành tay lái còn nặng sau khi kiểm tra , sửa chữa thì phải xem lại từng nguyên nhân một để tìm cách sửa chữa.

4.5. Kiểm tra bơm dầu .

- Bơm dầu sau khi tháo lắp để kiểm tra sửa chữa được lắp lại . Khi hoạt động phải đảm bảo không được nóng, Không được kêu, không chảy dầu và phải đảm bảo áp suất dầu quy định.

4.6. Chạy thử xe trên đường .

- Cho xe chạy trên mặt đường rộng tốc độ thấp đánh hết lái về phía phải, về phía trái tạo nên chuyển động rích rắc cho xe.

- Tiến hành kiểm tra ở tốc độ cao, cho xe chạy với 50% vận tốc giới hạn. -Ô tô phải đảm bảo chuyển động linh hoạt, tay lái nhẹ mới đạt yêu cầu.

PHẦN III. KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thực tế cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn, cùng các thầy cô giáo trong khoa Cơ Khí Động Lực trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên,chúng em đã hoàn thành đề tài của mình với nội dung: “Xây dựng quy trình phục hồi , sửa chữa “Hệ thống lái ”.”

- Về nội dung

+) Phân tích kết cấu , nguyên lý làm việc của hệ thống lái.

+) Phân tích những ảnh hưởng đến quá trình quá trình hoạt động của hệ thống lái. +) Quy trình kiểm tra chẩn đoán, phương pháp sửa chữa ,đo kiểm một số thông số. -Do điều kiện thời gian không cho phép, lượng kiến thức còn hạn chế nên đề tài của chúng em còn nhiều thiếu sót như: Chưa phân tích sâu, chưa tìm hiểu kỹ . . . Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng các bạn học sinh, sinh viên trong khoa để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hưng Yên, ngày 24 tháng 1 năm 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm sinh viên thực hiện Nguyễn Hữu Tuân

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tên tài liệu Tác giả

Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Nguyễn Khắc Trai

Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải

Cấu tạo gầm xe con Nguyễn Khắc Trai

Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải

Kỹ Thuật Sửa chữa ô tô Hoàng Đình Long

Nhà xuất bản Giáo Dục năm 2005 Giáo Trình Kỹ Thuật Sửa Chữa Ô Tô Khoa cơ khí động lực Trường ĐHSP

Kỹ Thuật Hưng Yên

Một phần của tài liệu Lập các bước kiểm tra,hư hỏng sửa chữa và điều chỉnh hệ thống lái trên ô tô (Trang 58 - 62)