THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN LỚP 4 TUẦN 31 (CKTKN) (Trang 26 - 32)

I.Mục tiêu:

1. Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời câu hỏi Ở đâu?).

2. Nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu. Bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ. Biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước.

II.Đồ dùng dạy học: -Bảng lớp.

-Các băng giấy. III.Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC:

-Kiểm tra 2 HS. -2 HS lần lượt đọc đoạn văn ngắn kể về một lần đi chơi xa, trong đó ít nhất có

-GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới:

a). Giới thiệu bài:

Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được tác dụng và đặc điểm nơi chốn trong câu, nhận diện được trạng ngữ chỉ nơi chốn, thêm được trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.

b). Phần nhận xét: * Bài tập 1:

-Cho HS đọc yêu cầu của BT1.

-GV giao việc: Trước hết các em tìm CN và VN trong câu, sau đó tìm thành phần trạng ngữ.

-Cho HS làm bài. GV đưa bảng phụ đã chép câu a, b lên.

-GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng: a). Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở tưng bừng.

b). Trên các hè phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở vào, hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô.

* Bài tập 2:

-Cách tiến hành tương tự như BT1. -Lời giải đúng:

a). câu hỏi cho trạng ngữ ở câu a là: Mấy cây hoa giấy nở tưng bừng ở đâu ? b). Câu hỏi trạng ngữ ở câu b là: Hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi ở đâu ? c). Ghi nhớ:

-Cho HS đọc ghi nhớ.

-GV nhắc lại 1 lần và dặn HS về nhà học thuộc nội dung ghi nhớ.

d). Phần luyện tập: * Bài tập 1:

-Cách tiến hành như ở BT trên.

-Lời giải đúng: Các trạng ngữ trong câu:

+Trước rạp, người ta dọn dẹp sạch sẽ,

một câu dùng trạng ngữ. -HS lắng nghe.

-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.

-1 HS lên bảng gạch dưới bộ phận trạng ngữ trên bảng phụ.

-HS còn lại làm bài vào giấy nháp. -HS chép lời giải đúng vào vở.

sắp một hàng ghế dài.

+Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Dưới các mái nhà ẩm nước, mọi người vẫn thu mình trong giấc ngủ mệt mỏi.

* Bài tập 2:

-Cho HS đọc yêu cầu của BT2.

-GV giao việc: Các em thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu không thêm các loại trạng ngữ khác.

-Cho HS làm bài. 3 HS lên làm trên bảng.

-Cho HS trình bày kết quả bài làm. -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:

a). Ở nhà, em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình.

b). Ở lớp, em rất chăm chú nghe giảng và hăng hái phát biểu.

c). Ngoài vườn, hoa đã nở. * Bài tập 3:

-Cho HS đọc yêu cầu BT3.

-GV giao việc: Các em thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu không thêm các loại trạng ngữ khác.

-Cho HS làm bài. GV dán 4 băng giấy lên bảng lớp cho HS làm bài.

-Cho HS trình bày.

-GV nhận xét và chốt lại những bài làm đúng. VD:

+Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập.

+Trong nhà, mọi người đang nói chuyện vui vẻ.

+Trên đường đến trường, em gặp bác em.

+Ở bên kia sườn núi, hoa nở trắng cả một vùng.

3. Củng cố, dặn dò:

-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.

-HS làm bài cá nhân.

-HS lần lượt phát biểu ý kiến. -3 HS làm bài trên bảng. -Lớp nhận xét.

-1 hS đọc, lớp đọc thầm theo.

-HS làm bài cá nhân.

-4 HS lên làm trên băng giấy.

-Một số em đọc câu vừa hoàn chỉnh. -4 em trình bày bài làm của mình. -Lớp nhận xét.

-GV nhận xét tiết học.

-Yêu cầu HS về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ, đặt thêm 2 câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn và viết vào vở.

TOÁN

ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (TIẾP THEO) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I. Mục tiêu:Giúp HS ôn tập về:

-Các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 và giải các bài toán có liên quan đến dấu hiệu chia hết.

II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định:

2.KTBC:

-GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 153.

-Gọi 4 hS khác, yêu cầu HS nêu các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.

-GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới:

a).Giới thiệu bài:

-Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về các dấu hiệu chia hết đã học. b).Hướng dẫn ôn tập

Bài 1

-Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.

-GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích rõ cách chọn số của mình.

-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.

-4 HS lần lượt nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

-HS lắng nghe.

-2 HS lên bảng làm bài, 1 HS làm phần a, b, c, 1 HS làm các phần d, HS lắng nghe., HS cả lớp làm bài vào VBT.

a). Số chia hết cho 2 là 7362, 2640, 4136. Số chia hết cho 5 là 605, 2640. b). Số chia hết cho 3 là 7362, 2640, 20601. Số chia hết cho 9 là 7362, 20601. c). Số chia hết cho cả 2 và 5 là 2640. d). Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3 là 605.

e). Số không chia hết cho cả 2 và 9 là 605, 1207.

-GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2

-Cho HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.

-GV chữa bài yêu cầu HS giải thích cách điền của mình.

-GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3

-Yêu cầu HS đọc đề bài toán.

-Hỏi: Số x phải tìm phải thỏa mãn các điều kiện nào ?

-x vừa là số lẻ vừa là số chia hết cho 5, vậy x có tận cùng là mấy ?

-Hãy tìm số có tận cùng là 5 và lớn hơn 23 và nhỏ hơn 31.

-Lên bảng lần lượt phát biểu ý kiến. Ví dụ:

c). Số chia hết cho cả 2 và 5 là số 2640 vì số này có tận cùng là 0.

Hoặc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo câu a, các số chia hết cho 2 là 7362, 2640, 4136. Trong các số này có số 2640 chia hết cho 5.

Hoặc:

Theo câu a, Các số chia hết cho 5 là 605, 2640, trong các số này có 2640

chia hết

cho 2.

-4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần. HS cả lớp làm bài vào VBT. a). 2 52 ; 5 52 ; 8 52 b). 1 0 8 ; 1 9 8 c). 92 0 d). 25 5

-4 HS lần lượt nêu trước lớp. Ví dụ: a). Để  52 chia hết cho 3 thì  + 5 + 2 chia hết cho 3.

Vậy  + 7 chia hết cho 3. Ta có 2 + 7 = 9 ;

5 + 7 = 12; 8 + 7 = 15. 8 + 7 = 15.

9, 12, 15 đều chia hết cho 3 nên điền 2 hoặc 5 hoặc 8 vào ô trống.

Ta được các số 252, 552, 852.

-Theo dõi và nhận xét cách làm, kết quả làm bài của bạn.

-1 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.

-x phải thỏa mãn:

-Yêu cầu HS trình bày vào vở. Bài 4

-Yêu cầu HS đọc đề bài toán.

-Hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta viết các số như thế nào ?

-GV hướng dẫn:

+Để số đó là số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì ta phải chọn chữ số nào là chữ số tận cùng.

-Yêu cầu HS làm bài.

-GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 5

-Yêu cầu hS đọc đề bài.

-Hỏi: Bài toán cho biết những gì ? +Bài toán hỏi gì ?

+Em hiểu câu “Số cam mẹ mua nếu xếp mỗi đĩa 3 quả, hoặc mỗi đĩa 5 quả đều vừa hết.” như thế nào ?

+Hãy tìm số nhỏ hơn 20, vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5.

+Vậy mẹ đã mua mấy quả cam ?

-Yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán.

4.Củng cố:

-GV tổng kết giờ học. 5. Dặn dò:

-Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Là số lẻ.

 Là số chia hết cho 5.

-Những số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5, x là số lẻ nên x có tận cùng là 5. -Đó là số 25. -1 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.  Có ba chữ số.  Đều có các chữ số 0, 5, 2.

 Vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2.

+Chọn chữ số 0 là số tận cùng vì những số tận cùng là 0 thì vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.

-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.

Các số đó là: 250, 520.

-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc đề bài trong SGK.

-Số cam mẹ mua nếu xếp mỗi đĩa 3 quả, hoặc mỗi đĩa 5 quả đều vừa hết. Số cam này ít hơn 20 quả.

+Yêu cầu tìm số cam mẹ đã mua. +Nghĩa là số cam mẹ mua vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5.

+Đó là số 15. +15 quả cam.

-HS làm bài vào VBT.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN LỚP 4 TUẦN 31 (CKTKN) (Trang 26 - 32)