NHIỆM VỤ LÃNH ĐẠO TRONG MÔI TRƯỜNG CỦA SỰ BẤT ỔN VÀ CHUYỂN ĐỔ

Một phần của tài liệu Tài liệu QUẢN LÝ TRONG THỜI ĐẠI BÃO TÁP Peter F.Drucker pdf (Trang 134 - 170)

2 .Tổ hợp đa quốc gia.

NHIỆM VỤ LÃNH ĐẠO TRONG MÔI TRƯỜNG CỦA SỰ BẤT ỔN VÀ CHUYỂN ĐỔ

CỦA SỰ BẤT ỔN VÀ CHUYỂN ĐỔI

Xét về mặt kinh tế, thế giới chưa bao giờ được liên kết và trở nên lệ thuộc lẫn nhau như ngày nay. Hiện nay chúng ta

đã có một nền kinh tế thế giới thực sự. Nền kinh tế đó đã tạo ra được phương tiện thanh toán riêng, không phụ thuộc vào tiền tệ của bất cứ quốc gia nào. Một “đồng tiền chủ đạo” thực ra hầu như không còn nữa. Khái niệm Keynes truyền thống về chủ quyền của một quốc gia mới gần đây còn ăn mừng chiến thắng tuyệt đối trong học thuyết Keynes, thì giờ đây đã trở thành một từ ngữ sao rỗng. Nhưng trong khi, một mặt nền kinh tế thế giới phải được tiếp tục liên kết, thì mặt khác, nền chính trị thế giới lại phân tán ngày càng nhiều hơn. Và quá trình phi liên kết trong địa lý thế giới chắc chắn chưa phải đã kết thúc. Tuy vậy, các quốc gia và các chính phủ phải củng cố chức năng kiểm soát của mình ngày càng mạnh mẽ hơn, khi mà quyền lực thực sự của họ ngày càng giảm sút.

134 

►I - NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI LIÊN KẾT

Vào đầu những năm 70, dưới thời kỳ tổng thống Nixon, cuối cùng đồng Dollar đã mất đi vai trò của nó với tư cách là đồng tiền chủ đạo. Để đối phó với điều đó, Mĩ đã quyết

định thả nổi đồng Dollar giống như tất cả các đồng tiền khác. Kể từ đó, các tỷ giá linh hoạt được sử dụng ở mợi nơi một cách công khai và với tư cách là công cụ của chính sách kinh tế đối nội mà không gặp phải một sự cản trở nào. Nó thường được vận dụng nhằm đạt được các ưu thế về

kinh tế, hoặc thậm chí cả những ưu thế về chính trị có tính chất ngắn hạn. Với cách thức như vậy, tiền tệ ngày càng mất đi vai trò của nó với tư cách là thước đo giá trị, và thay vào đó, nó trở thành một “nhân tố rất xa lạ” trong trò chơi của các thế lực chính trị, xã hội và kinh tế.

Kể từ khi hệ thống giá linh hoạt được thực hiện một cách triệt để vào đầu những năm 70, trong kinh tế học có hai ý kiến đối ngược nhau: Đa số các nhà lý luận kinh tế ở các nước nói tiếng Anh đại diện cho quản điểm cho rằng tỷ giá linh hoạt là phạm trù lâu dài, đứng đắn, và cần thiết, và bất kỳ sự cố gắng nào nhằm quay trở lại các tỷ giá cố định cũng chỉ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng mà thôi.

135 

Một số ít nhà lý luận lại có kết luận hoàn toàn ngược lại. Họ cho rằng, các tỷ giá linh hoạt đầy sai lầm, chỉ gây ra cho chính phủ sự lãng phí, gây ra sự xuất khẩu lạm phát, và khuyến khích một sự vô nguyên tắc, một sự vô trách nhiệm. Do đó, theo quan điểm của họ, thế giới cần phải nhanh chóng quay trở lại các tỷ giá cốđịnh.

►II - MỘT ĐỒNG TIỀN XUYÊN QUỐC GIA.

Mặc dầu cả hai quan điểm trên hoàn toàn đối ngược nahu, song dẫu sao nền kinh tế thế giới cũng vẫn phải vận hành theo một cách thức tốt nhất bằng cách thể chế hóa cả hai quan điểm đó. Các nước Cộng Sản trước đây, với sự độc quyền ngoại thương của mình từ lâu đã có một hệ thống tiền tệ phân đôi: một đồng tiền nội địa và một đồng tiền ngoại quốc hoàn toàn đặc biệt. Phần còn lại của thế giới lúc

đó cũng đưa ra một hệ thống tiền tệ được phân chia đúng như trên, gồm một đồng tiền nội địa được sử dụng phục vụ

trước hêt cho những mục tiêu chính trị đối nội có tính chất ngắn hạn, và một đồng tiền tính toán có thể chấp nhận

được một cách rộng rãi trên thế giới; với đồng tiền này việc làm ăn với nước ngoài được thực hiện. Trong khi nền kinh

136 

tế thế giới và nền thương mại thế giới ngày càng dựa nhiều hơn vào những đồng tiền đại diện trước hết cho sức mua hơn là một đồng tiền quốc gia, thì đồng tiền nội địa ở từng quốc gia phải chịu sự chi phối ngày càng nhiều hơn của chính sách đối nội, hoặc thậm chí chỉ một chính kiến chiếm vị trí ưu thế. Theo cách thức đó thì cả hai quan niệm về tỷ

giá đều được thực hiện trong thực tế. Điều tai hại là ở chỗ, trong 300 năm qua, luôn tồn tại một tiền đề mang tính tổng quát là mỗi một nước chỉ có một phương tiện thanh toán duy nhất của đồng tiền quốc gia, và phương tiện này được

đảm bảo về mặt pháp luật thông qua nhà nước của nước đó.

Đã một thế kỷ nay, nền thương mại thế giới chủ yếu được thực hiện bằng tiền tệ ngân hàng không có tính chất nhà nước, tức đồng “Dollar châu Âu” (Eurodollar) được Ngân hàng nhà nước Xô Viết phát kiến vào những năm 50. Xuất phát từ nỗi lo sợ về một sự đông cứng các tài sản Dollar Mĩ

trong trường hợp có một sự đối đầu về chính trị giữa hai cường quốc, ngân hàng này lúc đó đã rút toàn bộ các tài khoản Dollar ở New York và chuyển sang các ngân hàng London. Sau đó 10 năm, khi tổng thông Johnson hạ lệnh cho các nhà kinh doanh Mĩ ngừng các khoản đầu tư Dollar to lớn ra nước ngoài, thực ra chỉ để nhằm xoa dịu De

137 

Gaulle trước nỗi lo sợ khủng khiếp về những “yêu sách của Mĩ”, thì thế giới kinh doanh đã chấp nhận đòng Dollar châu Âu như một đồng tiền tính toán quốc tế có gá trị; nó dần dần được mở rông ra thành các đồng Mac châu Âu,

đồng Yên châu Âu và đồng Francs châu Âu. Hình thức mới này của tiền tệ châu Âu ngày càng được phát triển thành

đồng tiền buôn bán thương mại thực sự cho thị trường thế

giới, đặc biệt nó được nâng cao nhờ tổ chức OPEC và các phương tiện có khả năng thanh toán to lớn của chúng tràn ngập hệ thống ngân hàng quốc tế kể từ năm 1973.

Ngày nay các đồng tiền châu Âu trở thành các phương tiện có khả năng thanh toán của toàn bộ các đồng tiền của các nước công nghiệp. Xét cho cùng thì các đơn vị mang tính chất siêu hình này ngày nay thể hiện là phương tiện thanh toán đích thực của nền kinh tế thế giới.

Vào năm 1965, chỉ sau khi xuất hiện đồng Dollar châu Âu với tư cách là đồng tiền của nền thương mại thế giới, người ta vẫn còn cho rằng đông Dollar sẽ ổn định tương đối, và chính phủ Mĩ sẽ phải đề ra một chính sách tiền tệ có trách nhiệm. Từ cơ sở đó, đồng Dollar đã được chọn làm đồng tiền châu Âu. Do cả hai tiền đề này ngày nay không còn

138 

tiền tệ châu Âu với tư cách là những đồng tiền đảm bảo quyết định cho hoạt động của thị trường tín dụng thế giới thông qua khả năng thanh toán của mình, ngày càng yêu cầu làm sao tài sản của họ không còn phụ thuộc vào sự

hưng phấn của chính sách Mĩ về việc điều chỉnh tiền tệ.

Điều này chỉ có thể diễn ra khi các khoản tiền gửi của họ

ngày càng gắn chặt với các đơn vị sức mua để có thể bảo vệ họ trước sự mất giá và lạm phát.

Khối lượng các phương tiện có khả năng thanh toán ngày nay, hoặc nằm ở trong tay các nhà xuất khẩu lớn và trước hết là ở các nước có xuất siêu cao (như Nhật, Đức…), hoặc

ở trong tay các nước thuộc OPEC.

Tính bất ổn định của đồng tiền nội địa, đặc biệt là của đồng Dollar, rất nguy hiểm cho các nhà xuất khẩu của các nước có xuất siêu lớn, hoặc ít nhất nó cũng tác hại rất lớn tới khả

năng thanh toán của họ. Nguyên do là các nghĩa vụ thanh toán của họ, về nguyên tắc được chuyển đổi thành đồng tiền của nước xuất khẩu, và đồng tiền này phần lớn là những đồng tiền tương đối mạnh. Ngược lại, họ thường chuyển thu nhập của mình vào các đồng tiền hoặc tương

đối yếu, hoặc bị làm yếu đi một cách có ý thức do những lý do chính trị nội bộ. Những đồng tiền này có thể được bảo

139 

vệ bằng việc sử dụng các khác biệt về giá trị để chống lại các sự mạo hiểm của tiền tệ, nhưng cách làm này có hạn chế tương đối lớn. Ngoài ra, các hoạt động bảo đảm về mặt giá trị lại được coi là “đầu cơ”, dẫu rằng chúng cũng giống như tất cả các hoạt động kinh doanh khác. Người ta cũng có thể nói một cách hoàn toàn ngược lại rằng, thật là hoàn toàn vô trách nhiệm nếu không theo đuổi một sự thay đổi giá trị có lợi trong thời kỳ bất ổn định của tiền tệ. Nhưng

điều này lại không bao giờ có thế nhận thức được và kiểm soát được ngoài thời kỳ khủng hoảng tài chính.

Do vậy, các nhà xuất khẩu, đặc biệt là của các nước có

đồng tiền mạnh cũng như có cán cân thanh toán bội thu, bị

rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan: nếu không thực hiện sự thay đổi giá cả có lợi, thì họ sẽ gây thiệt hại cty của họ, và từ đó ảnh hưởng bất lợi đến các chỗ làm việc hiện có; nếu họ quyết định tiến hành các hoạt động kinh doanh theo thời điểm, thì họ sẽ rất phiêu lưu và bị coi là “các nhà

đầu cơ”, và phải chịu trách nhiệm về tất cả những sự biến

động của đồng tiền có thể xảy ra, nên họ tìm cách tránh những sự biến động này thông qua việc ổn định giá trị. Do hiện nay hầu như tất cả các đồng tiền đã trở thành các nhân tố chính trị, nên các nhà xuất khẩu chỉ còn có sự lựa chọn

140 

phải tự giải quyết cho mình loại phương tiện thanh toán các khoản nợ và các giao dịch có tính chất tiền tệ của đồng tiền xuyên quốc gia. Điều này trở nên cấp thiết, khi ngày càng có nhiều nước có đồng tiền mạnh, do sự bất ổn định của các đồng tiền yếu, buộc phải đi đến quyết định đóng cửa biên giới, để tự bảo vệ trước nguồn “vốn chạy trốn” ra nước ngoài và trước nạn xuất khẩu lạm phát.

Nhóm nước lớn có dư thừa ngoại tệ lớn, đặc biệt là các nước có dân số tương đối thấp, do thiếu khả năng đầu tư

nên không thể đầu tư tiền của mình vào trong nước được. Họ phải tìm cách đầu tư ra nước ngoài, và như thế có nghĩa là họ đầu tư vào các đồng tiền nước ngoài.

Nếu xét về mặt bề ngoài thì dường như tổ chức OPEC là một thành công vĩ đại, nhưng nếu xét về mặt nội bộ thì người ta có thể nói một cách đứng đắn về một sự thất bại. Tử năm 1973 trở đi, là thời kỳ OPEC có nhiều cay đắng và thất vọng. Kể từ khi các nước OPEC tăng giá dầu thô lên gấp 4 lần vào mùa thu năm 1973, thì thu nhập thực tế của họ lại giảm xuống liên tục. Đồng Dollar Mĩ là đồng tiền

được dùng để tính giá dầu lửa đã giảm đi khoảng một nửa giá trị: vào năm 1973 người ta đổi 1 Dollar được 360 Yên, vào mùa thu năm 1978 chỉ còn 180 hoặc 190 Yên. Và đối

141 

với các đồng tiền mạnh khác như DM và Francs Thụy Sĩ

cũng có tình trạng mất giá tương tự, nếu không nói là cao hơn. Trên góc độ đó thì các nước OPEC đã nhận được số

tiền DM hoặc Yên chỉ gần gấp đôi số mà họ thu được vào năm 1973. Ngược lại giá của hàng hóa các nước này mua,

đặc biệt là vốn và các sản phẩm kỳ thuật cao tính theo DM hay Yên kể từ năm 1973 lại tăng lên gấp đôi và tính theo Dollar thì thậm chí tăng lên gấp 4 lần. Điều đó có nghĩa là sự tăng gía dầu lửa đã bị san bằng, thậm chí bị bỏ xa do việc tăng giá hàng hóa các nước xuất khẩu dầu lửa mua.

Đó là điều đã được dự đoán trước. Lý do là, cho đến lúc đó vẫn chưa có một tập đoàn nào thành công trong việc tăng thu nhập thực tế mà không để xảy ra tình trạng thiếu hụt thực sự trong sản xuất hoặc trong công suất sản xuất. Và sự

thiếu hụt này, nếu xét trên khía cạnh số cung dầu thô thuần về mặt lý tính, thậm chí số cung dầu thô tiềm tàng, ít nhất trong vòng 10 hoặc 15 năm tới sẽ không còn nữa. Tương

ứng với điều đó là tất cả những sự thiếu hụt xảy ra lúc đó ít nhiều có tính giả tạo, một phần do việc khai thác dầu bị hạn chế một cách có ý thức của các nước OPEC, một phần do các biện pháp chính trị như kiểm soát giá của Mĩ. Trong tình hình đó, một tổ chức xét trên thực thế không thể tăng

142 

giá sản phẩm của mình – điều này đã được lý thuyết về các tổ chức ra đời cách đây một thế kỷ chỉ rõ. Thay cho điều

đó, hoặc là phải hạ giá – và trường hợp này có thể được xảy ra vào giữa năm 1973 và năm 1978, khi các tỷ giá trao

đổi là cố định, hoặc là việc tăng giá được tiến hành tương

ứng với việc tăng giá hàng hóa các thành viên tổ hợp này mua.

Hoàn toàn không có gì ngạc nhiên khi các nước sản xuất dầu lửa không hiểu tại sao các nguồn thu nhập đã được dự

tính một cách tin tưởng lại bay hơi mất. Ngay cả cho dù họ

có hiểu được những mối liên quan này thì họ cũng khó mà chấp nhận được thực tại. Họ giải thích rằng các thành quả

của họ hình như bị cướp đi do những mưu mẹo khôn ngoan nào đó. Họ trông chờ vào nguồn thu nhập được bảo

đảm một cách chắc chắn, để có thể trang trải được việc giảm liên tục giá trị của các ngoại tệ, đặc biệt là của đồng Dollar. Các nước xuất khẩu dầu lửa trong tương lai sẽ phải gấp rút bảo vệ các tài sản của họ tại các ngân hàng quốc tế

một cách chắc chắn nhất trước một sự mạo hiểm về tiền tệ.

Điều này có thể đạt được hoặc nhờ tính chất chuyển đổi

được của tài sản ra các đồng tiền khác nhau, sao cho chủ tài khoản có thể rút được tiền gửi trước tiên với một sự thua

143 

thiệt nhỏ nhất về tiền tệ hoặc là nhờ vào việc gắn giá trị

danh nghĩa của tài sản với chỉ số giá cả hàng hóa hoặc chỉ

số giá bán buôn của các nước công nghiệp để từ đó có thể

bảo vệ được giá trị trước lạm phát. Một khả năng khác là chuyển chúng thành vàng.

Ngày nay cả ba khả năng trên đều được các nhà xuất khẩu lẫn các nước OPEC sử dụng ngày càng mạnh mẽ. Thậm chí

đã có một tổ chức công đoàn – tất nhiên đó là công đoàn Mĩ – cho rằng, hợp đồng về tiền lương của họ không được dựa trên đồng Dollar mà phải dựa trên cơ sở vàng.

Chừng nào, số tiền gửi của hệ thống ngân hàng thế giới, dù chỉ một phần rất nhỏ, còn được tính theo một đồng tiền tính toán xuyên quốc gia, thì các ngân hàng đều phải phân bố

các khoản cho vay, cùng đơn vị tiền tệ, bởi lẽ, nếu không họ sẽ phải một mình gánh chịu sự mạo hiểm về tỷ giá. Vì vậy, họ đòi hỏi phải phát triền một đồng tiền xuyên quốc gia đích thực

Đồng thời sức ép buộc chính phủ các nước phải sử dụng

đồng tiền nội địa như là một công cụ của chính sách ngắn hạn.

144 

►III - SỰ KẾT THÚC CỦA CHỦ QUYỀN QUỐC GIA. Quốc gia hiện đại với tư cách là một học thuyết được hình thành lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 16. Theo học thuyết đó, lãnh thổ chính trị và kinh tế phải là một, và sự thống nhất của cả hai mặt đó được bảo đảm bằng sự kiểm soát của nhà nước đối với tiền tệ. Ngôn từ đặc trưng cho sự thống nhất mới về kinh tế - chính trị này là khái niệm “chủ quyền”.

Một phần của tài liệu Tài liệu QUẢN LÝ TRONG THỜI ĐẠI BÃO TÁP Peter F.Drucker pdf (Trang 134 - 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)