II. Khả năng dài hạn 1 Năm tớ
2.8.2. Phân tích rủi ro tài chính
Để đo lường rủi ro nói chung, rủi ro tài chính nói riêng người ta dùng hai tham số đo lường là giá trị kỳ vọng và độ lệch chuẩn.
- Giá trị kỳ vọng còn gọi là giá trị bình quân gia quyền của các giá trị khác nhau, chiếm tỷ trọng khác nhau trong một tập hợp quan sát.
n i i i P R R E 1 Trong đó: E R là giá trị kỳ vọng
Ri là giá trị ứng với khả năng i; Pi là xác suất xảy ra khả năng i - Độ lệch chuẩn ( ) được dùng để đo lường độ phân tán hay sai biệt giữa giá trị thực tế ứng với từng trường hợp so với giá trị kỳ vọng. Độ lệch chuẩn đo lường sự khác biệt phân phối giá trị ứng với từng khả năng so với giá trị trung bình của nó.
Độ lệch chuẩn ( ) được xác định: n i i i E R P R 1 2
Độ lệch chuẩn thường chịu ảnh hưởng của quy mô chuỗi. Do đó, để chuẩn hóa, người ta lấy độ lệch chuẩn chia cho giá trị trung bình của chuỗi biến số được dùng để nghiên cứu, gọi là hệ số biến thiên.
- Hệ số biến thiên
Hệ số biến thiên là tỷ số so sánh giữa độ lệch chuẩn và giá trị kỳ vọng.
Độ lệch chuẩn (so với giá trị trung bình) càng cao thì hệ số biến thiên càng cao và rủi ro càng cao. CV E R
84
Sử dụng hệ số biến thiên là vì độ lệch chuẩn đôi khi cho chúng ta những kết luận không chính xác, khi so sánh rủi ro của các doanh nghiệp không cùng qui mô giá trị kỳ vọng.
Khi quy mô giá trị kỳ vọng là giống nhau, để phân tích rủi ro tài chính người ta tiến hành so sánh độ lệch chuẩn giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. Nếu độ lệch chuẩn lớn thì rủi ro tài chính cao và ngược lại. Khi quy mô giá trị kỳ vọng là khác nhau, để phân tích rủi ro tài chính người ta tiến hành so sánh hệ số biến thiên giữa kỳ phân tích với kỳ gốc.
Nếu hệ số biến thiên lớn, rủi ro tài chính cao và ngược lại.
Phân tích rủi ro tài chính, tuỳ thuộc vào quy mô của giá trị kỳ vọng, mục tiêu phân tích mà căn cứ vào độ lệch chuẩn hay hệ số biến thiên của chỉ tiêu: lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên toàn bộ vốn hay tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu kết hợp với trị số và sự biến động của các chỉ tiêu: hệ số nợ, vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn, vòng quay hàng tồn kho, các chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán... để kết luận.