Nghĩa và công thức tính các chỉ tiêu:

Một phần của tài liệu Tài liệu Ôn thi CPA 2009 môn Phân tích hoạt động tài chính nâng cao doc (Trang 87 - 89)

II. Khả năng dài hạn 1 Năm tớ

a) nghĩa và công thức tính các chỉ tiêu:

a.1. Hệ số tài trợ:

Hệ số tài trợ =

Vốn chủ sở hữu Tổng số nguồn vốn

Hệ số tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết, tổng số vốn chủ sở hữu dùng để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp chiếm mức độ bao nhiêu trong tổng số nguồn vốn. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

a.2. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Hệ số khả năng

thanh toán tổng quát =

Tổng số tài sản Tổng số nợ phải trả

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát thể hiện khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ càng cao và ngược lại. Hệ số này cho biết một đồng nợ được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản của doanh nghiệp. Nếu trị số chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán tổng quát" của doanh nghiệp luôn ≥ 1 thì doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán và ngược lại; trị số này càng nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán.

a.3. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Hệ số khả năng thanh

toán nợ ngắn hạn =

Tổng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn" cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn là bao nhiêu. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng cao và ngược lại. Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được tài trợ bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Dấu hiệu tốt khi hệ số này > 1. Ngược lại, nếu hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp.

a.4. Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng

thanh toán nhanh =

Tổng số tiền và các khoản tương đương tiền Tổng số nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán phản ánh khả năng thanh toán tức thời có thể đáp ứng ngay khi các khoản nợ đến hạn. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán nhanh càng cao, là bởi vì tiền và các khoản tương đương tiền có khả năng thanh toán cao. Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn có thể được thanh toán bởi bao nhiêu tiền và các khoản tương đương tiền. Hệ số này cao hay thấp cũng chưa thể kết luận được tình hình thanh toán tốt hay xấy vì mẫu số phản ánh các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán

88

trong vòng 1 năm, còn tử số phản ánh các khoản mà doanh nghiệp có thể huy động trong vòng 3 tháng.

a.5. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của tiền và tương đương tiền (Hệ số khả năng chi trả nợ ngắn hạn của tiền và tương đương tiền):

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của tiền và tương đương tiền =

Số tiền thuần lưu chuyển trong kỳ Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết, với dòng tiền thuần tạo ra từ các hoạt động của mình trong kỳ, doanh nghiệp có đủ khả năng bảo đảm được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Do tính chất của các hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành, trong điều kiện cho phép, chỉ tiêu này có thể được xác định riêng cho từng hoạt động (hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính).

Hệ số này là số dương và càng lớn thì dấu hiện hoạt động kinh doanh càng tốt, biểu hiện khả năng thu hồi nợ, khả năng chiếm dụng vốn hợp pháp của doanh nghiệp cao để tài trợ cho các mục tiêu tài sản của doanh nghiệp. Hệ số này khắc phục tính thời điểm của các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nói trên.

Trong phân tích hoạt động tài chính, các chỉ tiêu trên thường được sử dụng để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin sơ bộ, bước đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Câu 2:

a) Chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” và “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” mang tính thời điểm là do cơ sở dữ liệu để tính toán các chỉ tiêu này được dựa trên số liệu của Bảng cân đối kế toán. Như đã biết, số liệu của các chỉ tiêu phản ánh trên Bảng cân đối kế toán được phản ánh tại thời điểm lập báo cáo (đầu kỳ, cuối kỳ) nên trong nhiều trường hợp, các chỉ tiêu này phản ánh không đúng tình hình thực tế.

b) Nguyên nhân dẫn đến tính thời điểm của 2 chỉ tiêu trên:

- Do các nhà quản lý muốn ngụy tạo tình hình, tạo ra một bức tranh tài chính khả quan cho doanh nghiệp tại ngày báo cáo.

- Do tính thời vụ của hoạt động kinh doanh mà tại thời điểm báo cáo, lượng hàng tồn kho rất lớn, lượng tiền và tương đương tiền rất nhỏ. Tình hình này thường xẩy ra với các doanh nghiệp kinh doanh mang tính thời vụ. Tại những doanh nghiệp này, có những thời điểm mà buộc phải dự trữ hàng tồn kho rất lớn (dự trữ hàng hóa phục vụ các dịp lễ, tết, khai trường, khai hội; thu mua nông sản, lâm sản, hải sản, thổ sản... theo mùa…).

Câu 3:

a) Khoản “Chiếm dụng bất hợp pháp” trong nguồn tài trợ tạm thời bao gồm: - Vay ngắn hạn, vay dài hạn đã quá hạn chưa trả hoặc không có khả năng chi trả; - Các khoản phải trả nhà cung cấp đã quá hạn thanh toán;

- Các khoản nợ người lao động quá hạn chưa thanh toán; - Các khoản phải nộp Ngân sách quá hạn chưa nộp;

- Các khoản chiếm dụng mang tính chất lừa đảo: lừa đảo chiếm đoạt vật tư, hàng hóa, tài sản của người bán; lừa đảo chiếm dụng tiền đặt trước của người mua; ...

b) Gọi là chiếm dụng bất hợp pháp vì các khoản chiếm dụng này không được pháp luật bảo hộ.

c) Căn cứ để xác định khoản chiếm dụng bất hợp pháp trong doanh nghiệp: + Các giao kèo, khế ước vay tiền;

+ Các biên bản, hợp đồng về mua bán vật tư, hàng hóa, tài sản; + Các chứng từ về thanh toán;

+ Giấy thông báo nộp thuế nhưng chưa nộp tiền đúng hạn; ... + Các biên bản đối chiếu công nợ;

+ V.v…

Câu 4:

Một phần của tài liệu Tài liệu Ôn thi CPA 2009 môn Phân tích hoạt động tài chính nâng cao doc (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)