Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài"Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần MISA" docx (Trang 54 - 57)

4.2.1 Đánh giá số lượng sản phẩm tiêu thụ

Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, tuy công đoạn này không tạo ra giá trị sản phẩm nhưng nhờ nó mà giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm mới được thể hiện. Kết quả của hoạt động này có tính chất quyết định đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vì tầm quan trọng như vậy trong quá trình kin doanh chúng ta nên tiến hành tìm hiểu, xem xét số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp trong các năm thế nào? từ đó sẽ có thông tin thích đáng, có cơ sở xác thực cho việc xác định khối lượng sản xuất ra, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty trong 3 năm qua thể hiện qua bảng sau:

Bảng 6: Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong 3 năm Chỉ tiêu ĐVT 2006 Năm2007 2008 07/06 So sánh08/07 BQ Misa cram.net 2008 SP 150 210 320 140.00 152.38 146.19 Misa – SME 7.9 economy SP 300 450 500 150.00 111.11 130.56 Misa – SME 7.9 professtional SP 1800 1600 1656 88.89 103.50 96.19 Misa – SME 7.9 interprise SP 542 1800 2000 332.10 111.11 221.61 Misamimosa 2006 SP 175 208 220 118.86 105.77 112.31 Misamimosanet 2009 SP 160 185 240 115.63 129.73 122.68 Misabamboonet 2008 SP 200 245 300 122.50 122.45 122.47

Nguồn: Tổng hợp từ quá trình tính toán

Qua bảng 6 ta thấy số lượng các loại sản phẩm của công ty biến động tăng dần qua các năm.Đặc biệt có một số sản phẩm có giá trị sản lượng tăng đột biến cụ thể l oại sản phẩm Misa – SME 7.9 interprise Năm 2007 tiêu thụ được 1600 sản phẩm tương ứng tăng 232,10% so với năm 2006. Phiên bản Misa – SME 7.9 professtional lại biến động không đều qua 3 năm có chiều hướng giảm xuống ở năm 2007 sau đó lại tăng lên. Nguyên nhân của sự thay đổi trên là do phiên bản Misa – SME 7.9 interprise có nhiều tính năng hơn phiên bản Misa – SME 7.9 economy về số lượng người dùng, mặt khác trong khoảng thời gian này nằm trong khoảng thời gian chiến lược về tiêu thụ sản phẩm của công ty nên số lượng các sản phẩm được bán ra không ngừng tăng.

4.2.2 Đánh giá chi phí sản xuất kinh doan theo yếu tố chi phí

để tạo ta những sản phẩm cần thiết phục vụ cho con người. Trong quá trình kết hợp đó, các yếu tố cơ bản bị tiêu hao tạo ra chi phí sản xuất kinh doanh. Gắn liền với chi phí kinh doanh là giá thành sản phẩm. Vì chi phí và giá thành là 2 mặt khác nhau của cùng một quá trình sản xuất kinh doanh: Chi phí phản ánh mặt hao phí, còn giá thành phản ánh mặt kết quả thu được. Nếu như doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm các yếu tố sản xuất sẽ làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm tạo khả năng tăng lãi kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng 7: Tổng hợp chi phí sản xuất của công ty qua 3 năm 2006 – 2008

Chỉ tiêu năm So sánh

2006 2007 2008 07/06 08/07 BQ 1. CP nguyên vật liệu 386.50 654.45 820.35 169.33 125.35 147.34

2. Chi phí nhân công trực

tiếp 1,222.58 1,998.45 2,192.25 163.46 109.70

136.58

3. Chi phí sản xuất chung 735.70 1,096.22 1,583.40 149.00 144.44 146.72

CP nhân viên phân xưởng 250.50 350.62 585.45 139.97 166.98 153.47 CP khấu hao 450.20 690.60 937.95 153.40 135.82 144.61

Chi phí dịch vụ mua ngoài 35.00 55.00 60.00 157.14 109.09 133.12

4.Tổng chi phí 1,609.08 2,652.90 3,012.60 164.87 113.56 139.21

Nguồn: tổng hợp từ kết quả tính toán

Qua bảng 7 ta có nhận xét như sau: Tổng chi phí sản xuất tăng qua các năm. Cụ thể Năm 2007 tổng chi phí sản xuất là 2,652.90 triệu đồng tăng 64,87% so với năm 2006. Năm 2008 tổng chi phí là 3,012.60 tăng 13,56% so với năm 2007. Bình quân trong 3 năm tổng chi phí sản xuất tăng 39,21%. Nguyên nhân tổng chi phí sản xuất tăng là do các yếu tố sau:

- Về chi phí nguyên vật liệu: Năm 2007 là 654.45 triệu đồng tăng 69,33% so với năm 2006. Năm 2008 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 820.35 triệu đồng tăng 25,35% so với năm 2007. Bình quân trong 3 năm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng 47,34%. Nguyên nhân do hang năm công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên nhu cầu sử dụng nguyên vật

liệu lớn hơn. Mặt khác do sự biến động của giá cả thị trường làm cho giá nguyên phụ liệu và hoá chất hàng hoá hàng năm tăng lên

- Về chi phí nhân công trực tiếp: năm 2007 là 1,998.45 triệu đồng tăng 63,46% so với năm 2006. Năm 2008 chi phí nhân công trực tiếp là 2,192.25 triệu đồng tăng 9,70% so với năm 2007. Bình quân trong 3 năm chi phí nhân công trực tiếp tăng 36,58%. Nguyên nhân chi phí nhân công trực tiếp tăng qua 3 năm do quy mô sản xuất tăng nên số lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cũng tăng qua các năm

- Về chi phí sản xuất chung: Năm 2007 là 1,096.22 triệu đồng tăng 49% so với năm 2006. Năm 2008 là 1,583.40 triệu đồng tăng 44,44% so với năm 2007. Bình quân trong 3 năm chi phí sản xuất chung tăng 46,72% . Nguyên nhân của sự thay đổi trên là do các yếu tố sau:

+ Do chi phí quản lý phân xưởng hàng năm tăng lên: do số lao động quả lý phân xưởng tăng, ngoài ra do số tiền lương của bộ phận này được tính theo doanh thu sản phẩm nên doanh thu tăng thì chi phí này cũng tăng. Bình quân trong 3 năm tăng 53,47%

+ Do chi phí khấu hao tài sản cố định hàng năm của công ty tăng lên do trong quá trình sản xuất công ty đầu tư thêm hệ thống máy tính cho nhân viên.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài cũng tăng khi quy mô sản xuất tăng * Xét về tỷ trọng các loại chi phí ta thấy chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài"Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần MISA" docx (Trang 54 - 57)