Giải pháp về công tác kế toán công nợ tại Công ty

Một phần của tài liệu Kế toán công nợ tại công ty cổ phần thang máy và xây dựng tài nguyên (Trang 63 - 65)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4.2.1 Giải pháp về công tác kế toán công nợ tại Công ty

* Kế toán thanh toán với người bán và khách hàng

Thứ nhất, các chứng từ hạch toán ban đầu phòng kế toán cần được xử lý và ghi chép vào sổ chi tiết. Kế toán cần đảm bảo tính cập nhật trong việc ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung. Các chứng từ cần được ghi sổ đúng ngày để được đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý.

Thứ hai, đối với các khoản thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp mà thu, chi tiền ngay không cần qua TK 131 và TK 331 mà sẽ hạch toán trực tiếp trên tài khoản tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng.

Cuối cùng, Công ty nên tiến hành trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi theo hướng dẫn của chế độ. Bộ phận kế toán nên mở sổ cho các khoản nợ khó đòi để có kế hoạch giải quyết khoản nợ trên.

PHẦN IV

KẾT LUẬN

4.1 Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu đề tài:” Kế toán công nợ tại Công ty cổ phần thang máy và xây dựng Tài Nguyên” đã giúp Tôi hiểu rõ hơn về vấn đề công nợ liên quan đến các khoản Nợ phải thu, Nợ phải trả của Công ty mà ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn vốn và tình hình tài chính của các Công ty nói chung và kế toán công nợ Công ty cổ phần thang máy và xây dựng Tài Nguyên nói riêng. Tôi đã được trực tiếp theo dõi một số hợp đồng công nợ của công ty giúp Tôi nắm vững hơn về kiến thức thực tế của một nghiệp vụ kinh tế liên quan tới quá trình công nợ.

Như trong đề tài đã nêu thì Công nợ là các khoản phải thu, phải trả với cá nhân đơn vị, tổ chức kinh tế... có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công nợ trong một doanh nghiệp bao gồm chủ yếu hai mảng chính là công nợ phải thu và công nợ phải trả cùng tồn tại có mối quan hệ và ảnh hưởng lẫn nhau. Trong đề tài Tôi đã đi sâu vào tìm hiểu kế toán Nợ phải thu và kế toán Nợ phải trả từ nguyên tắc hạch toán cho tới quá trình vào sổ theo đúng quy định của Bộ Tài chính và phù hợp với Công ty. Đồng thời Tôi đã phân tích khả năng thanh toán của Công ty qua các hệ số thanh toán tổng quát, hệ số thanh toán tạm thời, hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời, trên cơ sở đó biết được khả năng thanh toán của Công ty và có thể dựa vào đó để dự báo khả năng thanh toán cho Công ty trong thời gian tới. Tôi nhận thấy các nghiệp vụ thanh toán với người bán thanh toán với khách hàng đã đảm bảo sâu sát với từng đối tượng, cụ thể từng loại thang máy của từng hãng riêng. Kế toán công nợ tại Công ty theo dõi theo bảng theo dõi công nợ chi tiết cho từng đối tượng khách

sshàng cụ thể theo từng hợp đồng kinh tế theo từng đợt thanh toán cụ thể đã nêu trong hợp đồng.

Tuy nhiên bên cạnh đó không tránh khỏi những mặt còn tồn tại như cách thức ghi sổ Nhật ký chung, Công ty không tiến hành trích lập dự phòng phải thu khó đòi vì thế không đảm bảo được tính an toàn các khoản nợ phải thu đặc biệt là các khoản nợ khó đòi và các khoản nợ quả hạn. Để khắc phục những mặt còn tồn tại Tôi xin đưa ra những ý kiến đóng góp với mục đích hoàn thiện thêm một vài phần hạch toán kế toán của Công ty, hy vọng sẽ có tác dụng tốt đối với kế toán công nợ của Công ty.

Một phần của tài liệu Kế toán công nợ tại công ty cổ phần thang máy và xây dựng tài nguyên (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w