Dung dịch brom D Dung dịch AgNO3/NH3 dư

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa (Trang 39)

Câu 4: Cho phản ứng: CO + Cl2  COCl2 thực hiện trong bình kín dung tích 1 lít ở nhiệt độ không đổi. Khi cân bằng [CO] = 0,02; [Cl2] = 0,01; [COCl2] = 0,02. Bơm thêm vào bình 1,42gam Cl2. Nồng độ mol/l của CO; Cl2 và COCl2 ở trạng thái cân bằng mới lần lượt là

A. 0,016; 0,026 và 0,024. B. 0,014; 0,024 và 0,026.

C. 0,012; 0,022 và 0,028. D. 0,015; 0,025 và 0,025.

Câu 5: Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200ml dung dịch HNO3 a (mol/lít). Sau khi phản ứng xảy ra

hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch B và 1,46 gam kim loại. Khối lượng muối trong B và giá trị của a là

A. 38,50g và 2,4M B. 54,92g và 1,2M C. 65,34g và 1,6M D. 48,60g và 3,2M

Câu 6: Thực hiện phản ứng este hoá giữa axit axetic và hỗn hợp gồm 8,4 gam 3 ancol là đồng đẳng của ancol etylic. Sau phản ứng thu được 16,8 gam 3 este. Lấy sản phẩm của phản ứng este hoá trên thực hiện phản ứng xà phòng hoá với dung dịch NaOH 4 M thì thu được mgam muối: (Giả sử hiệu suất phản ứng este hoá là 100%). Giá trị của m là

A. 10,0gam B. 16,4gam C. 20,0gam. D. 8,0gam

Câu 7: Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch chứa 0,29 mol HNO3 loãng (vừa đủ) thì thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol

khí N2O và 0,01mol khí NO. Giá trị của m là

A. 13,5 gam. B. 8,1 gam C. 2,07 gam. D. 1,35 gam.

Câu 8: Cho 2,56 gam đồng phản ứng hoàn toàn với 25,2 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X. Hãy xác định

nồng độ % của các chất tan trong X biết rằng nếu thêm 210ml dung dịch KOH 1M vào X rồi cô cạn và nung sản phẩm thu được tới khối lượng không đổi thì được 20,76 gam chất rắn.

A. 28,66% B. 26,15% C. 17,67% D. 75,12%

Câu 9: Trong 1 cốc đựng 200ml dung dịch AlCl3 2M. Rót vào cốc V ml dung dịch NaOH nồng độ amol/l, ta thu được một

kết tủa đem sấy khô và nung đến khối lượng không đổi thì được 5,1g chất rắn. Nếu V = 200ml thì a có giá trị nào sau đây.

A. 1,5M B. 7,5M C. 1,5M hoặc 7,5M. D. 1,5M hoặc 3M

Câu 10: Dẫn 2,24 lít hỗn hợp khí X gồm C2H2 và H2 (có tỉ lệ thể tích V(C2H2); V(H2) = 2 : 3 ) đi qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y, cho Y đi qua dung dịch Br2 dư thu được 896ml hỗn hợp khí Z bay ra khỏi bình dung dịch Br2. Tỉ khối của Z đối với H2 bằng 4,5. Biết các khí đều đo ở đktc. Khối lượng bình Br2 tăng thêm là :

A. 0,4 gam B. 0,8gam C. 1,6gam D. 0,6 gam

Câu 11: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?

A. K2S + Pb(NO3)2→ PbS↓ + 2KNO3. B. CuS + 2HCl → CuCl2 + H2S.

C. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S. D. H2S + Pb(NO3)2→ PbS↓ + 2HNO3.

Câu 12: Chia 23,0 gam hỗn hợp X gồm Na, K và Li thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch HNO3

loãng, vừa đủ thu được 1,12 lít khí N2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối (không chứa NH4NO3). Phần 2 hoà tan hoàn toàn trong nước thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của m và V là

A. 48,7 và 4,48. B. 42,5 và 11,20. C. 17,7 và 8,96 D. 54,0 và 5,60

Câu 13: Một ancol X bậc 1 mạch hở (có thể no hoặc chứa một liên kết đôi) có CTPT là CxH10O. Lấy 0,01 mol X và 0,02 mol CH3OH trộn với 0,1 mol Oxi rồi đốt cháy hoàn toàn 2 ancol nhận thấy sau phản ứng có Oxi còn dư. CTPT của X là:

A. C6H10O5 B. C5H10O C. C8H10O D. C4H10O

Câu 14: Trong phòng thí nghiệm, H3PO4 được điều chế bằng phản ứng

A. Ca3(PO4)2 + 3H2SO4→ 2H3PO4 + 3CaSO4. B. 3P + 5HNO3 + 2H2O → 3H3PO4 + 5NO.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa (Trang 39)