Ra quyết định trong hoàn cảnh chắc chắn

Một phần của tài liệu Đồ án xây dựng phiên bản mới của hệ trợ giúp quyết đinh DSPES (Trang 52 - 53)

Ra quyết định với sự chắc chắn là trong các hoàn cảnh ra quyết định, người ra quyết định biết được kết quả của hành động ra quyết định cũng như các hoàn cảnh xảy ra với sự chắc chắn hoặc có thể ít nhất dự đoán được kết quả. Người ra quyết định phải có khả năng so sánh được các kết quả của các lựa chọn với nhaụ

Với nhiều hơn hai mục tiêu, việc so sánh kết quả tỏ ra là một bài toán phức tạp. Để minh họa các lựa chọn và các giá trị đánh giá mục tiêu, ta có bảng sau:

U( z1 ,z2 ,..., zM ) → max z1(x) ... zk(x) ... zM(x) A1 Z11 ... Z1k ... Z1M A2 Z21 ... Z2k ... Z2M : ... ... ... ... ... Ai Zi1 ... Zik = 0 ... ZiM : ... ... ... ... ... AA ZA1 ... ZAk ... ZAM

Bảng 4.1: Ma trận đánh giá với M mục tiêu Với: Ai là lựa chọn thứ i

Các phương pháp sau có thể được sử dụng để lựa chọn lời giảị (1) Trấn áp mục tiêu

Trong “trấn áp mục tiêu”, chỉ một mục tiêu được người ra quyết định gán mức ưu tiên cao nhất. Các mục tiêu còn lại vì thế hoàn toàn không được quan tâm. Trường hợp này tương ứng với nhóm các lời giải là các điểm góc (tối ưu theo một mục tiêu).

(2) Trọng số mục tiêu

Do phương pháp khoảng cách có thể mở rộng được bằng trọng số nên người ra quyết định có thể cung cấp mức ưu tiên đối với mục tiêu riêng lẻ khi nhập số liệụ Trọng số càng lớn, mục tiêu càng mang tính quan trọng. Nếu tất cả các mục tiêu được quan tâm như nhau thì các trọng số đều bằng nhaụ Trường hợp mặc định là trọng số bằng nhau được giải để xác định ít nhất một điểm thỏa hiệp. Sau khi tối ưu, một số lời giải tối ưu sẽ nằm trong nhóm mục tiêu “thỏa hiệp”

Lựa chọn với trọng số có ý nghĩa là người ra quyết định tập trung vào lời giải của các nhóm mục tiêu thỏa hiệp mà không quan tâm tới lời giải của các nhóm mục tiêu điểm góc.

(3) Thứ tự từ điển

Phương pháp này được sử dụng nếu tìm lời giải tốt nhất theo mục tiêu quan trọng nhất không đưa lại kết quả duy nhất thì sẽ phải xét đến mục tiêu quan trọng tiếp theo để giảm bớt số lượng lời giảị Nếu vẫn chưa đạt được một lời giải duy nhất thì lại tiếp tục xét tới mục tiêu quan trọng thứ 3. Quy trình này tiếp tục diễn ra cho đến khi hoặc tất cả các mục tiêu khác đã được xét tới hoặc đã nhận được một lời giải duy nhất.

(4) Tìm kiếm lời giải tốt nhất của một mục tiêu với các yêu cầu cho trước cho các mục tiêu khác.

Yêu cầu ở đây là, các mục tiêu còn lại không vượt qua giới hạn mà người ra quyết định đưa rạ

Một phần của tài liệu Đồ án xây dựng phiên bản mới của hệ trợ giúp quyết đinh DSPES (Trang 52 - 53)