Đánh giá thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH Doosol Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển hoạt động gia công may mặc xuất khẩu ở công ty TNHH doosol việt nam (Trang 48 - 57)

ty TNHH Doosol Việt Nam.

2.3.1 Những mặt đạt đƣợc từ hoạt động gia công xuất khẩu.

Công ty TNHH Doosol Việt Nam hiện nay vẫn thực hiện may gia công xuất khẩu theo hai hình thức: gia công đơn thuần, mua đứt bán đoạn. Hiện công ty vẫn thực hiện phương thức gia công đơn thuần là chủ yếu. Còn phương thức gia công mua đứt bán đoạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng đây là hướng đi mới mà công ty cần vươn tới. Doanh thu xuất khẩu luôn chiếm phần lớn trong tổng doanh thu công ty.

Bảng 2.9: Doanh thu xuất khẩu trong tổng doanh thu của công ty.

ĐVT: USD

Doanh thu 2007 2008 2009

Doanh thu công

Doanh thu xuất

khẩu 61.051 54.081 59.140

Doanh thu bán nội

địa 2.103 2.986 1.977

Nguồn: Báo cáo giá trị sản xuất công nghiệp may công ty TNHH Doosol Việt Nam từ phòng xuất nhập khẩu.

Trong doanh thu xuất khẩu thì doanh thu từ hoạt động gia công chiếm tỷ lệ rất lớn, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trực tiếp không đáng kể. Hiện nay, các sản phẩm của công ty đã xuất sang cho nhiều nước bạn hàng, các bạn hàng đến với công ty ngày càng nhiều và các bạn hàng cũ ngày càng được củng cố. Đó là do có sự chuẩn bị, nâng cấp đầu tư đúng hướng vào máy móc thiết bị, nhà xưởng… nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm tạo được lòng tin từ phía khách hàng. Một số khách hàng quen biết đã đặt niệm tin về chất lượng sản phẩm và phương thức kinh doanh vào công ty, họ đặt hàng gia công thường xuyên.

Theo như bảng 2.8: Hình thức gia công hàng may mặc ở công ty TNHH Doosol Việt Nam. ĐVT: USD Hình thức gia công 2005 2006 2007 2008 2009 Gia công đơn thuần 3.487.596 3.808.541 4.532.304 3.315.989 3.597.323 FOB 7.560 285.659 506.934 480.653 Tổng 3.495.156 4.094.200 4.532.304 3.822.923 4.077.976 Tỷ trọng 99.78 93.02 86.74 88.21

Nguồn: Báo cáo từ phòng xuất nhập khẩu công ty TNHH Doosol Việt Nam. Phương thức gia công mua đứt, bán đoạn đã giúp công ty tăng được lợi nhuận và giúp công ty tích lũy được kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế là bước

tạo đà cho công ty tiến tới xuất khẩu trực tiếp. Hiện nay các sản phẩm mà công ty sản xuất gia công chủ yếu là cho thị trường Mỹ, trong đó kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chiếm đạt tỷ trọng lớn nhất (thường chiếm trên dưới 30% trong tổng giá gia công của công ty). Bên cạnh đó, công ty cũng cần phải cố gắng mở rộng các thị trường khác như: Nhật, Hàn quốc, Đài loan,… hơn nữa.

Trong những năm qua, với sự cố gắng không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty trong việc áp dụng quản lý chất lượng vào sản xuất, công ty đã đạt được chứng chỉ ISO 9001:2000 vào 3 tháng đầu năm 2002. Đây là vấn đề rất quan trọng giúp công ty mở rộng thâm nhập thị trường khó tính nhưng có nhiều triển vọng như: Nhật bản, EU, Bắc Mỹ…

Trong những năm gần đây, công ty đã tập hợp được một đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, trong những năm tới cùng với xu hướng tinh giảm bộ máy quản lý của công ty cũng đang tiếp tục chiêu mộ những cán bộ quản lý có phẩm chất và năng lực để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đạt được hiệu quả cao. Công ty cũng đã đào tạo được một đội ngũ công nhân viên có trình độ kỹ thuật khá về chuyên môn để thực hiện các đơn hàng đòi hỏi trình độ cao về chất lượng sản phẩm.

2.3.2 Những tồn tại trong hoạt động gia công xuất khẩu.

Tuy mới được thành lập không lâu nhưng công ty TNHH Doosol Việt Nam đã không ngừng vươn lên, khẳng định chỗ đứng của mình ở cả thị trường trong nước và nước ngoài. Với một đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, am hiểu thị trường đồng bộ và phối hợp chặt chẽ giữa khâu ở công đoạn từ giao dịch đàm phán với khách hàng đến ký kết các điều khoản trong hợp đồng, bảo đảm được chất lượng và tiến độ giao hàng gắn với thời gian nhập khẩu nguyên phụ liệu. Công ty lại có ưu thế về nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ qua đó tạo được thế ổn định trong kinh doanh. Công ty có uy tín nên việc ký kết hợp đồng dễ dàng.

Công ty cũng nhận biết thế mạnh của từng đơn vị trực thuộc, các phòng ban, phân công nhiệm vụ cụ thể, nguồn hàng may mặc chất lượng cao, đảm bảo hợp lý về sản lượng và giá cả. Với những đóng góp của ngành may mặc trong thời gian qua đã chứng minh cho khả năng phát triển mạnh mẽ của ngành.

Đến nay công ty đã khẳng định được vị thế của mình bằng việc phát triển với tốc độ nhanh, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn công nhân lao động, tạo nguồn ngoại tệ cho đất nước, tham gia vào quá trình phân công và hợp tác quốc tế, nhanh chóng hội nhập vào quốc tế và khu vực, từng bước thiết lập nền công nghiệp chuyên ngành trên phạm vi toàn quốc. Những thành tựu đạt được đó góp phần không nhỏ vào công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Qua việc phân tích thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH Doosol Việt Nam ta thấy rằng bên cạnh những kết quả đạt được công ty vẫn còn một số tồn tại hạn chế cần khắc phục. Đây là những tồn tại không chỉ riêng công ty mà còn là vướng mắc của hầu hết các công ty kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam hiện nay:

- Khả năng nắm bắt các thông tin thị trường và các cơ hội kinh doanh còn hạn chế khả năng tiếp thị kém chưa có được chính sách giao tiếp hiệu quả.

- Mới chỉ phát triển chiều rộng chưa phát triển chiều sâu. Công tác cải tiến đa dạng hóa sản phẩm còn hạn chế. Các sản phẩm chưa phong phú, chủ yếu vẫn là áo Jacket, sơ mi, quần… những sản phẩm cao cấp chiếm tỷ lệ nhỏ hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu khách hàng. Đặc biệt, phương thức gia công đơn thuần chiếm tỷ lệ cao (88-100%), giá trị gia tăng của hoạt động gia công thấp.

- Chế độ đãi ngộ cho người lao động chưa hợp lý, đặc biệt đối với cán bộ kỹ thuật và thợ kỹ thuật có tay nghề cao dẫn đến tình trạng lao động luôn bị xáo trộn do những người này đi tìm những nơi làm việc có chế độ đãi ngộ tốt.

- Vấn đề thanh lý hợp đồng chưa có biện pháp giải quyết triệt để. Theo quy định của Tổng cục Hải quan (quyết định số 126/TCHQ – quy định ngày

18/4/1995), sau khi kết thúc hợp đồng gia công, các doanh nghiệp phải thanh khoản với hải quan để xác định việc nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm, để từ đó có biện pháp xử lý nguyên phụ liệu dư thừa hoặc thiếu hụt. Tuy nhiên trong thực tế nhiều hợp đồng gia công với thời hạn quá dài hoặc thời hạn không xác định (bởi vì công ty có những khách hàng quen ký những hợp đồng kế tiếp nhau) đã gây ra rất nhiều khó khăn cho việc thanh khoản hợp đồng. Đã có trường hợp doanh nghiệp không thể quyết toán được nguyên phụ liệu do nhiều hợp đồng kế tiếp nhau với thời hạn không rõ ràng, nên cơ quan hải quan buộc phải tạm ngừng làm thủ tục miễn thuế nhập khẩu cho những lô hàng của hợp đồng mới gây khó khăn cho việc thực hiện hợp đồng gia công.

Về xử lý phế liệu thừa khi thanh lý hợp đồng:

Đây là một vấn đề khá nan giải. Theo báo cáo của một số doanh nghiệp các phế liệu sau khi gia công như: dao cắt, vải vụn, nhãn mác hoặc hàng hóa bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn phải loại bỏ (bên nước ngoài gửi bù không lấy lại)… cùng với số nguyên liệu thừa sau khi thanh lý hợp đồng hiện nay chưa có biện pháp xử lý thích hợp. Số hàng hóa này bên đặt gia công yêu cầu tái xuất và xin giao lại cho ta không tính tiền. Một nghịch lý ở chỗ các doanh nghiệp tiếp nhận sẽ không biết dùng vào việc gì và phải chịu thuế nhập khẩu đối với lô hàng phế liệu đó. Một số ý kiến đưa ra phương án phá hủy có chứng kiến của hải quan nhưng chi phí để phá hủy cũng như tác hại về môi trường sau khi phá hủy đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Trường hợp chuyển qua các hội từ thiện, nhân đạo thì phải qua nhiều khâu, nhiều thủ tục, mất thời gian.

- Không có được sự chủ động trong lựa chọn đối tác: Trong hoạt động gia công xuất khẩu công ty chủ yếu thực hiện gia công theo các đơn đặt hàng hoặc do bộ thương mại giao cho nên trong quá trình tìm kiếm và ký kết hợp đồng công ty chưa có sự chủ động dẫn đến hiệu quả trong kinh doanh chưa cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.3.1 Những nguyên nhân chủ quan.

Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp dệt với dệt, may với may trong việc khai thác năng lực thiết bị và trong tiêu thụ sản phẩm (còn có tình trạng cạnh tranh nội bộ , thiếu hỗ trợ nhau, chạy theo lợi ích riêng).

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao, còn nhiều đơn vị làm ăn thua lỗ, một số đơn vị chưa mạnh dạn đầu tư. Việc quản lý sản xuất, quản lý thiết bị. Quản lý, vệ sinh môi trường...còn nhiều việc phải củng cố lại. Chưa có sự liên kết giữa các đơn vị thuộc công ty với các ngành khác, với địa phương dẫn đến tình trạng nhiều sản phẩm trong nước sản xuất ra đảm bảo chất lượng nhưng vẫn còn nhập, quá trình cổ phần hoá triển khai còn chậm chưa đạt được tiến độ như mong muốn...

Thị trường xuất khẩu còn dựa nhiều vào quato và hạn ngạch Nhà nước, sức cạnh tranh hàng may mặc còn yếu nên thị trường nội địa không đủ sức cạnh tranh với hàng nhập ngoại, hàng của các Công ty 100% vốn nước ngoài.

Công tác nghiên cứu và dự đoán thị trường chưa được chú trọng, công ty chưa có một phòng marketing với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ cán bộ thị trường có trình độ chuyên môn cao.

Công tác kế hoạch quản lý và điều động sản xuất chưa triệt để, tiết kiệm chi phí dẫn đến giá thành gia công cao giảm lợi nhuận. Việc điều phối kế hoạch chưa nhịp nhàng dẫn đến các khâu trong dây chuyền chưa liên hoàn nhiều khi còn phải chờ đợi lẫn nhau dẫn đến kéo dài thời gian sản xuất và năng suất lao động không cao.

Công ty có tổ chức được một xưởng chuyên thiết kế các mẫu chào hàng để chủ động trong vấn đề tiếp thị nhưng hiệu quả chưa cao.

Công ty chưa chú trọng đến vấn đề quảng bá sản phẩm và tìm kiếm khách hàng mới cho nên việc có đầy đủ thông tin để xác định đúng đối tác cần lựa chọn

đôi khi bị xem nhẹ nên một phần cũng làm hạn chế việc nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

2.3.3.2 Những nguyên nhân khách quan.

Những năm qua, hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Doosol Việt Nam đã có những thuận lợi nhất định. Với thực tại nền kinh tế nước ta trong xu thế mở cửa, hội nhập với khu vực và quốc tế đã tạo ra sự phát triển cho công ty. Với một loạt các sự kiện như việc Mỹ bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ đối với Việt Nam, việc ký kết với Châu Âu, gia nhập ASEAN, WTO… đã góp phần tích cực trong hoạt động sản xuất hàng may mặc của công ty đối với các nước. Bên cạnh đó, việc Việt Nam hưởng những quy chế tối huệ quốc và gia nhập WTO đã giúp tất cả hàng dệt may Việt Nam được hòa nhập trở lại theo những nguyên tắc thương mại thông thường, hàng rào hạn ngạch hàng may của Mỹ được loại bỏ và thuế trung bình sẽ giảm. Đây là cơ hội để đi vào thị trường đầy tiềm năng này. Nhờ những cơ hội đó mà hàng may mặc xuất khẩu không ngừng tăng lên. Do biết vận dụng những cơ hội về chính sách mở cửa của chính phủ vì vậy cơn bão khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực và thế giới vừa qua không làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng xuất khẩu hàng may mặc của công ty. Tuy nhiên kim ngạch sản xuất vẫn giảm do một số nước bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên hủy bỏ đơn hàng, điều này cũng gây khó khăn cho công ty.

Đây là những nguyên nhân thuộc về môi trường kinh doanh bên ngoài của công ty:

- Sự cạnh tranh trong nước và khu vực trong ngành hàng may mặc đang diễn ra gay gắt, đơn giá gia công thấp.

- Nguổn hàng may mặc chủ yếu phải thu mua, gia công ở các cơ sở sản xuất dẫn đến giá thành cao, không chủ động, hạn chế hiệu quả sản xuất kinh doanh, việc thu gom khối gom khối lượng hàng xuất khẩu thường gặp nhiều kho khăn.

- Ngành may chu yếu là may gia công cho nước ngoài nên kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng thực thu ngoại tệ thấp, chỉ chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch. Thị trường xuất khẩu không ổn định, bị động, ép giá… có tới 85% sản phẩm may là làm gia công chỉ còn 10-15% sử dụng vải trong nước. Thị trường nội địa còn để sản phẩm ngoại chiếm phần lớn.

- Đặc biệt, đối với thị trường phi hạn ngạch, hoạt động xuất khẩu hàng may mặc vẫn chưa ổn định chủ yếu là do:

+ Hàng hóa của ta sản xuất chưa phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng.

+ Phương thức hoạt động chủ yếu là gia công xuất khẩu.

+ Việc tổ chức mạng lưới thông tin, tiếp thị ở nước ngoài chưa được triển khai thống nhất.

+ Một số thị trường chưa được hưởng các quy chế ưu đãi.

+ Còn thiếu hiểu biết về thủ tục, tập quán và luật lệ của các nước và khu vực trên thế giới.

- Do xu hướng tự do hóa thương mại nên hàng may mặc bên ngoài tràn vào nước ta từ nhiều nguồn: Hàng nhập lậu, trốn thuế, hàng sida… giá rất rẻ, tràn ngập thị trường trong nước làm cho sản xuất hàng may mặc trong nước bị thu hẹp. Hơn nữa, ngành may còn gặp nhiều khó khăn ở cả đầu vào lẫn đầu ra. Ở đầu vào, nguyên liệu trong nước (ngành Dệt) chưa đáp ứng được do chất lượng vải thấp nên phải nhập khẩu, vì vậy rất bị động thường không đồng bộ và bị hạn chế nhiều mặt về thời gian. Giá gia công những năm gần đây không tăng thậm chí còn giảm. Năng suất ngành may còn thấp (một công nhân trung bình ở nước ta chỉ làm được 10 áo sơ mi thấp hơn 27 áo so với nước ngoài). Ở đầu ra, ở một số nước bị hạn chế hạn ngạch. Còn thị trường trong nước cũng đang bị hàng nhập lậu trốn thuế cạnh tranh gay gắt.

- Về mặt quản lý vĩ mô, một số chính sách hiện hành vẫn chưa thực sự tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất hàng may mặc, như hiện tượng thuế trùng thuế, không cạnh tranh được với giá thành, giá bán trên thị trường. Chính phủ chưa có ưu đãi về vốn vay hoặc miễn giảm thuế cho đầu tư phát triển ngành Dệt- May nên các dự án đầu tư mới, vốn lớn không dám triển khai vì không tính toán trả được lãi vay và vốn.

- Nhà nước chưa có định hướng rõ ràng và cụ thể động viên khuyến khích phát triển hàng gia công may mặc. Các thủ tục vay vốn và các thủ tục xuất nhập khẩu còn rườm rà cũng cản trở hoạt động gia công xuất khẩu của công ty. Vấn đề tỷ lệ xuất khẩu quy định giấy phép cũng cần có sự nhất trí chỉ đạo trong các cơ quan Nhà nước sao cho hợp lý.

- Đặc biệt công ty đang phải đương đầu với những đối thủ trên sức mình trong lĩnh vực hàng may mặc cả về thị trường trong và ngoài nước. Chẳng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển hoạt động gia công may mặc xuất khẩu ở công ty TNHH doosol việt nam (Trang 48 - 57)