Cấu hình DNS Server

Một phần của tài liệu Đồ án xây dựng cấu hình các ứng dụng phía server trong hệ điều hành linux fedora 5 0 (Trang 65)

Trước khi cấu hình 1 name server phải trải qua các bước sau: Đăng ký một domain name

Tạo một danh sách những tên và địa chỉ IP tương ứng Tạo tập tin /etc/named.conf

Tạo những tập tin dữ liệu cho zone 3.8.1 Tập tin “/etc/named.conf”

Tập tin này chứa những thông tin quan trọng được sử dụng bởi daemon named khi daemon này hoạt động. Nội dung của tập tin này như sau:

// generated by named9bootconf.pl options {

directory "/var/named"; /*

* to talk to, you might need to uncomment the query9source * directive below. Previous versions of BIND always asked * questions using port 53, but BIND 8.1 uses an unprivileged * port by default.

*/

// query9source address * port 53; };

//

// a caching only nameserver config //

controls {

inet 127.0.0.1 allow { localhost; } keys { rndckey; }; }; zone "." IN { type hint; file "named.ca"; }; zone "localhost" IN { type master; file "localhost.zone"; allow9update { none; }; }; zone "0.0.127.in9addr.arpa" IN { type master; file "named.local"; allow9update { none; }; }; include "/etc/rndc.key"; Trong đó:

Options: Định nghĩa những cấu hình toàn cục cho DNS server. Cú pháp:

Options {

[directory path_name;]

[forwarders {in_addr1; inaddr2;…};]

[allow_query {address_match_list};]

[allow9update {ip9addr1; ip9addr2…;};]

Directory <đường dẫn thư mục chứa các file CSDL của DNS>

Forwarders: danh sách địa chỉ IP của các name server mà nó sẽ gửi yêu cầu truy vấn khi cần

Allow<query: danh sách địa chỉ IP được phép truy vấn CSDL DNS

Notify: mặc định được set là “yes”, khi có sự thay đổi trên CSDL thì name server sẽ gửi thông báo về sự thay đổi này cho các name server trong danh sách name server được liệt kê trong record NS và các name server được khai báo trong tùy chọn also. notify

Also<notify: địa chỉ IP của các name server sẽ được gửi thông báo khi có sự thay đổi trên CSDL DNS.

Allow<update: quy định việc các máy trong miền có được phép cập nhật DNS động hay không, mặc định việc này bị cấm đối với tất cả các máy.

Zone: Định nghĩa một zone để quản lý CSDL cho miền hay miền con. Cú pháp: Zone [domain9name] IN { Type master/slave/hint/stub; File path_name; }; Type:

Master: server có bản copy chính CSDL

Slave: server lưu một bản sao CSDL từ master. Nếu một tập tin được chỉ ra nó sẽ sao chép toàn bộ zone master về.

Stub: tương tự như slave nhưng chỉ sao chép record NS từ Master chứ không phải toàn bộ dữ liệu.

Hint: zone chỉ ra những root name server. Masters: địa chỉ IP của master name server. File: tập tin định nghĩa CSDL

3.8.2Cấu hình Primary Name Server Các bước cấu hình một primary name server:

Định nghĩa zone trong file /etc/named.conf

Tạo tập tin CSDL phân giải tên máy tính thành địa chỉ IP Tạo tập tin CSDL phân giải địa chỉ IP thành tên máy tính 3.8.2.1 Tạo tập tin “/etc/named.conf”

Lấy ví dụ tạo một file cấu hình cho miền dhxd.com như sau:

Directory “/var/named”; }; Zone “.” IN { Type hint; File “named.ca”; }; Zone “localhost” IN { Type master; File “localhost.zone”; Allow9update {none;}; }; Zone “0.0.127.in9addr.arpa” IN { Type master; File “named.local”; Allow9update {none;}; }; Zone “dhxd.com” IN { Type master; File “named.host”; }; Zone “0.168.192.in9addr.arpa” IN { Type master; File “named.rev”; };

3.8.2.2 Tạo tập tin phân giải thuận (phân giải tên thành địa chỉ IP)

@ IN SOA cntt.dhxd.com. root.dhxd.com.(

2005032901; 3H; 1H; 1W; 1D) IN NS cntt.dhxd.com. IN MX 0 mail.dhxd.com. Cntt IN A 192.168.0.1 Mail IN A 192.168.0.1 www IN CNAME cntt.dhxd.com.

3.8.2.3 Tạo tập tin phân giải nghịch (phân giải IP thành tên máy)

@ IN SOA cntt.dhxd.com. root.dhxd.com.(

2005032901; 3H; 1H; 1W; 1D) IN NS cntt.dhxd.com. IN MX 0 mail.dhxd.com. 1 IN PTR cntt.dhxd.com. 101 IN PTR kt001.dhxd.com.

3.8.3 Cấu hình Secondary Name Server

Tương tự như cấu hình Primary Name Server nhưng có một số điểm khác:

Không tạo các file CSDL cho zone. Các file này sẽ được sao chép từ Primary Name Server.

Trong tập tin /etc/named.conf thay thế thuộc tính type là master thành slave Cung cấp địa chỉ IP của Primary Name Server.

Dưới đây là file /etc/named.conf cấu hình Secondary Name Server cho domain

dhxd.com Options { Directory “/var/named”; }; Zone “.” IN { Type hint; File “named.ca”; }; Zone “localhost” IN { Type master; File “localhost.zone”; Allow9update {none;}; }; Zone “0.0.127.in9addr.arpa” IN { Type master; File “named.local”; Allow9update {none;}; }; Zone “dhxd.com” IN {

Type slave; Masters {192.168.0.1;}; File “slvnamed.host”; }; Zone “0.168.192.in9addr.arpa” IN { Type slave; Masters {192.168.0.1;}; File “slvnamed.rev”; }; 3.9 Cấu hình Client

Đối với máy Linux, vào tập tin /etc/resolv.conf thêm vào 2 dòng sau:

nameserver < name server IP> domain <domain name>

Đối với Windows thì chỉ cần thêm vào phần cấu hình IP địa chỉ của name server 3.10 Chạy thử

CHƯƠNG IV

CẤU HÌNH WEB SERVER APACHE

4.1 Giới thiệu về Web server và Apache

4.1.1 Giới thiệu về Web server

Website là một phần không thể thiếu, không thể tách rời của Internet. Từ các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, tập thể, chính phủ,... ngày nay đều cần đến Website để đưa các thông tin mới nhất, hữu ích cho người duyệt, để quảng bá cho thương hiệu của mình, giới thiệu về tiềm năng, đất nước, con người và cá nhân mình. Cùng với tốc độ phát triển của Internet thì Website cũng đã từng bước được phát triển và nâng cao dần các ngôn ngữ lập trình để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của người sử dụng, các tổ chức, doanh nghiệp.

Như chúng ta đã biết, từ HTML chỉ là một ngôn ngữ lập trình Web tĩnh nên sự tương tác giữa Client và Server bị hạn chế một cách rõ rệt. Dựa trên ngôn ngữ HTML đã có, người ta đã phát triển lên các ngôn ngữ lập trình Web động có nhúng thêm phần xử lí viết bằng mã HTML để có thể đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng từ phía Client lên Server và từ phía Server về Client cho người sử dụng mà không cần sự can thiệp của con người trong quá trình xử lý. Ngôn ngữ lập trình Web động ASP nói riêng và các ngôn ngữ lập trình trang Web động nói chung như JSP hay PHP,... là ngôn ngữ lập trình chạy trên phía Server và được hỗ trợ bởi trình chủ Web Server PWS (Personal Web Server) hoặc IIS (Internet Information Server) hoặc Apache. PWS, IIS và Apache là các phần mêm giả lập máy chủ, tạo ra một môi trường tương tác giữa Server và Client, vì vậy khi lập trình Web động bằng ASP hay JSP,... thì buộc phải cài đặt một trong các phần mềm này, khi đã cài xong một trong các phần mềm này thì máy tính đóng vai trò như một Server, và khi duyệt Web trên máy này cũng tương đương với việc duyệt Web trên Client, đây là điểm mạnh và cũng là chức năng chủ yếu của các phần mềm giả lập máy chủ. Tuy nhiên, tuỳ theo hệ điều hành chạy trên máy để cài đặt phần mềm một trong các phần mềm này cho phù hợp và phát huy tối đa các chức năng vốn có của nó. Với Windows9x, có phần mềm PWS, PWS được Microsoft phát triển, là một phần mềm riêng biệt không đi kèm theo khi cài Windows9x, vì vậy để có được phần mềm này phải kiếm nguồn từ những đĩa CD. ROM có liên quan, hoặc có thể download trên Internet.

Với Windows2000 trở đi, có phần mềm IIS, phần mềm này tiện ích hơn Windows9x là nó đi kèm theo trong quá trình cài đặt Windows. Cũng như PWS trong Windows9x,

Apache là một phần mềm riêng biệt nhưng phần mềm này không phải do Microsoft phát triển, vì vậy mà nó tương thích với tất cả các hệ điều hành, nhưng được sử dụng tối đa các chức năng, người ta thường chạy trên Linux. Apache là phần mềm giả lập máy chủ thường được sử dụng khi lập trình Web động bằng MySQL hoặc PHP

4.1.2 Giới thiệu về Apache

Apache là một chương trình giả lập máy chủ nhưng đây là một phần mềm riêng biệt, không phải do Microsoft phát triển, vì vậy nó không tích hợp sẵn trên Windows như IIS, phải kiếm nguồn của phần mềm này từ những đĩa cài đặt CD.ROM hoặc download từ Internet.

Mục đích ra đời của web server apache đó là hỗ trợ web server mã nguồn mở cho Linux và các hệ thống sử dụng mã nguồn mở khác. Nó là server được thiết kế với mục đích thương mại, được phát triển và chỉnh sửa bởi tập thể những người tình nguyện trên khắp thế giới nhưng apache server hoạt động rất mạnh và ổn định. Tuy mới ra đời, song web server apache được giới công nghệ thông tin đón nhận nhiệt liệt với những tính năng nổi bật như:

Apache chạy được trên hầu hết các hệ thống không chỉ trên Linux mà có thể chạy được trên Windows, Solaris và Sun, Unix,…

Apache hoạt động mạnh nhưng mềm dẻo

Có thể hoạt động trên những giao thức mới nhất bao gồm cả HTTP/1.1(RFC2616).

Miễn phí với toàn bộ mã nguồn mở

Tuy nhiên, Apache sử dụng một mô hình có chi phí cao nhưng lại miễn phí, và với những trang tĩnh và một vài kiến trúc đặc biệt apache tỏ ra yếu kém khi phải sử dụng kỹ thuật của những trang web động cho những trang web tĩnh. May mắn thay, tổ chức hỗ trợ phần mềm Apache (Apache Software Foundation) đã giúp tháo ghỡ những khó khăn trên và luôn hoạt động để hỗ trợ những người nghiên cứu, phát triển.

4.2 Tìm kiếm và cài đặt gói Apache 4.2.1 Tìm kiếm gói Linux Apache 4.2.1 Tìm kiếm gói Linux Apache

Trước khi có thể cài đặt được web server apache, tất nhiên phải có gói apache, những gói apache mới nhất cập nhật nhất thường được download từ Internet ở trang web: http://httpd.apache.org hoặc http://www.apache.org. Một số trình duyệt web như Firefox sẽ tự động download về desktop của máy tính. Với hệ điều hành MS Windows

Bên cạnh đó có thể sử dụng giao thức truyền file FTP (File Transfer Protocol) để có thể nhận được các gói apache. Riêng với Fedora cũng có thể download từ trang:http://download.fedora.com, điều rất thuận tiện và rất đáng chú ý ở đây đó là tất cả các bản của apache đều là miễn phí.

Phần lớn các sản phẩm phần mềm Linux Redhat và Fedora đều có định dạng là RPM (Redhat Package Management). Khi tìm kiếm các file, cần chú ý tên của các file Apache RPM thường bắt đầu bằng httpd tiếp theo là số version ví dụ: httpd_2.0.48_ 1.2.rpm.

Đối với bản Linux Redhat Fedora 5.0 trên thị trường hiện nay rất phổ biến, chỉ cần bỏ ra một số chi phí nhỏ là mgười dùng đã có ngay bộ đĩa gồm 5 đĩa chứa tất cả các gói dịch vụ cho Linux. Chính vì sự dễ dàng và nhanh chóng như vậy mà hiện nay phần lớn người dùng Linux thường chọn phương pháp này để có các gói dịch vụ cho PC của mình. Gói apache trong bản Ferdora 5.0 có tên là: httpd_2.2.0_5.1.2.i386.rpm nằm trong thư mục: /media/disk/Fedora/RPMS của đĩa thứ nhất.

4.2.2 Cài đặt gói Linux Apache

Bây giờ khi đã có gói Linux Apache rồi, trước khi có thể sử dụng Apache server cần phải tiến hành cài đặt phần mềm server vào PC. Qua bước tìm kiếm gói Linux Apache ở trên lúc này nó được đạt ở 2 nơi: trên ổ cứng của PC (do download hoặc copy) hoặc trong ổ CD.ROM. Với cách cài đặt bằng các câu lệnh thì các bước hoàn toàn như cách cài đặt gói DHCP đã nói ở chương 2. Nhưng bên cạnh cách cấu hình như trên, có thể cài trực tiếp vào máy từ gói apache trong đĩa CD.ROM hoặc trên ổ cứng và tiến hành cài đặt như các phần mềm trong hệ điều hành Windows bình thường.

4.3 Khởi động Apache

Có thể dùng một trong hai cách để khởi động apache: sử dụng câu lệnh dạng câu lệnh bẳng cửa sổ terminal hoặc là dùng của sổ service của trình quản lí của sổ (windown manager) trong Fedora đồ họa.

4.3.1 Khởi động Apache bằng câu lệnh

Sau khi đã cài đặt thành công apache dùng lệnh chkconfig để khởi động apache:

[root@ dhxd tmp]# chkconfig httpd on

Câu lệnh này sẽ khởi động hệ thống lần đầu tiên khi nó đã được cấu hình đầy đủ, sau lần đầu không cần dùng lệnh này nữa. Khi đó muốn khởi động lại các dịch vụ của máy chủ DHCP có thể dùng tập lệnh httpd trong thư mục /etc/init.d hoặc service httpd on để có thể thực hiện các yêu cầu như start, stop, restart,..

Hình 4.1: Điều khiển Apache qua các lệnh

[root@dhxd tmp]# /etc/init.d/httpd start [root@dhxd tmp]# service httpd start

Lệnh có tác dụng khởi động máy chủ httpd

[root@dhxd tmp]# /etc/init.d/httpd stop: Sử dụng lệnh này các tiến trình hoạt động của máy chủ httpd sẽ dừng lại.

[root@dhxd tmp]# /etc/init.d/httpd stop [root@dhxd tmp]# service httpd stop

Lệnh này sẽ dừng tất cả các tiến trình đang hoạt động trong máy chủ HTTPD

[root@dhxd tmp]# /etc/init.d/httpd restart [root@dhxd tmp]#service httpd restart

Câu lệnh này là tổ hợp của 2 câu lệnh trên tức là dù bất kỳ trạng thái của hệ thống như thế nào các tiến trình sẽ phải dừng lại hoàn toàn (tác dụng như lệnh stop) sau đó khởi động lại (tác dụng như câu lệnh start).

[root@dhxd tmp]# /etc/init.d/httpd condrestart [root@dhxd tmp]#service httpd condrestart

[root@dhxd tmp]# /etc/init.d/httpd configtest [root@dhxd tmp]# service httpd configtest

Dùng cho người quản trị kiểm tra cấu hình của httpd đã chính xác chưa.

[root@dhxd tmp]# /etc/init.d/httpd status [root@dhxd tmp]#service httpd status

Hoặc: [root@dhxd tmp]# /etc/init.d/httpd fullstatus [root@dhxd tmp]#service httpd fullstatus

[root@dhxd tmp]# /etc/init.d/httpd help [root@dhxd tmp]#service httpd help

Có tác dụng như lời chỉ dẫn trong Windows khi người quản trị gặp khó khăn trong quá trình cấu hình. Để kiểm tra quá trình hoạt động của apache dùng lệnh sau:

[root@dhxd tmp]# pgrep httpd

Sau khi nhập câu lệnh trên hệ thống sẽ cho ra một danh sách các số ID các tiến trình đang hoạt động. Cần chú ý là chỉ người quản trị hệ thống (hoặc những người đăng nhập vào hệ thốngd với account là root) mới có thể thực hiện các công việc và các lệnh trên. Đối với người dùng thông thường sẽ không thể thực hiện các thao tác như khởi động, tạm dừng,… apache server như trên.

4.3.2 Khởi động Apache bằng cửa sổ service

Với giao diện đồ hoạ của Fedora việc khởi động cũng như quản trị apache server trở nên đơn giản và trực quan hơn nhiều. Chỉ cần nhấp chuột vào biểu tượng có tên là

services sẽ xuất hiện một cửa sổ chứa tất cả các dịch vụ mà hệ điều hành hỗ trợ có

giao diện như sau:

Hình 4.2: Cửa sổ điều khiểnApache

Việc khởi động apache chỉ đơn giản là kích vào dịch vụ: httpd trong lựa chọn bên trái cửa sổ sau đó kích chuột vào biểu tượng Start là apache server đã được kích hoạt. Bên phải cửa sổ phía bên trên là miêu tả về dịch vụ mà vừa sử dụng, còn bên dưới là trạng thái của dịch vụ mà vừa kích hoạt. Tác dụng của các nút công cụ: Start, Stop, Restart hoàn toàn tương tự như các câu lệnh:

Đây là nơi có thể kiểm tra sự hoạt động của apache, chức năng tương tự như lệnh:

4.4 Cấu hình DNS và DHCP cho Apache

Webserver Apache sẽ không thể hoạt động chính xác nếu như không cấu hình DNS cho miền mà apache sử dụng trong Linux, tức là phải khai báo địa chỉ của thiết bị kết nối mạng mà apache đang được cấu hình với tên miền mà apache đang sử dụng để khi người dùng truy cập tới trang web bằng tên dạng text có thể được chuyển sang dạng địa chỉ IP để hệ thống có thể làm việc được. Các bước cấu hình DNS cũng như khai báo tên miền và địa chỉ IP đã được trình bày chi tiết trong chương 3.

Đề cập đến địa chỉ IP mà thiết bị mạng nhận được thì không thể không nhắc tới DHCP bởi nếu địa chỉ của thiết bị mạng là địa chỉ tĩnh thì vấn đề không khó nhưng nếu địa chỉ được cung cấp là động thì phải cấu hình DHCP cho Linux. Người dùng sẽ phải đồng bộ các địa chỉ IP mà DHCP cung cấp cho hệ thống với địa chỉ IP mà DNS sử dụng. Các bước cấu hình DHCP cũng đã được trình bày cụ thể ở chương 2 của báo cáo nên không trình bày lại.

4.5 Các bước cấu hình Apache

File cấu hình được sử dụng cho Apache trong hệ điều hành Linux Fedora 5.0 là:

/etc/httpd/conf/httpd.conf và như phần lớn các ứng dụng khác trong Linux người dùng

phải khởi động lại hệ thống sau khi đã hoàn thành việc cấu hình thì nội dung cấu hình

Một phần của tài liệu Đồ án xây dựng cấu hình các ứng dụng phía server trong hệ điều hành linux fedora 5 0 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)