So sánh BOOTP với DHCP

Một phần của tài liệu Đồ án xây dựng cấu hình các ứng dụng phía server trong hệ điều hành linux fedora 5 0 (Trang 35 - 36)

BOOTP là viết tắt của Bootstrap Protocol, đây là giao thức dùng để cấu hình cho các máy khách trong mạng đấu tiên được phát triển. BOOTP được định nghĩa trong RFC 915 vào năm 1985. Có thể nói DHCP chính là thế hệ “con cháu” của BOOTP, do vậy giữa chúng vẫn có những điểm giống nhau cơ bản như đều hoạt động với mô hình client/server, sử dụng UDP với các cổng 67,68.

BOOTP chỉ hỗ trợ cho các máy khách 4 thông số cơ bản đó là: Địa chỉ IP

Mặt nạ mạng con (subnet mask). Default gateway

Địa chỉ DNS server

Như vậy là BOOTP cung cấp thông tin tĩnh. Khi một máy khách gửi bản tin yêu cầu, máy chủ BOOTP tìm trong dữ liệu của nó để kỉểm tra địa chỉ MAC của máy khách. Nếu máy khách đó có tồn tại thì máy chủ BOOTP sẽ gửi một địa chỉ IP phù hợp cho máy khàch đó. Điều đó có nghĩa là sự tương hợp giữa địa chỉ vật lý MAC và địa chỉ logic IP phải được cấu hình trước trong máy chủ server.

DHCP định nghĩa máy khách nào có thể gán được một địa chỉ IP từ một dải địa chỉ cho trước trong một khoảng thời gian định sẵn, có thể cho phép gán lại chính địa chỉ đó cho một máy khách khác trong thời điểm khác, hoặc máy khách đó sẽ có địa chỉ IP khác nếu như nó được chuyển sang một mạng khác.

BOOTP DHCP

Cấp địa chỉ tĩnh Cấp địa chỉ động

Gán địa chỉ lâu dài Gán địa chỉ tạm thời

Chỉ hỗ trợ được 4 thông số mạng Hỗ trợ được trên 30 thông số Được dùng để gửi một bảng khởi động

hệ thống tới máy khách

Không thể dùng để có thể gửi một bảng khởi động hệ thống tới máy khách.

Bảng 2.1: So sánh DHCP với BOOTH

Một phần của tài liệu Đồ án xây dựng cấu hình các ứng dụng phía server trong hệ điều hành linux fedora 5 0 (Trang 35 - 36)