Phân tích tài chính Du Pont

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty CP đại lí hàng hải việt nam VOSA sài gòn (Trang 55)

2.2.3.1. ROA và các nhân tố ảnh hƣởng

ROA thể hiện hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời, đồng thời cũng cho biết thông tin về các khoản lãi đƣợc tạo ra từ lƣợng vốn đầu tƣ ( hay lƣợng tài sản)

ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm đƣợc nhiều tiền hơn trên lƣợng đầu tƣ ít hơn.

Ta có:

ROA =

Ta chia cả tử và mẫu cho doanh thu:

Nhƣ vậy để tăng ROA công ty có thể thúc đẩy ROS tức là giảm chi phí để tăng lợi nhuận tuy nhiên nhƣ ta thấy qua các năm chi phí đều tăng đặc biệt là giá vốn hàng bán hoặc tăng vòng quay tài sản để tăng hiệu quả kinh doanh với lƣợng vốn tƣơng đƣơng.

2.2.3.2. ROE và các nhân tố ảnh hƣởng

ROE phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông (hay trên giá trị tài sản hữu hình) , là thƣớc đo để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy đƣợc tao ra bao nhiêu đồng lời.

ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn mở rộng quy mô.

ROE càng cao thì cổ phiếu càng hấp dẫn nhà đầu tƣ hơn. Ta có:

ROE =

Ta cũng có thể viết theo dạng sau:

ROE =

= ROA Đòn bẩy tài chính Hoặc:

ROE = ROS Vòng quay TS

- Nhƣ vậy để tăng ROE chúng ta có thể tăng 1 trong 3 yếu tố chính là doanh lợi tiêu thụ , vòng quay tài sản hoặc đòn bẩy tài chính.

- Thứ nhất doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận.

- Thứ hai doanh nghiệp có thể sử dụng tốt các tài sản sẵn có của mình nhằm năng cao vòng quay tài sản. Hay nói cách khác doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ tài sản sẵn có.

- Thứ ba doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn đầu tƣ.

2008 2009

ROS 7.43% 6.21%

Vòng quay TS 0.94 1.14

Qua bảng ta thấy ROS giảm nên góp phần vào việc làm giảm ROE . Để tăng ROS công ty cần giảm các khoản chi phí không cần thiết nhằm tăng lợi nhuận công ty. Thứ 2 ta có thể tăng tổng tài sản lên so với vốn chủ sử hữu tức là tăng tỷ lệ nợ trong nguồn vốn tức là doanh nghiệp sẽ không tự chủ đƣợc về vốn nhƣng nếu vƣợt qua đƣợc thì sẽ làm ROE tăng (tỷ số nợ tăng là tốt nhƣng không thể nói cụ thể là tăng bao nhiêu là tốt mà tùy vào từng trƣờng hợp, và do ngƣời làm công tác tài chính quyết định).

2.2.4. Nhận xét và đánh giá thực trạng tại Vosa Sài Gòn

BẢNG 2.17. BẢNG TÓM TẮT

2007 2008 2009

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 1.016 1.14 1.143

Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0.98 1.05 1.08

Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền 0.56 0.63 0.76

Hệ số nợ 0.69 0.60 0.56

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 545.7 53.71 48.29

Vòng quay khoản phải thu 3.49 5.4

Số ngày bình quân khoản phải thu 105 68

Vòng quay tổng tài sản 0.94 1.14

Vòng quay tài sản dài hạn 2.84 3.18

Vòng quay tài sản ngắn hạn 1.4 1.8

Tỷ lệ lãi gộp 18.39% 15.06% 12.45%

ROS 10.24% 7.43% 6.21%

ROA 8.13% 7.46% 7.22%

a. Nhận xét

Qua bảng tóm tắt các hệ số thanh toán và vòng quay đều tăng đều qua các năm , điều này cho thấy tình hình công nợ của công ty rất tốt , cũng nhƣ hiệu quả sử dụng tài sản ngày cáng hiệu quả. Mặc dù hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh có giảm nhƣng đó cũng là thực trạng chung của hầu hết các công ty đại lý hàng hải ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cho nên việc có lợi nhuận vẫn có thể coi là một điều tốt đối với hoạt động kinh doanh của công ty và cũng là cơ sở để phát triển trong tƣơng lai.

b. Thực trạng tại VOSA Sài Gòn

Thực trạng trong thanh toán

Do đặc thù của nghành hàng hải, đặc biệt là nghiệp vụ đại lý tàu nên trong thanh toán có những quy định riêng. Do vậy việc quản trị tiền, các khoản phải thu tài VOSA chịu tác động khá lớn từ những quy định đặc thù.

Những quy định trong thanh toán của nghiệp vụ đại lý tàu:

Đại lý thanh toán với ngƣời ủy nhiệm theo hình thức dứt điểm từng chuyến với quy định sau:

+ Ngƣời ủy nhiệm (chủ tàu, ngƣời thuê tàu) phải trực tiếp thanh toán cho đại lý: - Các khoản chi phí tàu ra vào cảng phải trả theo quyết định hiện hành của pháp luật nhà nƣớc.

- Các khoản chi tiêu của tàu trong thời gian tàu hoạt động tại khu vực cảng. - Có thể ngƣời ủy nhiệm yêu cầu hoặc thỏa thuận trong hợp đồng với ngƣời thuê tàu, một phần chi phí hoặc toàn bộ chi phí có ngƣời thứ ba thanh toán trực tiệp với đại lý.

+ Sau mỗi chuyến tàu, đại lý có trách nhiệm tổng kết các chi phí và chứng từ gốc, nếu ngƣời ủy nhiệm kiểm tra chứng từ trong vòng 30 ngày mà không có ý kiến gì coi nhƣ chấp nhận thanh toán.

+ Các giấy yêu cầu đƣợc thuyền trƣởng hoặc đại diện hãng tàu xác nhận đều là chứng từ có giá trị thanh toán các chi tiêu của tàu.

+ Ngoài các chi phí trên, ngƣời ủy nhiệm phải trả tất cả các khoản nhƣ thủ tục phí ngân hàng, các khoản đại lý chi cho phục vụ nhƣ tem thƣ, điện tín, điện thoại, để giải quyết công việc theo yêu cầu của ngƣời ủy nhiệm.

+ Ngƣời ủy nhiệm chuyến hoặc ngƣời ủy nhiệm dài hạn phải ký ngân khoản tiền tối thiểu chi cho một chuyến tàu ra vào cảng và hoạt động ở cảng (kể cả cƣớc phí) theo dự kiến của đại lý.

- Số tiền do ngƣời đại lý ƣớc tính và báo cho ngƣời ủy nhiệm chuyển tiền. - Nếu số tiền ký không đủ do chi đột xuất tăng lên thì ngƣời ủy nhiệm phải chuyển tiền gửi thêm.

- Trƣờng hợp đại lý phải ứng trƣớc tiền thì lãi suất tùy tháng theo lãi suất hiện hành của ngân hàng.

+ Đại lý có toàn quyền sử dụng tiền ký ngân của ngƣời ủy nhiệm để chi trả các khoản đã dự đoán trƣớc. Trong trƣờng hợp bất thƣờng, đại lý phải hỏi ngƣời ủy nhiệm trƣớc khi chi.

+ Số tiền ký ngân không dùng hết phải hoàn lại ngƣời ủy nhiệm. Nếu ngƣời ủy nhiệm dài hạn, đại lý phải báo cáo kết quả, kết tiền ký ngân và xin ý kiến của ngƣời ủy nhiệm dài hạn về việc sử dụng số tiền thừa.

Thực trạng quản lý vốn bằng tiền

Doanh nghiệp nào cũng lƣu giữ vốn bằng tiền nhằm vào các mục đích nhƣ mua bán, đầu cơ, phòng bị. Tuy nhiên, dù lƣu giữ với mục dích nào thì quản lý vốn bằng tiền cũng là vấn đề rất quan trọng. Quản lý vốn bằng tiền sẽ giúp doanh nghiệp biết đƣợc lƣợng vốn bằng tiền cần lƣu giữ, lƣu giữ trong bao lâu …

Tại VOSA Sài Gòn, do là doanh nghiệp kinh doanh về cung cấp các dịch vụ cho tàu biển, có quan hệ làm ăn với các hãng tàu trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài. Do đó vốn bằng tiền không chỉ có VNĐ mà còn có tiền ngoại tệ mà chủ yếu là đô la Mỹ. Nên để tiện quản lý, trong công các hạch toán vốn bằng tiền có những nguyên tắc chung sau:

+ Hạch toán vốn bằng tiền sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là VNĐ.

+ Doanh nghiệp đã sử dụng ngoại tệ trong kinh doanh thì hạch toán sẽ sử dụng tỷ giá thực tế do Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để quy đổi ngoại tê ra đồng Việt Nam, chênh lệch do biến động tỷ giá sẽ đƣợc phản ảnh vào TK 413.

Đối với các nghiệp vụ phát sinh tiền mặt thì ở VOSA có mở hai loại sổ nhật ký đặc biệt là “Nhật ký thu tiền” (thu tiền mặt và tiền gửi ngân hàng) và “Nhật ký chi tiền”. Nhƣ vậy để quản lý vốn bằng tiền VOSA Sài Gòn sẽ theo dõi thông qua hệ thống số sau:

-Sổ nhật ký chung. -Sổ nhật ký đặc biệt. -Sổ nhật ký thu tiền.

-Sổ nhật ký chi tiền.

-Sổ quỹ tiền mặt (đƣợc mở chi tiết theo đơn vị tiền tệ là VNĐ và USD) -Sổ quỹ tiền gửi ngân hàng.

-Sổ phụ. -Sổ cái.

Một nguyên tắc trong quản trị tiền là tăng tốc độ thu hồi và giảm tốc độ chi tiêu. Thực tế tại VOSA Sài Gòn do quá trình thanh toán chủ yếu thông qua ngân hàng dƣới hình thức là lệnh chuyển tiền, doanh thu tại công ty chủ yếu là làm dịch vụ đại lý tàu mà theo quy định thì trƣớc khi thực hiện nghiệp vụ này, các hãng tàu đều phải ký ngân trƣớc một khoản nên kỳ thu tiền bình quân tại doanh nghiệp không cao. Do vậy tốc độ thu hồi các khoản phải thu tại Vosa là khá nhanh chỉ trậm trễ chủ yếu là do những yếu tố khách quan nhƣ bên ngân hàng mở tài khoản ký ngân chuyển tiền chậm …

Thực trạng quản lý khoản phải thu

Để quản lý khoản phải thu, VOSA Sài Gòn áp dụng một số quy định chung sau: + Nợ phải thu cần đƣợc hạch toán chi tiết cho từng đối tƣợng phải thu, từng khoản nợ và từng lần thanh toán. Kế toán phải theo dõi chặt từng khoản nợ phải thu và thƣờng xuyên kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn hoặc nợ nần dây dƣa, ứ đọng. Đối tƣợng phải thu là khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ.

+ Không phản ánh vào tài khoản phải thu các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay.

+ Những khách hàng nợ có quan hệ giao dịch thƣờng xuyên hoặc có số dƣ nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối tháng kế toán doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra, đối chiếu từng khoản nợ đã phát sinh, đã thu hồi và số còn nợ. Nếu cần có thể yêu cầu khách hàng xác nhận sối nợ phải thu bằng văn bản.

+ Các khách hàng không thanh toán các khoản nợ phải thu cho doanh nghiệp bằng tiền mặt, bằng séc … mà thanh toán bằng hàng hoặc bù trừ giữa nợ phải thu với nợ phải trả hoặc phải xử lý khoản nợ khó đòi cần có đủ các chứng từ hợp pháp, hợp lệ liên quan nhƣ biên bản đối chiếu công nợ, biên bản bù trừ công nợ, biên bản xóa nợ kèm theo các bằng chứng xác đáng về số thất thu.

+ Phải xác minh tại chỗ hoặc yêu cầu xác nhận bằng văn bản đối với các nợ tồn đọng lâu ngày chứ và khó có khả năng thu hồi đƣợc để làm căn cứ lập dự phòng phải

thu khó đòi về các khoản nợ phải thu này. Ngoài phải thu khách hàng là chủ yếu, trong các khoản phải thu còn có khoản phải thu khác nhằm ghi nhận:

- Giá trị tài sản thiếu đã đƣợc phát hiện nhƣng chƣa xác định đƣợc nguyên nhân , còn chờ xử lý.

- Các khoản phải thu về bồi thƣờng vật chất do cá nhân, tập thể ( trong và ngoài đơn vị) gây ra nhƣ mất mát, hƣ hỏng… đã đƣợc xử lý bắt bồi thƣờng.

- Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi đầu tƣ xây dựng cơ bản, chi phí sản xuất kinh doanh nhƣng không đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi hoặc xữ lý.

- Các khoản tiền cho đơn vị nhận ủy thác xuất , nhập khẩu nộp hộ để mua hàng hộ hoặc nộp hộ các loại thuế.

- Các khoản phải thu khác.

Phải thu khách hàng tại VOSA Sài Gòn đƣợc ghi nhận vào toài khoản 131 nhƣ sau:

BÊN NỢ:

- Phí đại lý, phí dịch vụ, hoa hồng đƣợc hƣởng từ các dịch vụ đại lý tàu biển, đại lý cho tàu container và các dịch vụ hàng hải khác do doanh nghiệp thực hiện.

- Kết chuyển các khoản chi hộ đƣợc khách hàng chấp nhận thanh toán trong các hoạt động dịch vụ đại lý.

- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.

- Các khoản chi hộ chủ hãng tàu hoặc chủ hàng đƣợc công ty cho thuê container trong các hoạt động dịch vụ đại lý và hoạt động cho thuê lao động.

- Các khoản nợ và tiền lãi phải thu khác. BÊN CÓ:

- Số tiền khách hàng đã trả nợ.

- Số tiền đã nhận ứng trƣớc, trả trƣớc của khách hàng. - Bù trừ các khoản phải thu, phải trả với khách hàng. SỐ DƢ BÊN NỢ:

- Số tiền còn phải thu khách hàng.

Khoản phải thu của khách hàng chủ yếu phát sinh do Vosa Sài Gòn chấp nhận tín dụng đối với các khách hàng là những hãng tàu đã có quan hệ làm ăn lâu năm và có tàu thƣờng xuyên ra vào cảng. Khi đó, nếu khoản tiền ký ngân của một chuyến tàu của hãng này thiếu, không đủ do chi đột xuất tăng lên hay công tác ƣớc tính chi phí ban

đầu không chinh xác thì Vosa Sài Gòn có thể cho hãng tàu trả chậm và sẽ tính bù vào khoản tiền ký ngân của chuyến tàu tiếp theo của hãng khi vào cảng.

Chính sách thu hồi nợ

Bộ phận kế toán công nợ và thanh toán quốc tế tại Vosa sẽ lƣu giữ tất cả các hồ sơ chi tiết của một chuyến tàu gọi là hồ sơ con tàu, đồng thời cũng lƣu giữ tất cả các hồ sơ về quá trình thanh toán của các hãng tàu, còn tàu. Việc lƣu giữ hồ sơ này giúp cho doanh nghiệp luôn quản lý đƣợc tình hình công nợ.

Khi có một khách hàng chậm thanh toán thì thủ tục thông thƣờng đầu tiên là gửi một bản sao tài khoản của hãng tàu.

Tiếp theo là sử dụng điện thoại, hoặc thƣ tín gửi công văn nhắc nợ ngày càng thúc bách hơn. Biện pháp sử dụng chủ yếu là nhắc nhở, thúc ép khách hàng thanh toán các khoản nợ.

Nếu các biện pháp này không có hiệu lực, thì doanh nghiệp buộc phải nhờ đến cơ quan có thẩm quyền để đòi các khoản nợ khó đòi của mình. Tuy nhiên đây là một biện pháp mà doanh nghiệp rất hạn chế sử dụng.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI

CÔNG TY CP ĐẠI LÝ HÀNG HẢI VIỆT NAM – VOSA SÀI GÕN

3.1. Đối với công ty

a. Tăng nhanh vòng quay khoản phải thu

Để gia tăng vòng quay khoản phải thu, nhằm tránh tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn thì công ty cần phải tăng doanh thu cũng nhƣ giảm khoản phải thu xuống.

Tăng doanh thu

Trong nền kinh tế thị trƣờng, quy mô và tính chất sản xuất kinh doanh không phải do doanh nghiệp quyết định mà là do thị trƣờng quyết định. Khả năng nhận biết, dự đoán thị trƣờng và nắm bắt thời cơ là những yếu tố quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Các phƣơng án kinh doanh phải đƣợc xây dựng xuất phát từ nhu cầu thi trƣờng để quyết định loại hình dịch vụ, chất lƣợng và giá bán. Từ lý thuyết trên ta có thể nhận thấy thị trƣờng hiện nay đang có nhiều doanh nghiệp Nhà nƣớc và tƣ nhân kinh doanh mặt hàng cung cấp dịch vụ đại lý tàu và đại lý vận tải này. Do đó việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt đã làm cho giá bán dịch vụ giảm, từ đó dẫn đến giảm doanh thu.

Để có thể hạn chết tình trạng này, Vosa Sài Gòn cần phát huy lợi thế ƣu việt của của mình là một doanh nghiệp lớn hàng đầu trong cả nƣớc, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực hàng hải, có đội ngũ nhân viên đƣợc đào tạo tốt, cơ sở vật chất tốt, quen biết nhiều các đối tác quan trọng từ đó có thể mở rộng quan hệ, tìm kiếm khách

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty CP đại lí hàng hải việt nam VOSA sài gòn (Trang 55)