Đối thủ cạnh tranh:

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trạm trộn bê tông thương phẩm (Trang 29 - 31)

Hiện nay tại khu vực phía Nam có 5 công ty lớn hàng đầu (cao cấp) là Lafarge, Holcim, Lê Phan, FiCO và Hồng Hà.

Hồng Hà không phải là đối thủ ở nhóm cao cấp và cũng không là đối thủ lâu dài và họ đang muốn bán và đang tìm người mua.

Holcim đang tăng thị phần qua các năm vì họ đẩy mạnh liên kết dọc. Holcim đang đẩy mạnh sự liên kết dọc hoàn toàn giữa xi măng, bê tông, cốt liệu, đặc biệt là ở thị trường phía nam nơi mà họ có sự hiện diện của xi măng.

Nghi Sơn có thể sẽ coi bê tông như là một chiến lược tự vệ cho kênh phân phối xi măng xá của mình ở phía Nam. Ở miền Bắc và miền Trung các công ty xi măng dường như không đi theo liên kết dọc với bê tông và cốt thép vì thị trường rất tự do và nguồn cung cấp xi măng thì rất nhiều.

Trong tình hình hiện tại, Holcim có chất lượng tốt hơn so với các đối thủ khác vì họ tập trung mạnh vào chất lượng xi măng tại TP.HCM.

Thị trường được chia làm hai loại nhà sản xuất cao cấp và bình thường với tỷ lệ 28:72.

Những đối thủ khác như Hải Âu, CCI, Mê Công, Soam, Hoàng Ngân…dường như không có khả năng phát triển và thị trường cũa họ giữ ở mức hiện tại cho đến 2010

Có một số nhà sản xuất nhỏ nước ngoài như UniEastem & Soam( Hàn Quốc) họ có một số lợi thế nhất định trong việc có được các dự án của Hàn Quốc.

Hình 2.3: Sơ đồ bố trí hệ thống trạm trộn bê tông miền Nam

( Nguồn: P.Kỹ Thuật & Ban Quản Lý Dự Án – Công Ty Hoà Bình)

Tuy nhiên, cũng chính vì cơ hội thị trường phía Nam rộng mở nên các đối thủ

cạnh tranh của bê tông Hoà Bình trên cả nước đều muốn khai thác, và cạnh tranh là điều khó tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trạm trộn bê tông thương phẩm (Trang 29 - 31)