Địa điểm Quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trạm trộn bê tông thương phẩm (Trang 37 - 39)

- Diện tích sử dụng đất dự kiến cho 3 trạm: 5.000m2, bao gồm diện tích đặt trạm, diện tích nhà văn phòng, thí nghiệm, vệ sinh, sân đường, kho bãi, trạm, diện tích nhà văn phòng, thí nghiệm, vệ sinh, sân đường, kho bãi, bãi

3.3. Mục tiêu đầu tư:

Hòa Bình sẽ đầu tư mới các trạm trộn cố định và thực hiện trạm trộn công trường ở các vùng kinh tế phát triển tại Thành Phố Hồ Chí Minh, nơi có giá bán cao hơn các vùng thị trường khác; và mở rộng thị trường đến phía Bắc TP HCM và Đồng Bằng Sông Cửu Long nơi các yếu tố của thị trường thỏa mãn các yêu cầu phát triển của công ty.

Nhóm phát triển dự án đã nghiên cứu một số địa điểm để lập trạm trộn. Cuối cùng, nhóm đã chọn và đề nghị thành lập mạng lưới trạm trộn bê tông Hòa Bình tại các địa điểm như sau: Nam Sài Gòn, Q9/Thủ Đức, Hốc Môn/Củ Chi, Tân Bình/Bình Tân, Q2/Thủ Thiêm, đây là các nơi mà công ty khởi đầu các trạm trộn cố định của mình. Trong các địa điểm đã chọn, tất cả các đối thủ lớn như Holcim, Lafarge, Lê Phan, họ đã có 2 trạm trộn trong khu vực này.

Bên cạnh đó, công ty còn theo đuổi các trạm trộn công trình cho các dự án lớn như đường cao tốc, metro, nhà máy nhiệt điện, sân bay. Do đó, công ty có lẽ phải dựng trạm công trường tại các địa điểm dự kiến đã chọn trong thời gian tới, có thể triển khai song song cùng các trạm trộn cố định, qua phân tích các chỉ số tài chính cho thấy mức lợi nhuận thỏa mãn các đánh giá về rủi ro kinh tế.

Mục tiêu mà bê tông Hòa Bình sẽ hướng tới là sẽ sản xuất ra các loại bê tông chất lượng cao (bê tông chảy, tỏa nhiệt thấp, bền sulphate…) đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của khách hàng.

Hòa Bình sẽ tạo dựng danh mục sản phẩm tốt và phù hợp. Các sản phẩm được đặt tên theo tính chất vật lý và khả năng hoạt động của chúng cho từng hạng mục của công trình.

3.4. Cơ sở lựa chọn phương án đầu tư:

Căn cứ vào nhu cầu thị trường hiện tại, khả năng tăng trưởng của thị trường xây dựng ở Việt Nam nói chung và khu vực phía đông thành phố nói riêng. Trong đó theo đánh giá ở phần phân tích thị trường, để đáp ứng nhu cầu sản phẩm bê tông tươi thị trường khu vực từ năm 2010-2014 là rất lớn. Minh chứng cho sự phát triển của thị trường bê tông đó là tiến độ của các dự án lớn như Cầu Phú Mỹ, Đại lộ Đông Tây, Hầm Thủ Thiêm, Cầu Nguyễn Văn Cừ, Hệ thống cảng Phú Mỹ, Đường cao tốc Bình Lợi, Tân sơn Nhất, Cầu Bình Lợi.

Trên cơ sở nghiên cứu công nghệ và thiết bị qua khảo sát công nghệ sản xuất bê tông tươi ở Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc, Châu Âu . . .

Tham khảo thông tin về các modul thiết bị công nghệ tối ưu đã được giới thiệu nhằm hợp lý hóa suất đầu tư.

Căn cứ vào xu thế phát triển và khách hàng của nghành bê tông tươi ở Việt Nam trong tương lai.

Căn cứ trên cơ sở nghiên cứu độ cứng và các tính chất cơ lý của hỗn hợp bê tông và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông như: Hàm lượng nước, kích thước hạt cốt liệu, cấp phối hạt, hình dạng cốt liệu, phụ gia

3.5. Quy mô đầu tư:

Căn cứ vào chiến lược phát triển của Công ty CP XD& KD Địa ốc Hòa Bình, xuất phát từ các mục tiêu của Dự án, từ nhu cầu thị trường dự báo cho giai đoạn từ 2010 trở đi cũng như khả năng cung cấp nguyên liệu, phương án đầu tư được lựa chọn như sau:

- Công suất trạm 1 : 90 m3/h. - Công suất trạm 2 : 120 m3/h. - Công suất trạm 3 : 120 m3/h.

Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của dự án : Bê tông được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN, ACI và yêu cầu đặc biệt của khách hàng.

Các loại bê tông Hòa Bình sẽ sản xuất:

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trạm trộn bê tông thương phẩm (Trang 37 - 39)