Học chế tín chỉ được áp dụng rộng rãi tại các trường đại học ở Việt N am, kể cả các trường đại học ngoài công lập. Hình thức đào tạo này cho phép sinh viên tự thiết kế chương trình học phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân. Đ ào tạo theo học chế tín chỉ cũng nhận được sự ủng hộ của sinh viên khi nâng cao sự linh động trong chương trình đào tạo, mở ra nhiều sự lựa chọn cho sinh viên cả về môn học, giờ học và giảng viên. Tuy nhiên, đối với các trường đại học ngoài công lập với nguồn lực hạn chế, những ưu điểm của hình thức đào tạo mới này không pháp huy tác dụng. Với số lượng sinh viên và giảng viên hạn chế, các trường không thể mở nhiều lớp học với các giảng viên khác nhau và giờ học khác nhau để sinh viên lựa chọn. Các ngành học, môn học cũng khó có thể trở nên đa dạng hơn khi số lượng sinh viên đăng ký không đủ chỉ tiêu để mở lớp. Học chế tín chỉ do đó chỉ mang tính hình thức chứ không khác biệt đáng kể với hình thức đào tạo học phần được áp dụng trước đó.
ii) Học tập theo phương pháp giảng dạy mới
Các trường đại học ngoài công lập cũng đang áp dụng các phương pháp giảng dạy và học tập mới, theo đó sinh viên sẽ là trọng tâm và giảng viên có nhiệm vụ hướng dẫn, thay vì phương pháp “đọc chép” như nhiều năm về trước. Các hình thức làm bài tập nhóm, thuyết trình, phản biện được đưa vào áp dụng ở hầu hết các môn học. Tuy nhiên, thực trạng áp dụng hình thức học tập mới này trong thực tế lại có sự khác biệt rất lớn so với mục đích ban đầu. Hiện trạng giảng viên lợi dụng phương pháp giảng dạy mới, cho sinh viên thuyết trình tràn lan nhằm tự động giảm thời gian đứng lớp không phải là hiếm. Ở các trường đại học ngoài công lập, do tình trạng thiếu giảng
28
viên cơ hữu, các trường bị phụ thuộc vào đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, khiến cho việc kiểm soát đội ngũ giảng viên trở nên khó khăn, hiện tượng nêu trên cũng trở nên khó kiểm soát. Bản thân sinh viên cũng gặp không ít khó khăn khi áp dụng phương pháp học tập mới. H ình thức làm bài tập nhóm vốn được thiết kế để nâng cao kỹ năng hợp tác của sinh viên trong thực tế lại bị biến tướng, tạo điều kiện cho các sinh viên đã chay lười lại càng chay lười hơn, phần việc vốn dĩ được thiết kế cho 10 sinh viên đảm nhận thường chỉ được thực hiện bởi một vài thành viên năng nổ muốn đạt được kết quả cao. Các sinh viên vốn chưa từng được đào tạo các kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, phản biện ở các bậc học thấp hơn, nay cũng không được các trường đào tạo một cách có bài bản nhằm hướng dẫn phải áp dụng phương pháp học tập mới như thế nào cho hiệu quả.
iii)Quá trình tự học của sinh viên
Đối với một sinh viên đại học, bên cạnh các giờ học trên giảng đường thì tự học là vô cùng quan trọng. Ở các nền giáo dục tiên tiến, các giờ giảng trên lớp được rút ngắn đáng kể, thay vào đó, các sinh viên phải thực hiện một khối lượng lớn các bài tập cá nhân và bài tập nhóm vốn có yêu cầu rất cao, đòi hỏi sinh viên phải đầu tư quá trình tự học trung bình gấp 3 lần số giờ lên lớp mới có thể hoàn thành. Q uá trình tự học này được hỗ trợ bởi hệ thống cơ sở vật chất hiện đại với hệ thống thư viện và nguồn tài liệu trực tuyến phong phú. Tuy nhiên, sinh viên tại các trường đại học ngoài công lập không phải lúc nào cũng thực hiện được điều này. Trên thực tế, rất ít sinh viên thực hiện nghiêm túc quá trình tự học mà ngược lại chỉ trông chờ vào bài giảng của giảng viên, thậm chí ngay cả giáo trình cũng ít khi nào được đọc đến. Tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu được chỉ định trước giờ lên lớp là thói quen học tập của các sinh viên nước ngoài nhưng lại không phổ biến tại các trường đại học Việt Nam. Sinh viên thường chỉ tập trung ôn tập vào những ngày cuối cùng trước kỳ thi. D o được nhồi nhét chỉ trong một thời gian ngắn, những kiến thức này cũng nhanh chóng bị quên lãng. Hiển nhiên bên cạnh ý thức học tập chưa cao thì cũng còn những nguyên nhân khách quan nhất định làm ảnh hưởng đến quá trình tự học của sinh viên. Các trường đại học ngoài công lập thường gặp những khó khăn nhất định về đất đai và cơ sở vật chất, do đó không gian tự học cho sinh viên trong khuôn viên nhà trường cũng ít nhiều bị hạn
29
chế. Đặc biệt, không có nhiều trường có đủ khả năng xây dựng được hệ thống thư viện hiện đại, rộng rãi nhằm hỗ trợ cho quá trình tự học của sinh viên.
2.2.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường và phương pháp học tập của sinh viên đại học ngoài công lập sinh viên đại học ngoài công lập