4. Kết quả nghiên cứu theo đề tà
3.3. Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý về thị trƣờng bất động sản
Mục tiêu quan trọng hàng đầu của việc xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý về thị trường bất động sản là phải tạo dễ dàng cho sự vận hành lành mạnh của thị trường, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý Nhà nước đối với thị trường bất động sản. Muốn vậy, cần thực hiện những giải pháp quan trọng sau:
1. Tiến hành rà soát lại một cách căn bản hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đất đai và bất động sản để phát hiện, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những văn bản không hợp lý, không hợp lệ, nhất là những văn bản ban hành không đúng hình thức như công văn, thông báo... của nhiều cấp khác nhau nhưng vẫn đặt ra các chế độ, chính sách, thể lệ quy định liên quan đến đất đai và bất động sản. Ban hành danh mục quy định rõ các loại bất động sản và loại hàng hóa bất động sản. Trên cơ sở quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai và bất động sản, việc ban hành các văn bản pháp luật phải đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán và minh bạch. Muốn vậy, công tác tổ chức thực hiện các đạo luật quan trọng như Luật Đất đai, Luật Xây dựng phải được tăng cường mạnh mẽ, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện phải có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, đặc biệt là cần phải tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp và người dân. Bên cạnh đó, cần phải xử lý nghiêm minh đối với những chủ thể làm sai, không đúng với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Chương III. Một số giải pháp phát triển thị trường bất động sản tại TP.HCM
GVHD: Th S Phan Thị Mỹ Hạnh 44 SVTH: Huỳnh Phương Nguyệt
Nghị định 71 và thông tư 16 ra đời - với một số chính sách mới được ban hành, chắc chắn sẽ giúp thị trường trở nên minh bạch hơn, quyền lợi của người mua được bảo vệ, loại bỏ dần những chủ đầu tư thiếu khả năng tài chính, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của khách hàng... Tuy nhiên, trong một số trường hợp cũng cần có quy định linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế, việc giao dịch các hợp đồng góp vốn là một ví dụ. Trước thời điểm nghị định 71 và thông tư 16 ra đời, các hợp đồng góp vốn vẫn được giao dịch bình thường, người chuyển nhượng hợp đồng góp vốn cũng nộp thuế thu nhập cá nhân...
Do đó, việc cấm chuyển nhượng hợp đồng góp vốn chỉ nên áp dụng với các dự án triển khai sau khi các văn bản này có hiệu lực, còn các hợp đồng góp vốn trước đó phải có thời gian với giải pháp tình thế phù hợp
2. Đẩy nhanh công tác nghiên cứu, hoàn thiện Luật Kinh doanh bất động sản nhằm điều tiết sự vận hành của thị trường bất động sản. Tư tưởng chính của đạo luật này là phải nhìn rõ bản chất kinh tế của đất đai; nó không chỉ là tài nguyên thiên nhiên, tư liệu sản xuất, mà còn là nguồn vốn, là nguồn lực; quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt, là tài sản của người sử dụng đất; phân định rành mạch giữa quản lý kinh doanh và quản lý hành chính đối với đất đai; thừa nhận nguyên tắc cơ bản của thị trường bất động sản là không tách rời quyền sử dụng đất với tài sản gắn liền với đất để khuyến khích đầu tư có hiệu quả và chống đầu cơ. Luật cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi để giải quyết các quan hệ liên quan đến bất động sản như vấn đề sở hữu, quản lý, sử dụng đất đai; quan hệ trên thị trường bất động sản; vấn đề quản lý Nhà nước đối với thị trường bất động sản...
Bên cạnh Luật Kinh doanh bất động sản, các cơ quan chức năng cũng cần tập trung vào việc xây dựng Luật Đăng ký bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Thuế Tài sản, Luật Thuế sử dụng Đất...
3. Thị trường bất động sản có ảnh hưởng liên thông đến các loại thị trường khác và có liên hệ chặt chẽ đến nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội, vì vậy, để tạo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật kinh tế thị trường nói chung, các quy định pháp luật của những lĩnh vực có liên quan cũng cần được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Cụ thể,