Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.1 : Tổng kết lợi nhuận qua 2 năm : 2009,2010
Đvt: VNĐ
Chỉ tiêu 2009 2010
Biến động 2010 so với 2009 Tuyệt đối Tương đối
(%) 1 .Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 36.807.689.031 48.611.722.043 11.804.033.012 32,07 2 .Các khoản giảm trừ DT 365.370.215 299.346.488 (66.023.727) (18,07)
3 .Doanh thu thuần 36.442.318.816 48.312.375.555 11.870.056.739 32,57
4 .Giá vốn hàng bán 26.978.485.891 34.574.068.023 7.595.582.132 28,15
5 .Lợi nhuận gộp 9.463.831.925 13.738.307.532 4.274.475.607 45,17 6 .Doanh thu hoạt
động tài chính
8.450.915 13.329.309 4.878.394 57,73
7 .Chi phí tài chính 288.000.000 328.000.000 40.000.000 13,89
9 .Chi phí quản lý DN
2.150.531.135 1.526.904.031 (623.627.104) (29)
10 .Lợi nhuận thuần 154.990.053 120.119.000 (34.871.053) (22,5)
11 .Thu nhập khác - - - -
12 .Chi phí khác - - - -
13 .Lợi nhuận khác - - - -
14 .Lợi nhuận trước thuế 154.990.053 120.119.000 (34.871.053) (22,5) 15 .Chi phí thuế TNDN 43.397.215 30.029.750 (13.367.465) (30,8) 16 .LN sau thuế 111.592.838 90.089.250 (21.503.588) (19,27)
( Nguồn ; phòng kế toán công ty cp Visai)
- 10,000,000,000 20,000,000,000 30,000,000,000 40,000,000,000 50,000,000,000 60,000,000,000 Doanh thu bán hàng C hi phí bán hàng Năm 2009 Năm 2010
Biểu đồ 2.1a: Đánh giá doanh thu và chi phí bán hàng của công ty 2 năm 2009,2010
- 20,000,000 40,000,000 60,000,000 80,000,000 100,000,000 120,000,000 Năm 2009 Năm 2010 L ợi Nhuận L ợ i Nhuận Năm
Biểu đồ 2.1b: Đánh giá lợi nhuận của công ty 2 năm 2009,2010
Nhận xét:
Thông qua bảng số liệu kết quả kinh doanh của công ty Visai năm 2009, 2010 ta thấy:
Doanh thu bán hàng của công ty tăng từ 36.442.318.816 đồng ( 2009 ) lên 48.312.375.555 đồng ( 2010 ) chiếm 32,57%. Điều này cho thấy chất lượng tiêu thụ của công ty là khá tốt. Tuy nhiên, chi phí bán hàng cũng tăng lên đáng kể với
4.897.851.158 đồng chiếm 71,20%.
Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2009 là 111.592.838 đồng và năm 2010 là 90.089.250 đồng. Như vậy, so với năm 2009 tổng lợi nhuận trước thuế năm 2010 giảm 21.503.588 đồng tương ứng với tỷ lệ 19,27%. Đây là hiện tượng xấu của công ty thể hiện sự phân bổ không đều trong hoạt động kinh doanh, tiêu biểu là chi phí bán hàng tăng từ 6.878.762.652 đồng ( năm 2009) lên 11.776.613.810 đồng ( năm 2010 ) tương đương 71,20%
2.1.4.3. Định hƣớng phát triển
a. Đặc điểm tình hình
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Để đẩy mạnh nền kinh tế phát triển, Đảng và Chính phủ luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay luôn có sự cạnh tranh gây gắt về chất lượng, giá cả của sản phẩm… không chỉ đối với đối thủ cạnh tranh trong nước mà cả công ty nước ngoài. Điều này còn quan trọng hơn khi Việt Nam gia nhập WTO.
Trong thời gian gần đây, công ty đã gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh do giá cả các mặt hàng vật liệu liên tục tăng, làm tăng giá thành sản phẩm, trong khi đồng tiền càng ngày lại càng mất giá, thu nhập của người lao động tăng không đáng kể nên làm ảnh hưởng không ít đến lợi nhuận của công ty.
b. Phƣơng hƣớng
Mục tiêu:
Phát triển công ty cổ phần Visai thành một thương hiệu có uy tín về các dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh.
Làm giàu về kiến thức, kinh nghiệm, thu nhập cho mọi thành viên của công ty cp Visai.
Tạo ra một sân chơi với sự cạnh tranh bình đẳng cho mọi nhân viên.
Sứ mệnh:
Là một thành viên tích cực trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, công ty cp Visai thông hiểu về môi trường pháp lý và văn hóa trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Công ty cổ phần Visai cam kết luôn mang lại các dịch vụ một cách chuyên nghiệp và uy tín trong cơ sở tôn trọng khách hàng, tự hào về nghề nghiệp, hợp tác cùng đồng nghiệp và phát triển công ty.
2.1.5. Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
Hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ và ổn định. Thị phần ngày càng được mở rộng, tạo được mối quan hệ thương mại và uy tín trên thị trường.
Sự đoàn kết nhất trí, sự lãnh đạo sáng suốt của Hội đồng quản trị, sự phối hợp chặc chẽ giữa ban giám đốc và các phòng ban trong công ty, sự trưởng thành và tích lũy kinh nghiệm quý báu của các nhân viên.
Các khách hàng truyền thống trong thời gian qua vẫn tiếp tục có mối quan hệ tốt và tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động của công ty luôn luôn được duy trì và ổn định.
Khó khăn
Sản phẩm của công ty là những sản phẩm công nghiệp như sơn chống nóng, phim cách nhiệt nên chủ yếu công ty tập trung bán hàng vào mùa nắng, nên lượng hàng tiêu thụ trong năm không được đồng đều. Sản phẩm công nghiệp đang ngày càng được nước ta sử dụng nhiều nên càng ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh.
Thêm vào đó, trong thời gian gần đây thị trường thường xuyên biến động, giá xăng tăng đến mức kĩ lục, giá vàng và USD không ổn đinh làm cho giá cả vật liệu trên thị trường liên tục tăng dẫn đến giá thành phẩm tăng lên làm cho hoạt động của công ty không ngừng gặp khó khăn.
2.2. Phân tích thực trạng nhân sự và biện pháp giữ chân nhân tài tại công ty CP TM DV Visai ty CP TM DV Visai
2.2.1. Phân tích thực trạng nhân sự tại công ty
2.2.1.1. Về số lƣợng
Theo bảng thống kê số lượng lao động của Công ty cổ phần Visai. Tính đến tháng 1 năm 2011 tổng số lao động của Công ty cổ phần là 67 người. Trong đó lao động trực tiếp là 50 người ( chiếm 74,6%) và số lao động gián tiếp là 17 người ( chiếm 25,4%)
Bảng 2.2a : Bảng thống kê số lƣợng lao động qua các năm 2008 – 2010 Đvt: Người Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tăng giảm năm 2009 so với 2008
Tăng giảm năm 2010 so với năm
2009 Tuyệt đối Tương
đối ( % ) Tuyệt đối Tương đối ( % ) Lao động trực tiếp 30 37 50 7 23.3 13 35.14 Lao động gián tiếp 13 15 17 2 15.4 2 13.33 Tổng 40 52 67 12 15
(Nguồn: phòng hành chính nhân sự công ty cp Visai)
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2008 2009 2010
Lao động Gián tiếp Lao động Trực tiếp
Năm
Tỷ lệ lao động gián tiếp so với lao động trực tiếp là khá thấp, tỷ lệ này phần nào liên quan đến các hình thức trả lương cho lao động trong công ty. Người lao động gián tiếp sẽ được trả lương theo hình thức có bảng lương thời gian cố định, còn khối lao động trực tiếp sẽ được trả lương theo chế độ lương khoán, sản phẩm.
Số lượng lao động trực tiếp luôn có những biến động tăng, giảm tùy theo từng thời vụ. Khi vào mùa bán chủ yếu của công ty, công ty sẽ ra quyết định tuyển dụng thêm một số lao động trực tiếp theo thời vụ hoặc cộng tác viên. Bên cạnh đó bộ phận quản lý gián tiếp của công ty mỗi năm cũng có sự thay đổi về mặt nhân sự.
Qua bảng số liệu lao động ở trên ta thấy số lao động trực tiếp tăng nhiều hơn lao động gián tiếp. Đều này cho thấy công ty đang tập trung quy mô mở rộng thị trường.
Năm 2008 số lao động của công ty là 40 người. Trong đó phòng kinh doanh kế hoạch có số lượng nhân viên đông nhất là 7 người, phòng thấp nhất là 2 người. Còn lại đa phần là số lao động trực tiếp 30 người.
Năm 2009 số lao động của công ty tăng lên 22 người. Trong đó, phòng kinh doanh kế hoạch chiếm 9 người và phòng thấp nhất là 2 người. Còn lại đa phần là số lao động trực tiếp với 37 người.
Năm 2010 số lao động của công ty tăng lên đáng kể với 67 người. Trong đó, phòng kinh doanh kế hoạch là 12 người, phòng thấp nhất là 2 người. Còn lại 50 người là lao động trực tiếp.
Tóm lại, số lao động giao động giữa các năm là tương đối lớn. Cụ thể, số lao động năm 2009 lớn hơn số lao động năm 2008 là 12 người. Trong đó, số lao động gián tiếp là 2 người và trực tiếp là 10 người. Đến năm 2010 số lao động tăng lên 15 người so với năm 2009. Trong đó, gián tiếp tăng 2 người, trực tiếp tăng 13 người. Đều đó ta thấy được công ty đang phát triển mạnh về quy mô và chất lượng lao động, nhưng số lao động chủ yếu được bổ sung là lao động trực tiếp. Sự phân bổ không đồng đều này cho thấy công ty chủ yếu chú trọng vào bộ phận lao động trực tiếp, tập trung vào cơ cấu lao động tương đối phù hợp với quá trình hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn hiện nay.
2.2.1.2. Về giới tính
Bảng 2.2b: Bảng thống kê lao động theo giới tính
Đvt: Người
( Nguồn: phòng hành chính nhân sự công ty cp Visai)
Năm 2008 Nữ 30% Nam 70% Năm 2010 Nam 64.2% Nữ 35.8% Năm 2009 Nam 71.2% Nữ 28.8%
Biểu đồ 2.2b: Cơ cấu tỷ lệ lao động theo giới tính
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009 so với 2008 Tăng giảm năm 2010 so với năm Tăng giảm năm 2009 số lượng tỷ lệ (%) số lượng tỷ lệ (%) số lượng tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tương đối ( % ) Tuy ệt đối Tương đối ( % ) Nam 28 70 37 71,2 43 64,2 9 32.15 6 35.14 Nữ 12 30 15 28,8 24 35,8 3 25 9 60 Tổng 40 100 52 100 67 100 12 15 Nữ N ữ Nam Nữ Nam Nữ Nam
Qua bảng thống kê ở bảng 2.2b ta thấy rằng tính tới thời điểm đầu tháng 1/ 2011 tỷ lệ nam chiếm 64,18% so với tổng số nhân sự toàn công ty. Đây cũng là điều phù hợp với đặc thù ngành nghề hoạt động của công ty. Lực lượng lao động trực tiếp làm việc ở ngoài thị trường phải là nam giới. Còn bộ phận lao động gián tiếp của công ty chủ yếu là nữ giới nên tập trung ở bộ phận văn phòng. Cụ thể:
Năm 2009 số lao động tăng 9 người so với năm 2008 chiếm 32,15% ở nam và 3 người chiếm 25% ở nữ.
Năm 2010 số lao động nam tăng 6 người chiếm 35,14% và tăng 9 người chiếm 60% ở nữ.
Nhìn chung số lượng nhân viên của công ty qua các năm tăng lên khá nhiều nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào việc tăng nam giới là chủ yếu.
2.2.1.3. Về độ tuổi
Bảng 2.2c : Bảng thống kê lao động theo nhóm tuổi
Đvt: Ngƣời
(Nguồn: phòng hành chính nhân sự công ty cp Visai)
Nhóm tuổi
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tăng giảm 2009 so với 2008 (%) Tăng giảm 2010 so với 2009 (%) Tổng số Số lượng Tổng số Số lượng Tổng số Số lượng
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Dưới 30 21 15 6 27 15 7 40 27 13 - 16.7 80 85.7 30 - 40 15 12 3 20 16 4 22 16 6 33.3 33.3 - 50 Trên 40 4 1 3 5 1 4 5 1 4 33.3 - - Tổng 40 28 12 52 37 15 67 44 23
Biểu đồ 2.2c: Bảng thống kê lao động theo nhóm tuổi
Căn cứ vào bảng 2.2c ta thấy số lượng lao động nói chung hầu như là ở độ tuổi trung bình từ dưới 30 đến 40 tuổi là chủ yếu. Thiết nghĩ đây cũng là điều phù hợp với đặc thù kinh doanh của công ty. Công việc kinh doanh của công ty cần những người trẻ tuổi có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, năng động. Chính vì vậy tỷ lệ lao động nam giới từ dưới 30 đến 40 tuổi chiếm gần 97.7%. Điều này chứng tỏ Công ty cổ phần Visai đã có sự phân công lao động hợp lý, và đang dần trẻ hóa bộ máy lao động của công ty.
2.2.1.4. Về trình độ
Bảng 2.2d: Bảng thống kê lao động theo trình độ học vấn
(Nguồn: phòng hành chính nhân sự công ty cp Visai)
Trình độ học vấn
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009 so với 2008 2010 so với 2009 Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ(%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Trên đại học 5 12,5 5 9,6 4 6 - - - - Đại học - Cao đẳng 15 37,5 27 51,9 44 65,6 12 73,3 13 86,7 Trung cấp 20 50 20 38,5 19 28,4 1 4,8 2 9,09 Tổng 40 100 52 100 67 100
12.5%
37.5% 50%
Năm 2008
Trên Đại Học Đại Học - Cao Đẳng Trung cấp
9.6%
51.9% 38.5%
Năm 2009
Trên Đại Học Đại Học - Cao Đẳng Trung Cấp
6%
65.6% 28.4%
Năm 2010
Trên Đại Học Đại Học - Cao Đẳng Trung Cấp
Bên cạnh các vấn đề tài chính, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, là những thứ không thể thiếu trong sản xuất thì nguồn năng lực đóng vai trò quan trọng trong bộ máy vận hành của công ty. Bởi trình độ học vấn của người lao động là vấn đề quan trọng, là nền tảng giúp công ty phát triển về mọi mặt.
Qua bảng thống kê trên ta thấy trình độ học vấn của nhân viên công ty được thể hiện khá rõ. Năm 2008 số người có trình độ học vấn trên Đại học là 4 người chiếm 12,5%, trình độ ngang Đại học đến Cao đẳng có 15 người chiếm 37,5%, còn
lại là trình độ trung cấp. Ở năm 2009 ta thấy số nhân viên có trình độ Đại học và Cao Đẳng tăng lên 11 người so với năm 2008 chiếm tỷ lệ 12%. Sự tăng nhân viên này là do công ty trong năm này đã mở thêm văn phòng.
Năm 2010 số nhân viên có trình độ trên đại học giảm 1 tương đương 20% so với năm 2009 do có sự chuyển đổi công ty của nhân viên. Số nhân viên có trình độ trung cấp giảm 1 người so với năm 2009 là do trình độ được cải thiện. Số người có trình độ đại học đến cao đẳng tiếp tục tăng so với năm 2009 là 17 người tương đương 6,3%. Do năm nay công ty đang tập trung mở rộng thị trường ra các tỉnh nên số nhân viên được tuyển thêm khá nhiều.
Như vậy, ở đây ta thấy chiếm phần đông tỷ lệ nhân viên ở trong công ty đa số là nhân viên có trình độ từ cao đẳng đến đại học và trên đại học, chủ yếu họ là những nhân viên nghiệp vụ, trưởng phòng, các lãnh đạo của công ty. Điều này cho ta thấy được sự vững mạnh của công ty hiện nay và trong cả thời gian tới với đội ngũ nhân viên có trình độ cao, sẵn sàng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
2.3. Các biện pháp thu hút và giữ chân nhân tài tại công ty Visai
Thách thức lớn nhất hiện nay của các công ty là nguồn nhân lực. Gần như công ty nào cũng có nhu cầu tuyển dụng nhân sự để phục vụ cho nhu cầu phát triển, tăng quy mô hoạt động của mình. Số lượng nhân sự trong ngành kinh doanh thương mại dịch vụ có thể bao gồm nhiều thành phần ở nhiều trình độ khác nhau. Thành công của công ty Visai là ở chổ đã xây dựng cho mình được một chiến lược thu hút nhân viên ngay từ khâu tuyển dụng. Tại đây công ty đã biết tìm kiếm, tận dụng các nguồn tuyển dụng, xây dựng hệ thống lương bổng phù hợp cho nhân viên.
2.3.1. Các chế độ tiền lƣơng và tiền thƣởng tại công ty
Lương bỗng và đãi ngộ là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình thu hút nhân viên giỏi, gắn kết lòng trung thành và gắn bó của người lao động với công ty.
Nguyên tắc:
Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp trả cho người lao động được thực hiện theo quy chế trả lương, trả thưởng của công ty áp dụng theo hệ thống thang lương và mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Việc xác định điều chỉnh thu nhập của người lao động đều phải đảm bảo sự khách quan, công bằng, tương xứng với phạm vi trách nhiệm, năng lực và kết quả thực hiện công việc.
Thu nhập thực lãnh của nhân viên được xác định bằng tổng thu nhập cơ bản và các loại phụ cấp trừ đi nghĩa vụ phải đóng góp về BHXH, BHYT, thuế thu nhập, kinh phí công đoàn.
Hình thức trả lƣơng:
_ Đối với nhân viên bộ phận gián tiếp: trả lương theo hình thức dựa vào bảng lương cơ bản theo thời gian cố định mà công ty đã quy định.