4. Kết quả thực tập theo đề tà
2.2.3 Kết quả cho vay đối với hộ sản xuất trong thời gian qua
Bảng 2.4: Kết quả cho hộ sản xuất vay trên địa bàn năm 2008 – 2009
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
1 Tổng số hộ kinh doanh trên toàn huyện 42.650 42.667
2 Số hộ được vay Ngân hàng 13.619 14.035
3 Hộ vay cao nhất (VNĐ) 800.000.000 1.500.000.000
4 Hộ vay thấp nhất (VNĐ) 5.000.000 10.000.000
5 Số hộ nợ quá hạn 65 70 (Nguồn số liệu từ báo cáo tổng kết của NHNo&PTNT Huyện Hàm Thuận Bắc).
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy số hộ sản xuất kinh doanh trong toàn huyện tăng không đáng kể. Số hộ sản xuất kinh doanh năm 2009 chỉ tăng hơn so với năm 2008 là 17 hộ. Nhưng số hộ được Ngân hàng đầu tư cho vay thì rất đáng kể năm 2009 các hộ sản xuất được Ngân hàng cho vay tăng hơn năm 2008 là 416 hộ. Nhưng vẫn còn tồn tại những hộ nợ quá hạn mà những hộ nợ quá hạn này tập trung chủ yếu vào các nguyên nhân sau (tính riêng năm 2009):
Do làm ăn thua lỗ: 41 hộ
Do trốn mất tích : 9 hộ
Bảng 2.5:Kết quả cho vay hộ sản xuất
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh
Tuyệt đối Tƣơng đối
I Doanh số cho vay 158.825 210.961 52.136 32,83%
1 Ngắn hạn 126.971 168.299 41.328 32,55% 2 Trung và dài hạn 31.854 42.662 10.808 33,93% II Dƣ nợ 173.470 222.957 49.487 28,53% 1 Ngắn hạn 131.279 171.556 40.277 30,68% 2 Trung và dài hạn 42.191 51.401 9.210 21,83% III Nợ quá hạn 2.251 1.236 - 1.015 - 45,09% 1 Ngắn hạn 1.415 829 - 586 - 41,41% 2 Trung và dài hạn 836 407 - 429 - 51,32% (Nguồn số liệu từ báo cáo tổng kết của NHNo&PTNT Huyện Hàm Thuận Bắc)
Từ số liệu của bảng trên cho ta thấy doanh số cho hộ sản xuất vay năm 2009 đã tăng 52.136 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 32,83%. Trong đó, cho vay ngắn hạn năm 2009 tăng 41.328 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 32,55%. Cho vay trung và dài hạn năm 2009 so với năm 2008 tăng 10.808 triệu đồng ứng với tăng 33.93%.
Dư nợ năm 2009 so với năm 2008 tăng 49.487 triệu đồng ứng với tăng 28,53%. Trong đó, vay ngắn hạn năm 2009 so với năm 2008 tăng 40.277 triệu đồng tương ứng tăng 30,68%. Vay trung và dài hạn năm 2009 so với năm 2008 tăng 9.210 triệu đồng tương ứng tăng 21,83%.
Nợ quá hạn năm 2009 so với năm 2008 giảm 1.015 triệu đồng tương ứng giảm 45,09%. Trong đó, vay ngắn hạn năm 2009 giảm 586 triệu đồng ứng với giảm
41,41% so với năm 2008. Vay trung và dài hạn năm 2009 so với năm 2008 giảm 429 triệu đồng tương ứng giảm 51,32%. Đây là một tín hiệu tốt, Ngân hàng cố gắng duy trì và phát huy.
Nhìn chung Ngân hàng đã áp dụng phương pháp cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp đến hộ sản xuất và được Ngân hàng thực hiện như sau:
Cho vay trực tiếp:
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn khách hàng gửi đơn xin vay và phương án vay vốn đến Ngân hàng. Ngân hàng nhận đơn. Cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định và xác định mức cho vay.
Nếu vay đến 30 triệu thuộc đối tượng vay theo QĐ67 không phải thế chấp thì hồ sơ đơn giản. Gồm hồ sơ cho vay và giấy đề nghị vay vốn, cán bộ tín dụng tiến hành hướng dẫn làm hồ sơ vay lập sổ vay vốn, khi hồ sơ đã đầy đủ tính pháp lý theo quy định. Hộ sản xuất sẽ gửi đến Ngân hàng thì cán bộ tín dụng tiến hành hoàn chỉnh hồ sơ ghi ý kiến cho vay, trình trưởng phòng ghi ý kiến cho vay hoặc tái thẩm định, ghi thẩm định, ghi ý kiến nếu đồng ý thì trình giám đốc phê duyệt, giám đốc phê duyệt xong chuyển sang bộ phận kế toán làm thủ tục giải ngân.
Đối với hộ vay phải thực hiện thế chấp tài sản thì khách hàng cùng với cán bộ tín dụng xác lập hồ sơ pháp lý – hồ sơ kinh tế và hồ sơ vay vốn – khi hồ sơ đã được hoàn chỉnh đầy đủ tính pháp lý gửi đến Ngân hàng. Cán bộ tín dụng tiến hành viết báo cáo thẩm định ghi ý kiến cho vay trình trưởng phòng. Trưởng phòng tiến hành kiểm tra hồ sơ và tái thẩm định. Khi tái thẩm định sẽ ghi ý kiến đồng ý hay không đồng ý. Nếu đồng ý cho vay thì trình Giám đốc phê duyệt, xong sẽ chuyển sang bộ phận kế toán để làm thủ tục giải ngân.
Khi nợ đến hạn hoặc kỳ hạn trả lãi trước 10 ngày Ngân hàng thông báo cho khách hàng biết và thu xếp trả nợ cả gốc và lãi tại ngân hàng.
Cho vay gián tiếp:
Tại NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc cho vay gián tiếp thông qua tổ vay vốn theo nghị định liên tịch 2.38 và 02 (giữa NHNo&PTNT Việt Nam với hội nông dân, hội phụ nữ Việt Nam).
Khi hộ vay vốn được hoàn thiện đi vào hoạt động – tổ trực tiếp nhận đơn xin vay vốn của tổ viên, tổ chức họp bình xét cho vay, lập danh sách thành viên gửi Ngân hàng. Cán bộ tín dụng cùng tổ tiến hành thẩm định cho vay. Cán bộ tín dụng cùng tổ viên lập sổ vay vốn. Khi hồ sơ hoàn chỉnh cán bộ tín dụng mang về trình trưởng phòng và Giám đốc phê duyệt. Đồng thời cán bộ tín dụng thông báo cho tổ viên biết lịch và địa điểm. Khi giải ngân, Ngân hàng tiến hành giải ngân theo tổ cho vay thu nợ lưu động (tổ gồm 3 người: 1 cán bộ làm tổ trưởng, 1 cán bộ làm kế toán và 1 cán bộ làm thủ quỹ). Tổ chứng kiến nhận tiền vay giữa Ngân hàng và tổ viên.
Đến kỳ hạn trả lãi tổ thông báo cho tổ viên biết ngày, địa điểm trả, Ngân hàng trực tiếp thu nợ lãi theo tổ cho vay thu nợ lưu động. Nếu tổ viên có nhu cầu trả nợ trước kỳ hạn thì trả tại buổi thường trực tại xã của tổ lưu động. Nếu không thì trực tiếp giao dịch với Ngân hàng.