4. Kết quả thực tập theo đề tà
1.4.1 Khái niệm về hiệu quả cho vay
Hiệu quả cho vay là kết quả đầu tư vốn thu được sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh, kỳ sau cao hơn kỳ trước cả về số lượng và giá trị.
Hiệu quả cho vay được đánh giá bằng sự so sánh giữa hai chu kỳ sản xuất kinh doanh. Chu kỳ trước chưa có sự đầu tư vốn kịp thời, thích hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chu kỳ sau có sự đầu tư vốn kịp thời, thích hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Kết quả kinh doanh giữa hai chu kỳ được so sánh để đánh giá. Do vậy hiệu quả cho vay được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu về sản lượng hàng hóa.
Chỉ tiêu về giá trị sản lượng hàng hóa. Lợi nhuận sau chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vòng quay vốn tín dụng.
Số lao động được giải quyết công ăn việc làm. Tỷ lệ quá hạn, tỷ lệ thu lãi cho vay.
Từ những chỉ tiêu trên mà ta đánh giá được hiệu quả cho vay cao hay thấp, cho vay có hiệu quả hay không có hiệu quả, đồng thời cũng đánh giá được kết quả sử dụng vốn vay của khách hàng.
1.4.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng thƣơng mại:
Sự ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại không chỉ chịu ảnh hưởng giới hạn của một hay hai nhân tố (người đi vay và người cho vay) mà còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác cụ thể như sau:
1.4.2.1 Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc (chính sách của Đảng và Nhà nƣớc cũng là những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả cho vay):
Thực hiện Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính Phủ về việc ban hành chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ngày 12/04/2010, chính phủ ban hành Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2010. Như sau:
Về cơ chế cho vay, về đảm bảo tiền vay, về giao đất giao rừng. Về hành lang quản lý.
Về tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm, trợ giá trong sản xuất nông nghiệp, đối tượng cho vay…
1.4.2.2 Chủ quan của Ngân hàng thƣơng mại:
Đây cũng là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại như:
Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại.
Uy tín – tín nhiệm – tinh thần phục vụ của Ngân hàng thương mại.
Trình độ của cán bộ Ngân hàng trong thẩm định cho vay – trong tiếp thị, trong marketing và sự am hiểu về khoa học kỹ thuật cũng như am hiểu về pháp luật (nhất là luật kinh tế).
Tổ chức, phân công công tác phù hợp với năng lực của cán bộ.
1.4.2.3 Chủ quan của khách hàng vay vốn:
Yếu tố chủ quan của khách hàng vay vốn cũng như là những yếu tố cơ bản tác động đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại:
Trình độ, năng lực sản xuất kinh doanh. Sự am hiểu hiệu quả của khoa học kỹ thuật.
Trình độ quản lý và chấp hành pháp luật cũng như sự am hiểu pháp luật.
1.4.2.4 Thị trƣờng (sự tác động của thị trƣờng):
Thị trường cũng là nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại, yếu tố thị trường tác động đến đầu vào đầu ra của sản phẩm, của hàng hóa trong sản xuất kinh doanh. Đôi lúc nó tác động bất lợi đến tiêu thụ sản phẩm gây khó khăn cho người sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng vì người sản xuất vay vốn ngân hàng.
1.4.2.5 Thiên tai (Sự tác động của thiên nhiên):
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, người sản xuất kinh doanh vay vốn Ngân hàng gặp phải rủi ro như nắng hạn kéo dài, mưa lũ, chăn nuôi bị dịch bệnh…Không được thu hoạch, không có vốn trả nợ vốn vay đã gây ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại.
1.4.3 Các chỉ tiêu phân tích:
Để thấy được bao quát tình hình hoạt động của Ngân hàng, ta tiến hành phân tích vài chỉ tiêu chính: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn dưới nhiều góc độ khác nhau căn cứ theo địa bàn, thời hạn và theo ngành nghề (lĩnh vực đầu tư).
Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân
hàng cho khách hàng vay trong khoảng thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi lại hay chưa thu hồi lại.
Doanh số thu nợ: Là tất cả các khoản thu nợ mà ngân hàng đã thu về không
phân biệt thời điểm cho vay.
Dƣ nợ: Là chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tại một thời điểm xác định mà
ngân chưa thu hồi lại.
Nợ quá hạn: Là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã
quá hạn. (Theo điều 2 – chương I Quy định chung về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD – Ban hành theo QĐ 493/2005QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN).
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng:
o Dƣ nợ/vốn huy động:
Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào dư nợ. Nó còn cho biết khả năng huy động vốn tại địa phương của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thì vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn chưa cao.
o Dƣ nợ/tổng nguồn vốn:
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của Ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của Ngân hàng càng ổn định và có
Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động (%) =
Tổng vốn huy động Dư nợ
x 100
Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn (%) = Dư nợ x 100 Tổng nguồn vốn
hiệu quả, ngược lại thì Ngân hàng đang gặp khó khăn nhất là trong khâu tìm kiếm khách hàng.
o Vòng quay tín dụng:
Chỉ tiêu vòng quay tín dụng hay chỉ tiêu doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân. Đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm.
o Hệ số thu nợ:
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng. Hệ số thu nợ cho biết số tiền ngân hàng sẽ thu được trong thời kỳ nhất định từ một đồng doanh số cho vay.
o Nợ quá hạn/tổng dƣ nợ:
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả và chất lượng tín dụng. Nếu tỷ lệ này thấp thì chất lượng tín dụng cao và ngược lại.
1.4.4 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất:
Hộ sản xuất được xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ, được Nhà nước giao đất quản lý và sử dụng vào sản xuất kinh doanh và được phép kinh doanh trên một số lĩnh vực do Nhà nước quy định. Như chúng ta đã biết, dân số nước ta có khoảng 96 triệu dân (theo ước tính của tổng cục thống kê) trong đó gồm 70% dân số sống ở nông thôn. Trong đó khoảng 60% lao động hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp nhằm hiện đại hóa nông thôn. Trong thực tế hộ sản xuất với kinh tế tự chủ được giao đất quản lý và sử dụng, được phép kinh doanh và tự chủ được chủ trong sản xuất kinh doanh, đa dạng các mặt hàng kinh doanh (trừ những mặt hàng Nhà nước nghiêm cấm). Với sức lao động sẵn có trong mỗi gia đình hộ
Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân
Hệ số thu nợ = Doanh số cho vay Doanh số thu nợ
100 Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ (%) = x
Tổng dư nợ Nợ quá hạn
sản xuất, họ được phép kinh doanh, được chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên diện tích họ được giao. Để thực hiện được những mục đích trên họ phải cần vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, trồng những cây có giá trị cao, những con có giá trị lớn để tăng thêm thu nhập, tạo công ăn việc làm cho chính bản thân gia đình họ. Đồng thời đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. Do vậy, hộ sản xuất kinh doanh cần ngân hàng thương mại hỗ trợ về vốn để họ thực hiện những phương án trồng trọt – chăn nuôi hay kinh doanh dịch vụ ngay trên quê hương họ.
Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về cho vay vốn đáp ứng nhu cầu vốn đối với nông nghiệp – nông thôn. Ngân hàng thương mại đã cho vay tới tận hộ sản xuất, đáp ứng nhu cầu cần thiết để phát triển kinh tế.
Xuất phát từ chức năng của Ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay cho nên vốn cho vay phải hoàn trả đúng hạn gốc và lãi. Có như vậy Ngân hàng mới đảm báo sự hoạt động bình thường. Đáp ứng được nhu cầu vốn đối với hộ sản xuất cũng như nền kinh tế. Vì vậy cần phải nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất, có nâng cao hiệu quả cho vay mới giúp hộ sản xuất có vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả, tăng thêm thu nhập cho gia đình họ, tăng thêm sản phẩm cho xã hội, tạo công ăn việc làm cho chính bản thân gia đình họ. Phát huy được mọi nguồn lực ở nông thôn, từ đó khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, mở rộng và phát triển thủ - công nghiệp đáp ứng và phù hợp với nhu cầu của thị trường.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
2.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHNo&PTNT HUYỆN HÀM THUẬN BẮC: HÀM THUẬN BẮC:
2.1.1 Một vài nét về NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc: 2.1.1.1 Lịch sử hình thành:
NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc là một chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Bình Thuận trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam trụ sở tại Km14 Thị trấn Ma Lâm – Huyện Hàm Thuận Bắc – Tỉnh Bình Thuận.
NHNo&PTNT Tỉnh Bình Thuận trước năm 1992 thuộc NHNo&PTNT tỉnh Thuận Hải. Do sự chia tách địa bàn hành chính của Nhà nước, NHNo&PTNT tỉnh Thuận Hải được chia tách thành hai ngân hàng: NHNo&PTNT tỉnh Bình Thuận và NHNo&PTNT tỉnh Ninh Thuận.
Từ mô hình ngân hàng hoạt dộng theo cơ chế quan liêu bao cấp, thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước ngành ngân hàng từ mô hình một hệ thống vừa đóng vai trò quản lý nhà nước vừa đóng vai trò kinh doanh đã chuyển thành hai hệ thống ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại. Được hoạt động theo pháp lệnh ngân hàng từ cuối năm 1990, luật ngân hàng và tổ chức tín dụng tháng 10 năm 2000. Và những văn bản pháp quy – quy chế hoạt động của Ngân hàng Nhà nước ban hành.
NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc với nhiệm vụ đi vay để cho vay và thực hiện theo quy chế hạch toán kinh doanh. Bên cạnh đó, NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc còn mở rộng dịch vụ Ngân hàng khác như: Thanh toán chuyển tiền, chuyển tiền điện tử, kiều hối…
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc:
NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc có 32 cán bộ trong toàn chi nhánh, được sắp xếp theo bộ máy quản lý như sau:
Ban giám đốc: Gồm có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc Giám đốc: chịu trách nhiệm chung
1 Phó giám đốc phụ trách phòng nghiệp vụ kinh doanh. 1 Phó giám đốc phụ trách phòng nghiệp vụ kế toán ngân quỹ.
Giám đốc: Là người đại diện cho chi nhánh chịu trách nhiệm trước pháp luật
và trước tổng giám đốc. Giám đốc được hội đồng quản trị của NHNo&PTNT Việt Nam bổ nhiệm, khen thưởng. Theo mô hình này thì giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất của chi nhánh.
Phó giám đốc: Hiện tại NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc có 2 phó giám đốc. Phó giám đốc là người giúp giám đốc quản lý điều hành một số lĩnh vực do giám đốc quản lý điều hành một số lĩnh vực do giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật trong phạm vi công việc mà mình đảm nhận.
Phòng tài chính kế toán:
Chức năng: Phòng tài chính kế toán tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh và tổ chức thực hiện các mặt sau:
Hạch toán kế toán kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, tiền vốn; các hoạt động thu chi tài chính và kết quả kinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, đảm bảo tốt cho hoạt động kinh doanh.
Lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính của đơn vị.
Tư vấn tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh chỉ đạo và thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính kế toán chung của Nhà nước và của chi nhánh tại đơn vị.
Nhiệm vụ: Thực hiện đúng chế độ tài chính – kế toán chung của Nhà nước và các quy định tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam đối với hoạt động kinh doanh chi nhánh. Kế toán các khoản thu, chi tài chính cho toàn nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị một cách kịp thời, đầy đủ đảm bảo phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Quyền hạn: Đôn đốc và yêu cầu các phòng, cá nhân CB – CNV của đơn vị thực hiện các quyết định về quản lý tài chính – kế toán.
Tham gia góp ý kiến về mặt tài chính đối với công tác kinh doanh và chi tiêu trực tiếp tại đơn vị.
Có quyền và trách nhiệm báo cáo và đề xuất ý kiến với giám đốc các vi phạm về quản lý tài chính – kế toán trong phạm vi đơn vị.
Phòng tín dụng:
Chức năng:
Tổ chức thực hiện việc hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh: Thực hiện quy trình cho vay đầu tư vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh như nông lâm ngư diêm nghiệp…
Chịu trách nhiệm về đầu tư cho vay đạt hiệu quả kinh tế cho vay phải có lãi. Theo dõi và đôn đốc thu nợ kịp thời các khoản vay đến hạn, xử lý kịp thời khoản vay mất khả năng thanh toán, quản lý và lưu trữ hồ sơ cho vay; cập nhật, theo dõi, đánh giá, lập báo cáo, quản lý các khoản vay vốn của chi nhánh, báo cáo kịp thời khoản nợ rủi ro tín dụng…
Phòng hậu kiểm:
Chức năng:
Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ tình hình hoạt động của toàn đơn vị phát hiện những sai sót để khắc phục kịp thời.
Chịu trách nhiệm đề xuất xử lý kịp thời những sai sót cho ban giám đốc, giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình hậu kiểm.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra chứng từ, hồ sơ.
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức đƣợc mô tả qua sơ đồ sau:
2.1.1.3 Nhiệm vụ của NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc:
NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc cũng như mọi NHNo&PTNT huyện trên toàn quốc là huy động vốn để cho vay, nhận tiếp vốn, nhận vốn ủy thác đầu tư và các dịch vụ ngân hàng khác.
Nhiệm vụ huy động vốn:
Tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức, tổ chức kinh tế thông qua các thể thức tiết kiệm, huy động kỳ phiếu, mở tài khoản tiền gửi tư nhân, tiền gửi các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức kinh tế. nhằm tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi để tăng nguồn vốn của ngân hàng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Bên cạnh nhiệm vụ trên, NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc còn nhận tiếp vốn từ Ngân hàng cấp trên và các nguồn ủy thác từ nước ngoài, từ các tổ chức tín dụng nước ngoài.
Nhiệm vụ cung cấp vốn:
Thực hiện nhiệm vụ kinh tế chính trị của địa phương với nhiệm vụ đi vay để