Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH diễn ra như thế nào? Nêu những định hướng chính trong tương la

Một phần của tài liệu huong dan on tap 12 (Trang 26 - 27)

trong tương lai

* Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH đang diễn biến theo chiều hướng tích cực, tuy còn chậm. Thể hiện:

- Giảm nhanh tỉ trọng của khu vực nông- lâm- ngư nghiệp - Tỉ trọng của khu vực công nghiệp- xây dựng có xu hướng tăng - Tỉ trọng của ngành dịch vụ có xu hướng tăng nhanh

* Những định hướng chính phát triển trong tương lai

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II và khu vực III trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành

+ Đối với khu vực I: giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt ( giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực, tăng tỉ trọng của cây công nghiệp, cây ăn quả…), tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thuỷ sản

+ Đối với khu vực II: hình thành, phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm (chế biến lương thực, thực phẩm; dệt- may, da- giày; cơ khí- kĩ thuật điện- điện tử)

+ Đối với khu vực III, tăng cường phát triển du lịch và các hoạt động như tài chính, ngân hàng, giáo dục- đào tạo…

BÀI 35. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ1. Khái quát chung 1. Khái quát chung

* Gồm 6 tỉnh (tên), diện tích 51,5 nghìn km2,chiếm 15,6 % S cả nước, dân số 10,6 triệu người (2006), chiếm 12,7 % dân số cả nước

* Thuận lợi (thế mạnh)

+ Đất đai: dải đồng bằng ven biển có điều kiện phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Diện tích gò đồi tương đối lớn có khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn

+ Khí hậu: chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, nên có mùa đông lạnh vừa

+ Sông ngòi: sông Mã, sông Cả có giá trị về thuỷ lợi, giao thông (ở hạ lưu) và tiềm năng về thuỷ điện... + Tài nguyên rừng: Có diện tích tương đối lớn, đứng thứ 2 sau Tây nguyên

+ Khoáng sản: Một số khoáng sản có giá trị: Quặng sắt Thạch khê (Hà tĩnh), Crômit ở Cổ định (Thanh hoá), Thiếc: Quỳ hợp....

+ Biển: thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển (đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển, GTVT biển…), nhất là các bãi tắm nổi tiếng như Sầm sơn, Cửa lò, Thiên cầm…thu hút du khách trong nước và quốc tế

+ Tài nguyên du lịch: Di sản thiên nhiên thế giới: Phong Nha- Kẻ Bàng, di sản văn hoá thế giới: Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế

+ Dân cư và lao động: Dân cư có truyền thống đấu tranh cách mạng và chung sống với thiên nhiên khác nghiệt + Sự hình thành trọng điểm kinh tế miền Trung sẽ tạo sự phát triển mạnh mẽ cho vùng trong tương lai

* Hạn chế

- Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt nhất cả nước, cát bay, gió Lào, bão, mưa lớn và nước lũ, triều cường … - Mức sống của dân cư còn thấp, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật nhìn chung còn lạc hậu

2.Hình thành cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp…

Việc hình thành cơ cấu nông lâm ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc trung bộ, do khai thác được các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên theo hướng liên hoàn của vùng mang lại hiệu quả cao về kinh tế- xã hội.

a. Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp

- Diện tích rừng chiếm khoảng 20% S rừng cả nước, độ che phủ đứng sau Tây nguyên - Trong rừng có nhiều loại gỗ quý, nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị

- Rừng giàu chỉ còn tập trung ở vùng sâu giáp biên giới Việt- Lào

- Đã hình thành các lâm trường chăm lo khai thác đi đôi với tu bổ, bảo vệ rừng

- Bảo vệ phát triển vốn rừng bảo vệ môi trường, giữ gìn nguồn gen, điều hoà nguồn nước, hạn chế lũ quét, chắn gió, bão, cát bay...

b.Khai thác tổng hợp thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển

- Vùng đồi trước núi có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò...) chuyên canh cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su...

- Ở đồng bằng phát triển các vùng lúa thâm canh, chuyên canh cây công nghiệp hàng năm

c. Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp

- Các tỉnh đều có khả năng phát triển nghề cá biển. Tuy nhiên phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính

- Hiện nay, nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn được phát triển khá mạnh

Một phần của tài liệu huong dan on tap 12 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w