Tình hình cho vay của NHTMCP Công thương Trà Vinh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NHTMCP công thương tỉnh trà vinh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 49 - 53)

Bảng 2.9: Tình hình cho vay của NHTMCP Công thương Trà Vinh giai

đoạn 2007- Q1/09 ĐVT: Triệu đồng Quí 1 Tốc độ tăng trưởng (%) Chỉ tiêu 2007 2008 2008 2009 08/07 09/08

Doanh số cho vay 750.000 790.000 250.000 350.000 5,33 40 Doanh số thu nợ 716.244 767.134 211.432 361.328 7,11 71 Dư nợ cho vay 260.000 320.000 280.000 320.000 23,08 14 Dư nợ quốc doanh 40.000 37.000 20.500 27.000 -7,5 32 Dư nợ ngoài quốc doanh 220.000 283.000 259.500 293.000 28,64 13 1. Dư nợ cho vay các DNNVV 106.508 157.440 112.420 134.400 47,40 20 1.1 Dư nợ cho vay trung và dài hạn 21.362 18.893 13.490 10.752 -11,56 -20 1.2 Dư nợ cho vay ngắn hạn 85.446 138.547 98.930 123.648 62,15 25 2. Dư nợ cho vay cá nhân 98.592 104.960 91.950 105.600 6,46 15 2.1 Dư nợ cho vay trung và dài hạn 19.719 12.596 9.198 10.560 -36,12 15

2.2 Dư nợ cho vay ngắn hạn 78.873 92.364 82.782 95.040 17,10 15 3. Tổng dư nợ cho vay DNNVV và cá nhân 205.400 262.400 204.400 240.000 27,75 17 Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV và cá nhân 79% 82% 73% 75%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHTMCP Công thương Trà Vinh) Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng của NHTMCP Công thương Trà Vinh và hiện nay vẫn đóng góp một phần lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Hoạt động tín dụng của NHTMCP Công thương Trà Vinh trong năm 2007 đến quí 1/09 đã đạt được kết quảđáng khích lệ. Bên cạnh việc mở rộng các đối tượng vay thì phương thức vay cũng ngày càng đa dạng như cho vay từng lần, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng và các loại hình cho vay theo các phương thức khác tùy theo nhu cầu của khách hàng và thực tế phát sinh. Doanh số cho vay không ngừng gia tăng trong khi có sự cạnh tranh của các NHTM khác trên địa bàn ngày càng gay gắt. Năm 2008, trong bối cảnh hoạt động tài chính ngân hàng phải hứng chịu những thử thách lớn dù NHTMCP Công thương Trà Vinh chỉ là một ngân hàng thương mại trên một tỉnh nghèo nhưng vẫn không tránh khỏi những khó khăn chung của hệ thống ngân hàng. NHTMCP Công thương Trà Vinh đã tập trung vào mục tiêu “quản lý tốt, lợi nhuận cao, tăng trưởng hợp lý” do đó kéo theo một loạt những thay đổi trong chính sách hoạt động, đặc biệt đối với lĩnh vực tín dụng là lĩnh vực được xem là nguồn lợi nhuận chính của ngân hàng. Năm 2008 tổng dư nợ cho vay của chi nhánh là 320.000 triệu đồng tăng 23,08% so với năm 2007.

kiếm những dự án mới, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh, do đặc thù kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, Trà vinh tập trung vào phát triển các ngành nuôi cá tra, cá basa, nuôi tôm sú, chăn nuôi bò cũng như cho vay vốn để thu mua lương thực và nghềđánh bắt thủy hải sản… được phát triển khá rộng rãi, nguồn vốn cho vay vào các ngành này khá lớn. Tuy nhiên, mức độ rủi ro cũng khá cao vì một phần hiệu quả kinh tế mang lại từ những ngành trên phụ thuộc vào điều kiện vị trí địa lý của tỉnh Trà Vinh. Tỷ trọng cho vay cho đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tượng dân cư của chi nhánh Trà Vinh hàng năm luôn cao, năm 2007 là 79%, năm 2008 là 82% và quí 1/09 là 75% trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Doanh số thu nợ cũng tăng đáng kể năm 2008 tăng 7,11% so với năm 2007.

Biểu đồ 2.4: Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế của NHTMCP Công thương Trà Vinh

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 Triệu đồng 2007 2008 Q1/09 Năm

Dư nợ quốc doanh Dư nợ ngoài quốc doanh Dư nợ cho vay

Dư nợ ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay cho thấy tiềm năng về nguồn vốn để đầu tư phát triển vào phát triển nông nghiệp và các ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp tại Trà Vinh. Mặt khác, kinh tế phát triển đã làm đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện hơn, nhu cầu về vật chất, trang

thiết bị thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày… do đó nhu cầu về vốn của đối tượng thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh rất lớn. Việc đẩy mạnh dư nợ cho vay ngoài quốc doanh đã đóng góp quan trọng vào việc tăng trưởng tín dụng tại chi nhánh Trà Vinh, tăng thu nhập cho ngân hàng và đây là nguồn thu ổn định. Bởi vì, phần lớn các đối tượng cá nhân khi vay tiền họ chỉ quan tâm đến thu nhập của mình làm sao đểđảm bảo việc hoàn trả cho ngân hàng đúng thời gian đáo hạn.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh tăng đáng kể qua các năm. Đến thời điểm quí 1/09 dư nợ cho vay là 320.000 triệu đồng. Do trong năm 2007, sự xuất hiện của chi nhánh Sacombank, NHTMCP Sài Gòn và phòng giao dịch VCB và đến năm 2008 là NHTMCP Kiên Long với những chính sách khuyến mãi hấp dẫn trong giai đoạn tìm kiếm thị trường, đồng loạt tung ra nhiều sản phẩm tín dụng hấp dẫn khách hàng nên thị trường cho vay đã bị chia sẽ.

Một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của chi nhánh phải kểđến công tác thẩm định hồ sơ vay tại ngân hàng có phần nào gặp khó khăn. Trước tình hình cạnh tranh của các NHTM trong toàn tỉnh, việc quyết định cho vay với bất kỳ một dự án nào cũng được chi nhánh xem xét chú trọng, tránh phát sinh nợ quá hạn. Do đó, chi nhánh đã thận trọng trong việc xem xét cho vay các dự án vay. Mặt khác, do thị trường còn thiếu thông tin trong khâu thu thập, phân tích và xử lý đã làm hạn chế công tác thẩm định cho vay đối với cán bộ tín dụng.

Năm 2008 thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, NHTMCP Công thương Trà Vinh đã giới hạn tín dụng chính vì thế mà chi nhánh cũng bị khống chế tín dụng. Chi nhánh đã thực hiện ngưng cho vay một số lĩnh vực như: cho vay xây dựng nhà ở, cho vay chăn nuôi bò và cho vay các công trình chưa có nguồn vốn thanh toán, không phát triển thêm khách hàng tín dụng mới. Vì vậy, mà dư nợ cho vay năm 2008 tăng không đáng kể, tăng 23,08% so với năm 2007.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NHTMCP công thương tỉnh trà vinh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)