Phân tích tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh vũng tàu luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 30 - 31)

Trong hoạt động tài trợ vốn cho doanh nghiệp, các khoản vay thường lớn và chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của nó của nó ngày càng nhỏ do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, vì thế chỉ cần một số ít khoản vay không thu được sẽ làm cho toàn bộ lợi nhuận của ngân hàng bị mất và họ đối mặt với nguy cơ phá sản. Nhận dạng các nguồn rủi ro có thể xảy ra và lượng hóa nó là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho vay của ngân hàng. Đối với hoạt động cho vay ngắn hạn, phân tích tài chính doanh nghiệp được xem là công cụ hữu hiệu để nhận dạng và đánh giá nguy cơ xảy ra rủi ro đối với món vay.

Khi phân tích tài chính doanh nghiệp, ngân hàng cần đánh giá 3 rủi ro sau:

- Phân tích các khoản mục chủ yếu trên báo cáo tài chính: Việc phân tích sự biến đổi các khoản mục sẽ giúp cho ngân hàng xác định được các vấn đề đang phát sinh tại doanh nghiệp để có cơ sở đưa ra những dự báo triển vọng về tình hình tài chính tương lai. Những khoản mục ngân hàng cần làm rõ chủ yếu nằm trên bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập.

- Phân tích các hệ số tài chính chủ yếu: Thông tin từ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập thường được bổ sung bằng phân tích các hệ số tài chính. Để thấy rõ những vấn đề của doanh nghiệp như hiệu quả sử dụng các nguồn lực, khả năng kiểm soát chi phí, khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng trang trải chi phí tài chính, khả năng thanh toán khả năng sinh lợi.…Ngân hàng cần chú trọng phân tích các hệ số tài chính sau: hiệu suất sử dụng các nguồn lực, khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán, đòn bẩy tài chính.

nghiệp trong tương lai. Nó sẽ giúp ngân hàng nhận biết được khả năng sinh lợi, nhu cầu vay, khả năng trả nợ và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Vấn đề mà ngân hàng cần quan tâm khi đánh giá phương án tài chính này là tính khả thi của phương án mà doanh nghiệp đề xuất.

Như vậy, báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trả lời được câu hỏi

“Liệu ngân hàng có gặp phải rủi ro nếu như ngân hàng chấp nhận hợp tác với doanh nghiệp không?” Việc đánh giá rủi ro này là khá khó khăn, phụ thuộc vào trình độ năng lực cũng như tính nhạy bén, linh hoạt của người phân tích. Tuy nhiên, 3 rủi ro mà ngân hàng cần đánh giá sẽ là cơ sở quan trọng để ngân hàng xem xét nguy cơ rủi ro xảy ra, để đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh vũng tàu luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)