Nâng cao chất lượng thẩm định dự án phương án kinh doanh

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh vũng tàu luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 71 - 73)

Xu hướng hiện nay, quy mô vốn cho vay mỗi hợp đồng tín dụng, mỗi khách hàng ngày càng lớn hơn. Các dự án vay vốn có mục đích đa dạng hơn, lĩnh vực kinh doanh ngày càng có những diễn biến thất thường hơn, tính cạnh tranh giữa các ngân hàng và các định chế tài chính khác cao hơn. Do đó, công

tác thẩm định lại ngày càng quan trọng hơn trước khi quyết định cho vay. Việc thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh chính là việc đưa ra những nhận định về khả năng trả nợ của dự án, phương án đó. Mục đích của thẩm định là lượng hóa những rủi ro có thể xảy ra và khả năng kiểm soát những rủi ro của ngân hàng. Trên cơ sở đó, dự kiến những biện pháp phòng ngừa và hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra.

Để thực hiện tốt quá trình chuyên môn hóa hoạt động thẩm định, qua đó nâng cao chất lượng thẩm định, Chi nhánh nên quan tâm hàng đầu tới việc tổ chức, quản lý điều hành công tác thẩm định. Việc tổ chức, quản lý điều hành hoạt động thẩm định cần chú trọng vì đây là khâu quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định của chi nhánh.

Các dự án được đưa đến chi nhánh có quy mô, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác nhau. Việc bổ nhiệm, phân công cán bộ cần phải dựa vào khả năng, thực lực của mỗi người, đồng thời phải có sự kết hợp chặt chẽ, cùng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để phát huy trình độ, kinh nghiệm và thế mạnh của mỗi cán bộ nhằm đạt được hiệu quả trong công tác thẩm định. Việc phân công công tác phải gắn chặt với trách nhiệm của mỗi cán bộ thẩm định và kết quả của mỗi dự án mà người đó đảm nhiệm vì như thế trách nhiệm của cán bộ thẩm định mới ngày càng được nâng cao. Chi nhánh nên quy định chi tiết, cụ thể hơn về trách nhiệm cũng như quyền lợi của các cán bộ đối với kết quả thẩm định dự án đầu tư; thực hiện chuyên môn hóa trong công tác, tách bộ phận thẩm định ra khỏi tín dụng và bản thân nghiệp vụ thẩm định cần được chuyên môn hóa theo ngành, lĩnh vực kinh tế và thời hạn của dự án.

Nhằm khắc phục rủi ro đạo đức và thông tin không cân xứng, chi nhánh cần tăng cường hệ thống thông tin nội bộ cũng như thu nhập các thông tin từ bên ngoài.

Trong quá trình thẩm định dự án cần thẩm định uy tín, khả năng tài chính của khách hàng. Trong thực tế, còn nhiều khách hàng cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ, trong khi công tác thẩm định của chi nhánh chủ yếu dựa trên báo cáo tài chính của khách hàng là việc làm cần khắc phục.

Để đánh giá tính hiệu quả của dự án, trong quá trình thẩm định cần đánh giá dự án trên phương án động, các tình huống có thể xảy ra, trên cơ sở đó so sánh và đánh giá độ nhạy của dự án đó để xem xét quyết định cho vay.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh vũng tàu luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)