0
Tải bản đầy đủ (.doc) (150 trang)

T.V Khám phá thành phố Odessa

Một phần của tài liệu KHÁM PHÁ THẾ GIỚI (PHẦN 2) (Trang 56 -61 )

9 ngày khám phá Nam Ph

T.V Khám phá thành phố Odessa

Khám phá thành phố Odessa

Nằm ở miền Nam Ukraina và nhìn ra Biển Đen, ngày nay Odessa là thành phố đón nhiều du khách quốc tế nhất của đất nước 52 triệu dân này.

Riêng Odessa có hơn 1,7 triệu dân, và họ rất tự hào về thành phố "đầy cơ sở văn hóa và du lịch" hấp dẫn. Thật vậy, Odessa có 2 bảo tàng nghệ thuật, là nơi thi hào Pushkin từng lui tới nhiều lần và đã viết những câu thơ: "Mọi tiếng ồn đều im bặt nơi đây/ Tôi chỉ nghe tiếng hát của Biển Đen/ Có nghĩa là tôi đang sống ở Odessa...".

Odessa được nữ hoàng Catherine đệ nhị của Nga thành lập từ năm 1794. Hồi ấy, bà cho mời nhiều kiến trúc sư và họa sĩ châu Âu đến tham gia xây dựng nên ngày nay còn rất nhiều cơ sở mang nét kiến trúc của các nước Tây Âu như Italy, Pháp, Đức...

Chẳng hạn nhà hát opera lớn nhất Odessa do kiến trúc sư của Italy vẽ kiểu, ngày nay vẫn còn là một trong những kiến trúc đẹp nhất. Hoặc nhà thờ Assomption ở phía Nam thành phố mang nhiều nét đẹp kiểu Pháp.

Vào mùa hè, nhiệt độ thành phố này khoảng 22 độ C, trời trong xanh, nước biển ấm là những điều kiện lý tưởng cho du khách thế giới. Trước tòa thị chính Odessa có một pho tượng lớn thần Hermès, là vị thần du lịch (theo thần thoại Hy Lạp). Odessa luôn xác định ngành du lịch là hoạt động quan trọng của thành phố. Vì vậy các địa điểm hấp dẫn du khách như công viên

Chevtchenco, bãi tắm Lanzheron Otrada, quảng trường Potemkin (nơi có bậc cấp Richelieu nổi tiếng vì rộng hơn 20 m và có hàng trăm bậc), đại lộ Pushkin, thư viện Maxim Gorky... luôn được chỉnh trang, săn sóc để lôi cuốn khách tham quan.

Nhà văn Pháp Balzac, nhà văn Mỹ Mark Twain, nhà thơ Nga Pushkin, nhạc sĩ Nga Chostakovic... từng là du khách quen thuộc của Odessa xưa kia, ngày nay vẫn còn một số dấu tích của họ được lưu giữ nơi đây. Khách sạn mang tên Mozart là khách sạn 4 sao mà đa số du khách Tây Âu đều ghé trọ khi đến thành phố này.

Odessa đặc biệt với món cá trứng caviar gọi là “ikra”, đỏ hoặc đen đều ngon tuyệt; món đặc sản “droiniki”; thịt bò nấu với nấm; phô-mai và rượu vodka.

(Theo Công An TP HCM)

Các lễ hội của Hàn Quốc

Mỗi triều vua ở xứ sở kim chi đều có những sửa đổi để các lễ hội dân gian mang dấu ấn riêng của triều đại mình. Do nhịp sống tất bật của cuộc sống hiện đại, Hàn Quốc ngày nay

đã mất đi rất nhiều những ngày lễ truyền thống.

Lễ hội

Trước đây, lễ hội chỉ là thời gian cử hành những lễ nghi tôn giáo. Cho tới thời kỳ các vương quốc liên minh thì lễ tạ ơn Trời đã cho vụ mùa bội thu mới được chính thức tổ chức. Các lễ hội đó là yeonggo (múa trống gọi hồn) của Buyeo, dongmaeng (nghi lễ cúng tổ tiên) của Goguryeo, và mucheon (thiên vũ) của Dongye. Các lễ hội thường được tổ chức vào tháng 10 âm lịch, sau mỗi vụ mùa. Riêng lễ yeonggo được tổ chức vào tháng 12 âm lịch.

Một số ít ngày lễ vẫn được kỷ niệm tưng bừng ngày nay như lễ Seol - ngày đầu tiên của năm lịch âm (thường rơi vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 lịch dương). Đây là dịp để mọi thành viên trong gia đình đoàn tụ. Mọi người đều mặc áo truyền thống hanbok hoặc chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất. Cả nhà cùng làm lễ cúng tổ tiên. Sau nghi lễ này, những người ít tuổi trong gia đình sẽ cúi lạy những người lớn tuổi trong gia đình.

Một ngày lễ lớn khác trong năm là Daeboreum, ngày trăng tròn đầu tiên trong năm sau năm mới. Vào ngày này, nông dân và ngư dân thường cầu nguyện cho một mùa trồng trọt và một vụ cá bội thu. Các gia đình cầu mong một năm làm ăn phát đạt, tránh được mọi điều rủi ro, xui xẻo bằng cách chuẩn bị các món ăn đặc biệt từ các loại rau xanh có trong mùa.

Vào dịp lễ Dano (Tết Đoan Ngọ), ngày 5/5 âm lịch, nông dân nghỉ công việc đồng áng cả ngày để tham gia lễ hội đánh dấu việc gieo trồng đã hoàn thành. Phụ nữ gội đầu bằng loại nước thơm đặc biệt đun từ lá mống mắt với hy vọng sẽ tránh khỏi mọi điều không may mắn. Dano từng được coi là ngày lễ lớn, nhưng nay chỉ còn được duy trì theo nghi thức truyền thống ở một số ít nơi.

Chuseok (Rằm trung thu) - ngày trăng tròn nhất trong năm rơi vào ngày 15/8 âm lịch - có lẽ là ngày lễ được người Hàn Quốc ngày nay tham gia đông đủ nhất.

Những dòng xe chật kín đường cao tốc và tất cả các cơ quan, cửa hàng đều đóng cửa trong ba ngày. Các thành viên trong gia đình đoàn tụ, bày tỏ lòng thành đối với tổ tiên và đi tảo mộ. Người thành phố thường trở về quê hương để tham dự lễ Chuseok. Những người trở về quê trong dịp lễ này thường phải đặt trước vé tàu hoả hay máy bay vài tháng.

Múa hát dưới ánh trăng rằm Trung thu. (Msnusers)

Trong số những ngày lễ còn tồn tại đến ngày nay có lễ Phật Đản, rơi vào ngày 8/4 âm lịch. Vào ngày Phật Đản, một nhóm đông Phật tử diễu hành qua trung tâm Seoul. Các đường phố lớn hôm đó cũng được trang hoàng với những chiếc đèn Phật giáo hình hoa sen.

Có một số ngày lễ dành cho gia đình cũng có ý nghĩa quan trọng đối với người Hàn Quốc và người ta thường cử hành bằng cách tổ chức tiệc tùng và các trò vui chơi. Đó là ngày baegil (kỷ niệm 100 ngày kể từ ngày em bé ra đời), dol (kỷ niệm sinh nhật đầu tiên của bé), hoegap hay hwangap (sinh nhật lần thứ 60) - được coi là lễ kỷ niệm tròn một vòng quay 60 năm trong đời một con người theo quan niệm Hoàng đạo Phương đông. Những ngày đặc biệt này thường được tổ chức náo nhiệt, đặc biệt khi tỷ lệ tử vong sơ sinh cao và tuổi thọ con người còn thấp.

Những dịp như vậy từng được tổ chức như một ngày hội, trong đó có sự góp mặt của cả những người họ hàng xa. Ngày nay chỉ có thành viên trong gia đình tham gia các dịp này. Đối với lễ hoegap, ngày càng có nhiều người đi du lịch nước ngoài thay cho làm lễ kỷ niệm tại nhà.

Các ngày quốc lễ

1/1: Năm mới - Seol: Đây là ngày đầu tiên trong năm theo âm lịch và là ngày nghỉ đối với cả nước. Một ngày trước và một ngày sau ngày này cũng là ngày nghỉ.

1/3: Ngày độc lập: Ngày này đánh dấu các phong trào giành độc lập trên quy mô rộng lớn đòi tự do từ ách thực dân Nhật năm 1919.

5/4: Tết trồng cây: Ngày cả nước trồng cây xanh.

5/5: Tết thiếu nhi: Ngày có nhiều hình thức vui chơi cho trẻ em.

Lễ Phật Đản: Ngày 8/4 âm lịch. Các nghi lễ trang nghiêm được tổ chức tại các đền chùa Phật giáo. Đỉnh cao của các hoạt động lễ hội trong ngày này là lễ rước đèn lồng ở trung tâm Seoul. 6/6: Lễ tưởng niệm. Cả nước viếng hồn các liệt sĩ đã hy sinh trong chiến tranh bảo vệ đất nước. Lễ tưởng niệm được tổ chức ở Nghĩa trang Quốc gia.

17/7: Ngày lập pháp. Ngày kỷ niệm sự công bố chính thức hiến pháp của Đại Hàn Dân Quốc năm 1948.

15/8: Ngày giải phóng. Vào ngày này năm 1945, Hàn Quốc được giải phóng khỏi ách thống trị kéo dài 35 năm của thực dân Nhật. Ngày này cũng đánh dấu sự thiết lập Chính phủ Hàn Quốc năm 1948.

Chuseok: Ngày 15/8 âm lịch. Các gia đình tổ chức các nghi thức kỷ niệm tại nhà hoặc đi thăm mộ gia tiên. Họ cùng ngắm trăng tròn và cầu mong những điều tốt đẹp.

3/10: Ngày Quốc khánh. Ngày thành lập nhà nước do Dangun lập nên, năm 2333 TCN.

25/12: Lễ Giáng Sinh. Cả các tín đồ theo đạo và người không theo đạo Cơ đốc đều kỷ niệm ngày này, giống như ở các nước phưong Tây.

(Theo Hàn Quốc ngày nay)

Khám phá thánh đường Brunei

Brunei là một đất nước nhỏ bé, chỉ gần 6.000 km2 với hơn 300 nghìn dân nhưng lại là điểm du lịch khá hấp dẫn. Nơi đây có nền văn hóa hồi giáo lâu đời và những công trình kiến trúc độc

đáo. Hiện các công ty du lịch bắt đầu chào tour tham quan Brunei trong 4 ngày 3 đêm với giá khoảng 400 USD.

Trong suốt thời gian tại Brunei, du khách sẽ có dịp tham quan Cung điện của nhà vua Brunei – Sultan Palace, một trong những cung điện lớn nhất thế giới với 1.778 phòng, Bảo tàng Quốc gia Brunei nơi lưu giữ hình ảnh của các đời Sultan (nhà Vua) cũng như lịch sử và nền văn hoá đa sắc Brunei.

Du khách sẽ được thăm làng nước – Water Village để cảm nhận những nét văn hoá đặc trưng của một bộ phận người dân Brunei sinh sống trên sông. Khách tham quan sẽ bất ngờ với thế giới sinh thái tại công viên Jerudong Park và thưởng thức tiết mục Nhạc nước độc đáo và hấp dẫn bắt đầu lúc 20h. Ngoài ra, du khách còn được chiêm ngưỡng các Thánh Đường của Vương Quốc Hồi Giáo, được mệnh danh là một trong những Thánh đường lớn nhất trên thế giới như: Jame Asr Bolkiah Mosque, Omar Ali Saifudien Mosque.

Một ngày tự do khám phá thủ đô Bandar Seri Begawan sẽ giúp khách du lịch hiểu rõ hơn cuộc sống của người dân đất nước hồi giáo này. Đối với chương trình của Saigontourist, khách có thể lựa chọn một số chương trình tham quan theo nhu cầu riêng, trong đó có tour thăm quan Trung tâm khai thác dầu và khí đốt Seria của Brunei (Seria Oil & Gas).

T.V.

Cung điện hoàng gia Brunei.

Đa dạng vùng đất Zimbabwe

Với diện tích 150.873 km2, Zimbabwe chiếm một phần rộng lớn ở phía nam châu Phi. Những đồng cỏ bao la, những rặng núi dài rộng chạy dọc từ nam đến bắc, Zimbabwe là

thiên đường của nhiều động vật hoang dã và quý hiếm. Nơi đây có nhiều địa danh nổi tiếng mà bất cứ du khách nào đã tới không thể bỏ qua.

Một phần của tài liệu KHÁM PHÁ THẾ GIỚI (PHẦN 2) (Trang 56 -61 )

×