2 .3 Hoạt động xây dựng căn cứ ổn Lâm-Kỳ Thợng
3.3 Những ngày cuối cùng của nghĩa quân
Ngay sau khi Ba Đình thất thủ (đầu năm 1887), phong trào Cần Vơng ở Thanh Hóa phải chịu tổn thất nặng nề. Thực dân Pháp tổ chức vây quét khắp nơi trong tỉnh để tiêu diệt phong trào Cần Vơng.
Trong toàn tỉnh lúc này, hàng loạt các nhà lãnh đạo Cần Vơng đều bị giặc truy nã và giết hại. Hoàng Bật Đạt, Đỗ Đức Mậu bị địch bắt, chúng chém bêu đầu ở làng quê, Phạm Bành bị bức hàng phải uống thuốc độc tử tử. Hà Văn Mao rút lên Mờng Kỷ (Bá Thớc), Đinh Công Tráng chạy về Nghệ An nhằm liên lạc với phong trào Cần Vơng Nghệ Tĩnh nhng đã bị giặc đuổi theo giết hại, Nguyễn Đôn Tiết bị đầy đi Lao Bảo rồi chết ở đó. Riêng chỉ còn Cầm Bá Thớc còn đứng vững ở căn cứ Trịnh Vạn - Thờng Xuân.
Cũng nh các nơi trong tỉnh, lúc này tại Nông Cống, phong trào Cần Vơng bị đàn áp khốc liệt. Tên việt gian Trần Lục, tức cha sáu, ở nhà thờ Phát Diệm - Ninh Bình (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) từ tháng 4 năm 1886 đã đợc triều đình Đồng Khánh tăng lên chức" Khâm sai tuyên phủ sứ". Khi kéo quân về đánh phá phong trào kháng chiến ở Thanh Hóa, hắn đã báo cáo lên bọn quan thầy của chúng: " Các huyện nh Ngọc Sơn (Tĩnh Gia sau này), Nông Cống, Đông Sơn, Quảng Xơng, giặc giả (?) tứ tung, đờng chạy trạm rất hiểm trở tớng giặc (?) lập đồn tại Thạch Đông, ẩn Lâm ( tức ổn Lâm) thuộc huyện Nông Cống... chực toan lấn sang Yên Định, Thọ Xuân, Quảng Hóa ( Vĩnh Lộc) để tìm đờng thông ra miền rừng tỉnh Ninh Bình, Sơn Tây, Hng Hóa ... Quân giặc (tức nghĩa quân - TG) thắng thế, cứ ngày thêm hống hách [62; 91].
Nh vậy đến tháng 4 - 1886 địch đã phát hiện đợc căn cứ ổn Lâm nhng việc đánh phá căn cứ gặp nhiều khó khăn, vì phạm vi căn cứ rộng, có nhiều đờng rút quân sâu vào rừng núi Thờng Xuân ( Nh Thanh hiện nay) rất hiểm trở. Để tấn công vào căn cứ, bọn địch phải dùng những tên phản động địa phơng và mua chuộc một số phần tử đầu hàng làm tay sai nội ứng cho chúng. Bọn này đã báo cáo về ổn Lâm nh: " ổn Lâm hữu danh Lân, danh Đạc, tòng phỉ nhi lý trởng nạp phỉ bất báo" [106] ( tức: ổn Lâm có tên Lân, tên Đạc theo giặc, mà lý trởng dấu không báo). Bọn địch dùng thủ đoạn đa bọn tay sai giả danh là ngời mang vàng bạc để ủng hộ nghĩa quân. Lúc này lực lợng nghĩa quân Tú Phơng cũng còn số ít
rút sâu vào trong đồn Kỳ Thợng, hơn nữa nội bộ nghĩa quân bắt đầu xuất hiện những phần tử bi quan, dao động. Bởi có những kẻ phản động làm nội ứng, nên ban đêm binh lính địch đã lọt vào khu vực đầu não và chúng nổ súng đánh phá căn cứ. Trớc tình thế nguy cấp bất ngờ ấy, Lĩnh Quýnh liền mang một đội quân nhảy qua tờng rào đánh giải vây, nhng vì vớng cọc tre gai, ông bị sa lới địch, một số nghĩa quân hy sinh tại chỗ. Nhận thấy không thể chống nổi kẻ thù, song quyết không để rơi vào tay gaịc, Tú Phơng đã cắn lỡi tự tử, hôm đó là ngày 14 thágn 4 năm Đinh Hợi (6 - 1887).
Tú Phơng tự sát, bọn địch vội đâm nát thi thể ông nhằm lấy cờ tâng công với chủ và chúng chặt đầu ông đem về Hơng Trì. Còn Lĩnh Quýnh bị chúng nhốt vào cũi mang về tỉnh lỵ, Pháp cho lính dụ hàng, nhng ông đã nói " Bay bắt đợc tao thì chỉ có giết, nếu tao ra đợc thì bay chẳng còn". Cuối cùng chúng chém ông ở Cầu Hạc" [82; 87].
Những trang sử Cần Vơng là những trang nặng nỗi đau thơng, mất mát hy sinh của ngời dân Nông Cống. Đã hơn một thế kỷ trôi qua, trong tâm khảm của ngời dân Nông Cống, luôn nhớ tới tội ác của bọn cớp nớc và bán nớc.
Trong thời gian không đầy 5 năm (1886 - 1890) giặc Pháp và tay sai đã khủng bố dã man nhân dân Nông Cống nh cớp của, phá nhà giết ngời, tội ác của chúng còn đọng lại trong các vụ việc tiêu biểu:
Cuối năm 1885 để xây đồn Mng, giặc Pháp dã đốt làng Yên Quả để chiếm đất, dỡ nhà cớp của một cách ngang nhiên về xây đồn. Đồn Pháp đóng ở đây nhiều năm, nhân dân các làng Yên Quả, Lơng Mộng, Yên Dân Tống Công, Sở Thôn, Bi Kiều, Thạnh Hà, Đông Cao, Ma Giáp... thờng xuyên bị quấy phá, chúng bắt ngời cớp của, cuộc sống của nhân dân không lúc nào yên ổn.
Cuối tháng 2 - 1886, Cần Vơng đánh phá huyện giết tên quyền tri huyện Phan Huy và tay chân, giặc Pháp tức tối đã cho lính Âu Phi đốt phá làng Cáo Hạ, Côn Cơng, Hữu Cốc... bắn bừa bãi bà già trẻ em. Chúng bắt lý trởng Côn Cơng là Trần Bật Sáng về chém đầu ở Cầu Hạc để thị uy. Chúng lại dẫn quân về làng Ngọc Tháp khủng bố dân làng dỡ ngôi nhà của ông Bang Văn đem về huyện lỵ...
Khi chiến khu ổn Lâm - Kỳ Thợng thất thủ vào cuối 1887, giặc Pháp mở một đợt khủng bố lớn. Chúng cho lính đồn Thị Long tiến sát làng ổn Lâm với chủ trơng " Tiên siêu phá dân gian, hậu chính pháp chức dịch"(nghĩa là: trớc tiên đốt phá dân làng sau sử chém chức dịch). Các chức dịch ở làng ổn Lâm nh Lê Văn Thắm (lý trởng), Lê Văn Lờng ( Hơng Mục) Hỗ Sĩ Tợng ( Hơng bạ) đều bị giặc chặt đầu. Thậm chí có ngời dân tên là Nguyễn Văn Cửu chúng lầm là " Lý Trởng Cựu" (lý trởng cũ) cũng bị lôi ra chặt đầu. Đình làng ổn Lâm to rộng có thể chứa đợc 500 - 600 ngời, Pháp đã phá đi phá lại đến 9 lần. ( kể cả về sau này). Chúng còn mở rộng khủng bố phá các làng: Yên Dân, Cung Điền, Sơn Hậu, Đại Trầu, Xa Lý, Hậu áng, Mậu Lân, Phợng La Đông. Riêng làng Hơng Trì (quê hơng Tú Ph- ơng) giặc đóng ở làng tuần lễ để đốt phá, cớp bóc, dân làng Hơng Trì chạy giặc xuống tận chợ Chìa, chợ Kho ( vùng biển Tĩnh Gia) hàng tháng. Giặc Pháp và tay sai đốt phá các di tích văn hoá nh: đốt chùa Hón (làng Cung Điền), gia súc lợn gà cũng bị giết. Làng Đại Trầu cũng bị đốt sạch, phá sạch, cả làng chỉ còn 1 cối giã gạo- cả làng dùng chung đến nay vẫn còn. Năm 1887 là năm thiên tai, bệnh dịch rất nặng. Bọn địch đã cớp đi trên tỉnh Thanh 9.500 nhân mạng và vụ đói tháng 4 đến tháng 8 năm Bính Tuất làm cho ruộng đồng xơ xác. Thiên tai, địch hoạ giáng xuống, đời sống nhân dân càng ngày càng cơ cực. Nỗi đau do Pháp, tay sai gây ra mãi mãi còn lắng động trong lòng dân.
+ Nhiều tấm gơng oanh liệt, chết một cách anh hùng cho đến nay nhân dân Nông Cống mãi mãi ghi nhớ:
Ông Bang Văn ( Đỗ Tuấn Rẫy) cháu 12 đời quận công Đỗ Phi Tán đỗ tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1544) bị địch bắt về tỉnh lỵ. Giặc tra khảo dụ dỗ, ông đã chửi thẳng vào mặt kẻ thù" Hàng! Tao chết, tao nhất định không hàng". Giặc Pháp chém ông ở Cầu Hạc rồi vùi xác ông ở đây. Bà hàng nớc lén dùng bình vôi đánh dấu nơi chôn và sau đó báo cho gia đình ông biết đem về Ngọc tháp chôn cất.
Tham tán Nguyễn Phơng cắn lỡi tự tử ngày 14 tháng 4 năm Đinh Hợi (6 - 1887). Giặc chặt đầu ông treo ở chợ Nồn để khủng bố dân làng, học trò đã lợm xác, lấy đầu gắn lại chôn cất cẩn thận. Ngày nay đã xây lăng và nhà thờ để thờ cúng, tởng niệm một vị anh hùng quê hơng [ xem phụ lục 1].
Cụ án sát Ngô Xuân Quỳnh sau khi đại sự vỡ lở đã xuống thuyền của ngời chị trên sông Yên ẩn náu. Sau đó cụ uống thuốc độc tự tận để tỏ lòng trung.
Nguyễn Quýnh là con trai Tú Phơng giữ chức lãnh binh nên gọi là Lĩnh Quýnh. ông bị giăc bắt khi căn cứ ổn Lâm bị vỡ, giặc đem về tỉnh lỵ dùng kế dụ dỗ, ông khảng khoái nói thẳng vào mặt bọn giặc và tay sai " Bay bắt đợc tao thì chỉ có giết. Tao mà ra đợc thì bọn bay chẳng còn".
Các ông Đề Sơn, Lĩnh Bòng bị giặc đem về chém đầu ở Cầu Hạc. ông Đề Sơn đợc dân làng Đám ( Nh Thanh) lập bàn thờ, còn ông Lĩnh Bòng sau 3 năm gia đình đa hài cốt về quê, qua làng Ngọc Đới (Quảng Xơng) làng xin gửi lại làm lễ tế 1 ngày sau xây nhà thờ để thờ phụng.
Ông Trần Văn Diễn tức Đốc Đăng là con rể lấy con gái đầu cụ Tú Phơng là bà Nguyễn Thị Thơm. Ông Đốc Đăng bị địch chém đầu ở xã Trung Liệt. Ông Nguyễn Duy Toan ở làng Hơng La bị giặc chém đầu ở cầu Thị Long. Nhân dân Nông Cống có ngày " giỗ chung" mồng 6 tháng 11 âm lịch" hàng năm để giỗ nghĩa quân bị giặc giết hàng loạt khi ổn Lâm thất thủ.
Trong những ngày oanh liệt và đau thơng đó, chỉ là một ông Tú nhng sự hy sinh cuả ông đã vang dội, sĩ phu cảm phục ngời anh hùng cứu nớc, đã làm thơ ca ngợi ông:
Ơn trời hai chữ Tú Tài
Gánh giang sơn nặng một vai với ngời Xa nay hào kiệt trên đời
Công thờng là trọng, công lời kể chi
[ xem phụ lục 5]
Nguyễn Xuân Ôn, ông nghè Nghệ An đã có bài thơ khóc ông Tú Phơng: " Khấp Thanh Hóa, hải phòng, tham biện, Nguyễn Phơng nghĩa tử", bài thơ dịch nh sau:
" Trong đám văn thâm rất mực hào Giặc xa run sợ, tiếng xôn xao
áo xiêm đổi lấy đồ binh phục Tơi nón thề chung nghĩa trạch bào
Muôn đội hùm beo đều tan tác
Một vùng xe ngựa lại lao xao. Mất, còn, thua đợc : tầm thờng cả Danh tiết muôn đời núi ổn cao."
( Hợp tuyển văn thơ yêu nớc nửa sau thể kỷ XIX) Đến nay nhân dân Nông Cống còn lu truyền câu ca:
" Hai quan lãnh đốc đi mô
Để đầu quan lớn phơi khô chợ Nồn"
Hoặc " Lĩnh Bòng, Lĩnh Quýnh đi mô Để đầu quan lớn phơi khô chợ Nồn"
Bức tranh đau thơng nhng rất đỗi anh hùng của nhân dân Nông Cống trong những ngày Cần Vơng oanh liệt đợc ghi lại theo trí nhớ của các ngời già cả, chắc chắn còn sót nhiều. Tuy vậy, hồi tởng lại những sự kiện hơn một thế kỷ đã trôi qua, con cháu Nông Cống cũng nh đồng bào đồng đồng chí xa gần có thể hình dung đợc những ngày Cần Vơng ở Nông Cống nói riêng - nam Thanh Hóa nói chung.
Nỗi đau thơng trên đã biến thành hành động, các tầng lớp nhân dân trong huyện lại kề vai sát cánh vợt lên khỏi sự tàn bạo của kẻ thù để tham gia cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh trong chặng đờng tiếp nối.
3.4. Phong trào ở Nông Cống sau khi căn cứ ổn Lâm - Kỳ Thợng tan vỡ (1887 - 1890)
Căn cứ ổn Lâm - Kỳ Thợng thất thủ, phong trào Cần Vơng ổ Nông Cống đã bị giặc Pháp và tay sai đánh phá quyết liệt. Cũng nh trên toàn tỉnh Thanh Hóa, sau Ba Đình rồi đến Mã Cao bị giặc Pháp đàn áp, phong trào Cần Vơng tạm lắng xuống, cảnh đầu rơi máu chảy, đốt nhà phá làng của địch thờng xuyên diễn ra trong thời gian 1887 đến 1889. Tội ác của giặc Pháp và tay sai càng làm cho nhân dân nung nấu từ 10 - 1889 đến 3 - 1890, bốn chiến thắng lớn kế tiếp nhau của
cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh đã diễn ra sôi động tại Nông Cống, làm tiêu hao một phần quan trọng sinh lực địch ở Thanh Hóa.
Khác với các tớng lĩnh cần Vơng Ba Đình - Mã Cao- ổn Lâm, chủ trơng xây dựng căn cứ, thành quách để chống giặc, Tống Duy Tân và Cao Điển chủ tr- ơng đánh giặc cơ động. Nghĩa quân thoắt ẩn, thoắt hiện trên địa bàn Thanh Hóa, sống trong sự đùm bọc nuôi nấng của nhân dân khiến giặc Pháp phải " chạy theo sau" nghĩa quân chứ không có cứ điểm cụ thể để vạch kế hoạch và chuẩn bị lực l- ợng tấn công nh ở Ba đình, Mã Cao, ổn Lâm. Đây là một chiến thuật bất ngờ khiến cho giăc Pháp rất lúng túng vì không nắm đựơc qui luật hoạt động của nghĩa quân. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh có những chiến thắng vang dội, kéo dài 6 năm, tạo ra cao trào mới ở khắp Thanh Hóa, trong thời kỳ 1889 - 1890.
+ Nhân dân Nông Cống đã tỏ rõ những cố gắng rất lớn của mình đóng góp vào công cuộc khởi nghĩa chung, mặc dù mới phải trải qua một cuộc đàn áp khốc liệt của giặc. Nhiều cơ sở lại cắt cử trai tráng tham gia nghĩa binh, vận tải quân l- ơng, xây dựng và bảo vệ các trận địa chiến đấu của nghĩa quân Hùng Lĩnh ở quê hơng.
+ Nhân dân Nông Cống tự hào dã góp phần làm nên những chiến thắng và nhiều tên xâm lợc đã bỏ mạng trên đất Nông Cống - bất khuất, kiên trung.
Những trận đánh của nghĩa quân Hùng Lĩnh trên đất Nông Cống.
+ Trận Vân Đồn đây là trận đánh mở đầu giai đoạn mới (1889 - 1890) của nghĩa quân Hùng Lĩnh diễn ra 2 ngày 8 và 11 -10 - 1889, đánh các cuộc càn của địch [ xem 26; 201, 202 ] thu đợc thắng lợi to lớn. Tinh thần yêu nớc của nhân dân làng Vân Đồn đã sáng ngời trang sử truyền thống của huyện Nông Cống.
+ Trận đột nhập huyện lỵ Nông Cống (ngày 10, tháng giêng năm Canh Dần) [xem 26; 203, 204].
+ Trận phục kích ở Yên Thái [xem 26; 204, 205, 206].
+ Trận đánh đồn Thị Long (ngày 14 tháng hai năm Canh Dần) [xem 26; 206, 207].
Bốn chiến thắng của nghĩa quân Hùng Lĩnh trên đất Nông Cống, mãi mãi là bài ca bất khuất, vang vọng của quân dân trong huyện, chứng tỏ tinh thần yêu nớc của ngời dân Nông Cống tiếp nối các truyền thống của các anh hùng liệt sĩ ở quê hơng chống xâm lăng.
Tóm lại: Do có lòng yêu nớc nồng nàn, nhân dân Nông Cống có mặt sớm nhất trong phong trào yêu nớc chống Pháp cuối thế kỷ XIX, đóng góp tích cực vào thành tích chống Pháp của tỉnh Thanh ngay từ đầu. Biểu hiện cụ thể là các trận đánh ở đồn Mng, đồn Thị Long và Eo Son, đặc biêt là trận đánh tập kích thành Thanh Hóa 12 - 3- 1886.
Qua các trận đánh trình bầy ta thấy: Tú Phơng ngời lãnh tụ mu lợc, dũng cảm, can trờng, ông đã có mặt hầu hết các trận tập kích, phục kích ở khắp các làng, xã, tổng một vùng rộng lớnTĩnh gia và nam Nông Cống. Ông đã chỉ huy " đội quân cảm tử" nhiều lần xông vào đồn địch, với tinh thần chiến đấu quyết liệt, táo bạo và liên tục. Nhờ có sự lãnh đạo đó mà căn cứ ổn Lâm - Kỳ Thợng mặc dù bị vây hãm từ sau khi đánh úp thành Thanh Hóa vẫn tiếp tục chiến đấu cho tới gần cuối năm 1887 mới bị tan vỡ.
Sự hy sinh của gia đình ông gồm cha và 3 ngời con (nguyễn Phác Nguyễn Quýnh và con rể Đốc Đăng) là một bằng chứng sinh động tấm lòng vì nớc quên thân, tỏ rõ tính cách cơng trực khảng khái... Chính ông đã tạo nên một lớp ngời c- ơng trực, thẳn thắn, sẵn sàng hy sinh vì truyền thống dân tộc, quê hơng, vì giang sơn xã tắc mà kẻ thù dù dở thủ đoạn xảo quyệt nào vẫn không dụ dỗ đợc các nghĩa quân. Thật là: Với tinh thần " thà chết chứ không chịu làm nô lệ".
Quá trình chiến đấu của nghĩa quân, một lần nữa chúng ta có thể khẳng định rằng: Phong trào Cần Vơng nam Thanh Hóa đã nổ ra sớm nhất (trớc cả Ba Đình), bởi vì từ sau khi đánh úp thành Thanh Hóa, lãnh tụ Cần Vơng của tỉnh quyết định phát động phong trào trong toàn tỉnh lên một bớc mới và cuộc khởi nghĩa Ba Đình nổ ra sau đó. Mặt khác việc đánh úp thành Thanh Hóa quả thật có nhiều lực lợng, nhng vai trò chủ chốt là lực lợng "300 nghĩa quân cảm tử" do Tú Phơng chỉ huy - trở thành mũi chính để làm nên tiếng vang này. Trớc khi khởi nghĩa Ba Đình nổ ra, tại Nông Cống nói riêng và nam Thanh Hóa nói chung đã qui
tụ nhanh chóng các cứ điểm đánh giặc trên mảnh đất quê hơng. Trong đó nổi bật là căn cứ ổn Lâm - Kỳ Thợng do Tú Phơng đứng đầu. Chính Tú Phơng đã qui tụ đợc mọi tầng lớp nhân dân tham gia đánh Pháp, không những thế mà còn liên kết và góp phần xây dựng, chi viện cho các căn cứ khác trong tỉnh. Mục đích của ông đã thống nhất đợc với nhân dân và mọi tầng lớp khác, chấp nhận sự lãnh đạo của