Giới thiệu về Cascading Style Sheets (CSS)

Một phần của tài liệu Ứng dụng ASP xây dựng trang web du lịch nghệ an (Trang 82 - 83)

I. Mô hình đối tượng của Active server page 5.1 Các đối tượng của ASP

3.Giới thiệu về Cascading Style Sheets (CSS)

Ban đầu, THML được thiết kế chủ yếu như một hệ thống mã hóa chung, cho phép mọi người xem chung trang Web, bất chấp họ đang sử dụng hệ nền máy tính nào. HTML đưa ra kiểu định dạng có cấu trúc nhưng không cho phép nhà thiết kế có nhiều quyền chi phối diện mạo trang Web.

Trong khi các hãng sản xuất trình duyệt cố thỏa mãn nhu cầu chi phối vẻ đẹp hình thức này bằng cách bổ sung thêm các thẻ HTML mới không theo chuẩn, độc quyền thì World Wide Web Consortium (W3C) lại nỗ lự hình thành một hệ thống duy trì tính phổ quát của HTML, đồng thời cho phép nhà thiết kế có quyền chi phối hình thức trang Web ở mức cao hơn. Kết quả của sự nỗ lực này là sự ra đời của Cascading Style Sheets.

Cascading Style Sheets, còn gọi là CSS, hay chỉ đơn giản là style, cho hpép gán nhiều thuộc tính cùng một lúc cho tất cả các phần tử nào được đánh dấu bằng một thẻ trên trang WEb. Ví dụ: có thể hiển thị tất cả các đề mục H1 với phông chữ, cỡ chữ, màu chữ cụ thể. Mặc dù có thể định dạng bằng HTML nhưng style vẫn có nhiều ưu điểm vượt trội:

 CSS tiết kiệm thời gian trong trường hợp phải ấn định phông chữ cho

mỗi tiêu đề và mỗi đoạn trong một trang Web dài.

 CSS rất dễ thay đổi. Trong khi thực hiện bình thường cần thay đổi phông

chữ, cỡ chữ, màu chữ của mỗi đoạn thì với CSS chỉ cần hiệu chỉnh chỉ ở một chỗ.

 Style cho phép chi phối văn bản theo cách thức vượt quá khả năng của

thẻ HTML.Chúng ta có thể ấn định khoảng cách dòng, màu nền, xóa định dạng in đậm và in nghiêng…

 Có thể áp dụng vớic Javascript để tạo hiệu ứng động gọi là DHTML.

GVHD: ThS Đặng Hồng Lĩnh SVTH: Cao Thị Tuy ết Nhung 22/12/2013

 Style giúp dễ dàng tạo kiểu định dạng chung cho mọi trang Web. Chúng ta vẫn chỉ phải định nghĩa style một lần duy nhất. Chỉ thực hiện thay đổi ở một nơi-và thế là tất cả các trang đều được cập nhật ngay lập tức.

Cấu trúc của Style

Cấu trúc một Style cấu thành từ một tên thẻ (H1, P…) và một hay nhiều định nghĩa xác định cách hiển thị các phần tử được đánh dấu bằng thẻ đó. Ví dụ phông Lithos Regular 12 point, màu đỏ

Mỗi định nghĩa chứa một thuộc tính, dấu hai chấm và một hay nhiều giá trị. Ví dụ để thay đổi màu chữ, dùng thuộc tính color với giá trị red chẳng hạn. Định nghĩa sẽ là color:red. Theo sau dấu hai chấm không có khoảng trắng. Các định nghĩa phải được phân cách bằng dấu chấm phẩy.

Ví dụ: H1 {font-size: 12pt;color:red}

Một phần của tài liệu Ứng dụng ASP xây dựng trang web du lịch nghệ an (Trang 82 - 83)