Để hiểu kỹ phần này, trước tiên ta tìm hiểu sơ đồ miêu tả về phần cứng cũng như phần mềm của các phần chức năng thực hiện việc thiết lập cuộc gọi:
Hình 2.36. Phần cứng và mềm đảm nhiệm chức năng thiết lấp cuộc gọi [7].
Chức năng cụ thể của các bộ phận trên:
– LIC (Line Interface Circuit): mạch giao tiếp đường dây Chức năng: cấp nguồn, đảo cực, nhận các xung quay số, chuyển tiếp để kết nối các tín hiệu chuông, chuyển tiếp để kết nối thiết bị kiểm tra, và chuyển đổi từ tương tự sang số.
Mỗi board mạch in có 8 mạch giao tiếp đường dây (LIC) và nó được trang bị với các thành phần riêng biệt gọi là SLIC (Subscriber Line Interface) và SLAC (Subscriber Line Audio Processing Circuit): Tính linh động của các mạch làm cho nó dễ dàng thích nghi với các nhu cầu khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Mạch giao tiếp đường dây không có thiết bị để nhận các con số từ các máy điện thoại nhấn phím (tones).
– KRC (Keyset code Reception Circuit): Mạch nhận mã nhấn phím. Thiết bị này được dùng để nhận các số của một vài thuê bao. Mỗi board mạch in có thể cung cấp 8 KRC. EMTS (Extension Module Time Switch) Để kết nối các KRC đến các thuê bao gọi và thực hiện việc chuyển mạch sơ bộ khi thuê bao nhấc máy. Cả ba khối thiết bị trên (LIC, KRC và EMTS) đều có phần mềm vùng và phần mềm trung tâm.
– ETB (Exchange Terminal Board): Thiết bị thêm vào để kết nối thuê bao đến chuyển mạch nhóm. Thiết bị này xử lý 32 kênh số đến chuyển mạch nhóm.
ETB là phần cứng của khối chức năng RT (Remote Terminal). RT có phần mềm trung tâm để duy trì các kênh đến tổng đài.
– CJ (Combined Junctor) Khối chức năng kết hợp (CJ) được cung cấp để kết hợp tất cả các chức năng trong khối giao tiếp thuê bao. Khối này được thêm vào để kết hợp ở giai đoạn thiết lập và xóa, CJ dùng như một mạch giao tiếp giữa các thiết bị trong khối giao tiếp với TCS.
– RE (register) Thanh ghi dữ liệu trung tâm có nhiệm vụ lưu trữ số gửi tới, sau đó chuyển tiếp cho các khối DA và RC để làm nhiệm vụ phân tích số và phân tích định tuyến cho số gửi tới đó.
– RA (Routing analysis): Đây là khối phân tích định tuyến. Ở trong RA, bảng phân tích route chỉ định route để dùng cho cuộc gọi.
– DA (Digit analysis): Đây là khối phân tích số, trong DA có bảng phân tích số còn gọi là bảng B-number. Việc thiết lập cuộc gọi trải qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Tiếp nhận cuộc gọi. Đường dây thuê bao được giám sát liên tục bởi khối chức năng giao tiếp thuê bao. Khi phát hiện thuê bao nhất máy, một ô nhớ trong khối chức năng điều phối cuộc gọi (CJ) sẽ được dành riêng để xử lý cuộc gọi đồng thời một kênh thoại giữa tầng thuê bao và tầng chuyển mạch trung tâm GS sẽ được dành riêng.
Giai đoạn 2: Truy vấn dữ liệu thuê bao. Khối chức năng CJ sẽ truy vấn cơ sở dữ liệu trong khối chức năng quan lý phân loại thuê bao SC để xác định phân loại thuê bao. Nếu thuê bao sử dụng bộ thu phát mã quay số thì CJ sẽ yêu cầu khối chức năng báo hiệu thuê bao KR dành riêng một ô nhớ rỗi và KR sẽ yêu cầu khối chức năng chuyển mạch thuê bao TS thiết lập đường kết nối giữa mạch thuê bao và ô nhớ báo hiệu dành riêng.
Giai đoạn 3: Định vị thanh ghi và gửi tín hiệu mời quay số. Khối chức năng CJ yêu cầu SC liên kết đến một ô nhớ trong thanh ghi dữ liệu trung
tâm RE. SC sẽ chuyển dữ liệu phân loại thuê bao đến ô nhớ trong RE. RE thông báo cho CJ biết nó đã sẵn sàng nhận thông tin quay số. CJ chuyển thông báo này đến KR. KR gửi tín hiệu mời quay số đến thuê bao. Một ô nhớ trong khối chức năng giám sát cuộc gọi CLCOF cũng được dành riêng để giám sát cuộc gọi này.
Giai đoạn 4: Nhận thông tin được quay. Thông tin quay số của thuê bao được gửi đến KR. KR sẽ chuyển thông tin này đến cho CJ. CJ chuyển tiếp thông tin này đến RE. RE sẽ lưu thông tin quay số đồng thời gửi đến khối chức năng phân tích số DA.
Giai đoạn 5: Phân tích số bị gọi, định tuyến và chương trình ghi cước. Khối chức năng DA sẽ phân tích từng chữ số một dựa trên bảng dữ liệu nạp sẵn. Quá trình phân tích được tiến hành cho đến khi đủ thông tin cần thiết. Kết quả phân tích sẽ được DA gửi trả về RE gồm chỉ số phân tích định tuyến, chỉ số phân tích ghi cước… RE gửi chỉ số phân tích định tuyến đến khối chức năng phân tích định tuyến RA và chỉ số phân tích ghi cước đến khối chức năng phân tích cước CHAP. RA phân tích chỉ số định tuyến này để xác định thông tin định tuyến. Thông tin định tuyến được RA trả về cho RE.
Giai đoạn 6: Chọn mạch trung kế và đường kết nối trong chuyển mạch trung tâm. Trường hợp thông tin định tuyến là một hướng trung kế C7, RE sẽ yêu cầu khối chức năng trung kê BT chọn một mạch trung kế rỗi BT sẽ báo cho RE biết mạch trung kế nào được chọn. RE yêu cầu GS dành riêng một đường kết nối giữa mạch kết cuối thuê bao và mạch trung kế đã chọn.
Giai đoạn 7: Gửi thông tin cuộc gọi đến tổng đài kế tiếp trên kênh báo hiệu. Khối chức năng RE chuyển thông tin cuộc gọi đến BT. BT chuyển thông tin này đến khối chức năng định tuyến báo hiệu C7DR. C7DR chuyển tiếp bản tin đến khối chức năng xử lý bản tin báo hiệu C7ST. C7ST gửi bản tin báo hiệu theo kênh báo hiệu tương ứng đến tổng đài kế tiếp.
Giai đoạn 8: Thông tin phản hồi từ tổng đài đối phương. Khối chức năng C7ST nhận bản tin báo hiệu từ kênh báo hiệu tương ứng đến tổng đài đối phương và gửi bản tin báo hiệu đến C7DR. C7DR sẽ phân tích để xác định đích đến của bản tin. Nếu đích đến tại tổng đài, bản tin sẽ được C7DR chuyển đến
khối chức năng phân tích nhãn báo hiệu C7LABT. CLABT phân tích nhãn để xác định kênh trung kế CIC và chuyển thông tin phản hồi đến BT. BT chuyển tiếp thông tin này về RE.
Giai đoạn 9: Hoàn tất quá trình thiết lập cuộc gọi. Nếu khối chức năng RE nhận được tín hiệu chấp nhận cuộc gọi từ phía đối phương. RE sẽ: -Yêu cầu GS kích hoạt đường kết nối trong tầng chuyển mạch thuê bao. -Yêu cầu CJ kích hoạt đường kết nối đã chọn trước.
-Chuyển quyền điều khiển và giám sát cuộc gọi cho CLCOF. CLCOF sẽ yêu cầu khối chức năng tạo xung cước CHPULSE sẵn sàng tạo xung tính cước. Lúc này, thuê bao bị gọi nhận được tín hiệu chuông và thuê bao chủ gọi sẽ nhận được hồi âm chuông.
Giai đoạn 10: Giám sát cuộc gọi và ghi cước. Trong suốt quá trình đàm thoại, khối chức năng CLCOF thực hiện chức năng giám sát cuộc gọi và dữ liệu cước tạo ra trước hết được lưu ở phân hệ ghi cước.
Giai đoạn 11: Kết thúc cuộc gọi. Khi phát hiện thuê bao gác máy, khối chức năng LI sẽ báo cho CJ, CJ báo thông tin này về CLCOF. CLCOF quyết định có giải tỏa cuộc gọi này hay không. Nếu cuộc gọi cần được giải tỏa, CLCOF sẽ yêu cầu CJ, GS, BT và CHPUSE … giải tỏa vùng nhớ cuộc gọi này [7].
Kết luận chương 2
Tổng đài AXE 810 có cấu trúc phần cứng nhỏ gọn, dung lượng lớn, dễ lắp đặt, đặc biệt là quá trình làm việc với tổng đài dễ dàng.
Ngoài ra AXE 810 có cấu trúc theo kiểu module nên linh hoạt cả về phần cứng lẫn phần mềm, đáp ứng tương thích với các loại hình dịch vụ viễn thông cả trong hiện tại và tương lai: thoại, dữ liệu, hình ảnh, internet, và truyền thông đa phương tiện. Giao tiếp được với nhiều loại tổng đài khác. Khả năng chuyển mạch tăng, bộ xữ lý nhanh và nhay.
Cấu trúc phần cứng theo dạng module, dễ dàng cho việc nâng cấp và thay thế, Thiết bị có độ bền và độ an toàn cao, là loại tổng đài có độ tin cậy cao.
Chương 3