Các phân hệ trong IOG 20C

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về tổng đài AXE 810 và khả năng ứng dụng luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 30 - 33)

Trong IOG 20 C có thể phân ra các hệ thống nhỏ hơn như sau:

• SPS (hệ thống xử lý hỗ trợ): Phần cứng SPS gồm có các phần cơ bản sau: Bộ xử lý hỗ trợ SP (Support Processor): Bộ xử lý hỗ trợ trong IOG 20 là bộ vi xử lý Motorola 68060, được gọi là CPU60 với dung lượng nhớ 32 MB.

• MCS (hệ thống giao tiếp người và máy): Phần cứng của MCS là giao diện cảnh báo gồm có hai board: ALCPU và ALEXP.

– ALCPU(Alarm Central Processor Unit) là board giao diện cảnh báo, nó có hai cổng V.24 giao tiếp với LUM và quạt gió, kết nối với nguồn và bus VME ở mặt sau.Là board xử lý trong hệ thống cảnh báo, nó có các chức năng điều khiển như: Truyền cảnh báo ra hệ thống bên ngoài.

– ALEXP (Alarm Expansion) là board mở rộng trong hệ thống cảnh báo của IOG 20, được điều khiển bởi ALCPU qua mặt sau. Board này có một giao diện từ 1 đến 4 bảng cảnh báo (ALD 1 đến ALD 4).

• FMS (hệ thống quản lý File): Ổ đĩa cứng HD: IOG 20 C chỉ có một ổ đĩa cứng mỗi node, dung lượng là 2 hoặc 4 Gb, đĩa cứng lưu giữ nhiều loại thông tin khác nhau: Phần mềm sao lưu trong chuyển mạch AXE, dữ liệu trao đổi giữa CP và SP, dữ liệu tính cước và thống kê.

• DCS (Hệ thống giao tiếp dữ liệu): Card LUM: Các cổng IO trên các card LUM để kết nối ra thiết bị ngoài, mỗi card có 4 cổng (4 board mạch nhỏ giao tiếp gắn trên card LUM). Mỗi cổng có chức năng riêng:

– Cổng 1: Là cổng T-Ethernet kết nối mạng Lan nối với máy tính điều khiển.

– Cổng 2: Là cổng G.703 E1 (2Mb/s), cổng để nối với bảng cảnh báo.

– Cổng 3: Là cổng G.703 E0 (64Kb/s), cổng CPT Port để kết nối với mặt kia của CP (CP dự phòng), tức là nối với PTB test bus.

– Cổng 4: Là cổng kết nối với giao diện V.24/V.28/V.35/V.36/X.21.

Hình 2.9. Các cổng truy xuất của card LUM [4].

– Led Run: sáng xanh thì hoạt động bình thường, sáng đỏ bị treo.

– Led BM: nhấp nháy đỏ thì hoạt động bình thường, đèn tắt là card chưa định nghĩa hoặc khóa nhân công.

• Giao tiếp cảnh báo hệ thống

– APT: Cảnh báo tự phát liên quan đến chức năng ứng dụng.

– APZ: Cảnh báo tự phát liên quan đến chức năng điều khiển.

– POWER: Cảnh báo tự phát liên quan đến chức năng cấp nguồn.

– EXT: Cảnh báo từ các hệ thống kết nối bên ngoài.

– OBS: Cảnh báo về trạng thái không bình thường trong hệ thống do lệnh tác động. Cảnh báo còn được phân loại theo cấp độ nghiêm trọng thể hiện bởi vị trí đèn theo chiều đứng như sau:

– A1: Cảnh báo tự phát ở cấp độ rất nghiêm trọng.

– A2: Cảnh báo tự phát ở cấp độ nghiêm trọng.

– A3: Cảnh báo tự phát ở cấp độ ít nghiêm trọng.

– O1: Cảnh báo do tác động ở cấp độ nghiêm trọng.

– O2: cảnh báo do tác động ở cấp độ ít nghiêm trọng.

Hình 2.10. Mô tả bảng cảnh báo đài AXE 810 [2].

• Nguyên lý khôi phục lỗi hệ thống. Tùy theo tính chất và mức độ lỗi hệ thống, quá trình khôi phục có thể diễn ra tự động hoặc cần có sự can thiệp của người vận hành. Khởi động lại cấp độ cao (Large restart):

Nếu một lỗi mới xảy ra trong vòng 10 phút sau khi khởi động lại cấp độ thấp, hệ thống sẽ tự động khởi động lại với cấp độ cao hơn. Cấp độ này sẽ tác động đến tất cả các cuộc gọi. Nạp lại phần mềm và dữ liệu hệ thống: Nếu một lỗi mới xảy ra trong vòng 10 phút sau khi khởi động lại cấp độ cao thì hệ thống sẽ tự động nạp lại phần mềm lưu trữ dự phòng trên đĩa cứng. Cấp độ này diễn ra khá lâu, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống [7].

Hình 2.11. Nguyên lý phục hồi hệ thống khi lỗi xảy ra [7].

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về tổng đài AXE 810 và khả năng ứng dụng luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w