có cánh
Ta đã biết cách tốt nhất để tăng nhiệt lượng trong quá trình trao đổi nhiệt là bằng cách đúc (hàn, lắp ráp…) cánh để tăng diện tích bề mặt. Khi thiết kế cánh, cánh thường được chế tạo về phía chất lỏng có cường độ tỏa nhiệt α bé. Tuy nhiên có những trường hợp cần tăng cường truyền nhiệt chung cho cả thiết bị thì cánh có thể được thực hiện cả hai phía trong và ngoài. Thông số kỹ thuật để làm cánh (hệ số làm cánh) tùy thuộc vào sự tương quan về cường độ tỏa nhiệt giữa hai phía.
Về việc tính toán các TBTĐN loại có cánh, cơ bản là tính hệ số tỏa nhiệt α về phía làm cánh, diện tích truyền nhiệt F,… căn cứ vào số liệu này tiến hành thiết kế kết cấu thiết bị.
• Cách bố trí cánh trong TBTĐN loại vách ngăn cách
Trong trường hợp cụ thể mà người thiết kế lựa chọn môi chất sao cho phù hợp thiết bị cần thiết kế. Có thể như: Không khí, nước, môi chất làm lạnh, dầu,… Và tùy từng môi chất, ta có thể bố trí cánh trong TBTĐN: Cánh về một phía, cánh về cả hai phía để tăng diện tích trao đổi nhiệt, mức độ làm cánh bao nhiêu là phụ thuộc vào đặc tính của quá trình công nghệ.
Ví dụ: Cánh của dàn lạnh không khí trong hệ thống thiết bị lạnh thông thường được sử dụng là cánh làm bằng nhôm được gắn trên bề mặt ngoài của ống đồng, không khí chuyển động phía ngoài chùm ống có cánh, còn nước lạnh hoặc môi chất lạnh chuyển động phía trong.
• Một số hình dạng cánh:
Hình 2.2. Hình dạng TBTĐN loại có cánh