Hình 2.1. Sơ đồ thiết kế TBTĐN
Ngày nay, TBTĐN đa dạng về chủng loại cũng như hình thức. Để thiết kế được một TBTĐN có chất lượng tốt cần phải nắm vững các kiến thức về truyền nhiệt, cơ học chất lưu, cơ khí chế tạo, vật liệu và sức bền vật liệu…
Công việc của thiết kế là xác định được các điều kiện và yêu cầu về trao đổi nhiệt, từ đây lựa chọn dạng thiết bị, tính toán diện tích truyền nhiệt, kết cấu và các thông số cần thiết của thiết bị. Vì vậy, các giai đoạn thiết kế và chế tạo TBTĐN theo sơ đồ dưới đây:
• Nội dung tóm tắt của các giai đoạn ở trong khâu thiết kế và chế tạo TBTĐN:
Hình thành ý tưởng, lựa chọn tên đề tài
Thu thập thông tin
Làm mô hình hoặc chế tạo thử
Phân tích, kiểm tra, đánh giá…
Kết quả chưa tốt
Kết quả tốt
Chuyển vào hồ sơ kỹ thuật
Nhà sản xuất, chế tạo
Kết thúc
- Xuất phát từ nhu cầu của thị trường (thị hiếu) của người tiêu dùng về loại TBTĐN.
- Hình thành ý tưởng về chế tạo (sản xuất) loại TBTĐN đó. - Đề xuất tên đề tài thiết kế.
Giai đoạn 2: Thu thập thông tin
Trong giai đoạn này xác định: Hình dạng, kích thước, tính năng, tính toán để xác định các thông số kỹ thuật của thiết bị…
Giai đoạn 3: Xây dựng mô hình (hoặc chế tạo thử) thiết bị
Giai đoạn 4: Kiểm tra (cho hoạt động thử), phân tích, đánh giá… chất lượng của thiết bị
- Nếu sau khi kiểm tra mà chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu kỹ thuật thì quay trở về giai đoạn 2 để thu thập thông tin, xử lý thông tin…
- Nếu sau khi kiểm tra mà chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật thì chuyển sang giai đoạn 5.
Giai đoạn 5:
Hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật, gồm: Hoàn chỉnh các bản vẽ tổng thể, bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp ráp, bản vẽ hướng dẫn sử dụng, bản tính toán định mức tiêu hao vật tư, nhân công, bản thuyết minh,…
Giai đoạn 6:
- Lựa chọn nhà chế tạo, sản xuất (hoặc thi công).
- Chuyển toàn bộ hồ sơ kỹ thuật cho nhà sản xuất đó để sản xuất sản phẩm đồng loạt.
Giai đoạn 2 là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định đến thành công hay thất bại của việc thiết kế nên chúng tôi tập trung đi vào phân tích kỹ giai đoạn này.