Nguyên nhân của sự tương đồng trong quan niệm về hạnh phúc lứa đôi

Một phần của tài liệu So sánh quan niệm về hạnh phúc lứa đôi trong truyện kỳ mạn lục (nguyễn dữ) và truyện cổ tích (người việt) (Trang 44)

6. Bố cục của khoá luận

2.3. Nguyên nhân của sự tương đồng trong quan niệm về hạnh phúc lứa đôi

2.3.1. Do Truyền kỳ mạn lục chịu ảnh hưởng từ nguồn truyện dân gian trong đó có truyện cổ tích

Kiều Thu Hoạch trong bài viết về Vai trò của truyện kể dân gian đối với việc hình thành các thể loại văn học tự sự trong văn học Việt Nam đã chỉ ra: Kho tàng truyện kể dân gian đã có vai trò và ảnh hưởng to lớn đến sự hình thành và phát triển các thể loại văn học tự sự Việt Nam về nhiều mặt. Có thể nói, kho tàng truyện kể dân gian chính là một trong những nguồn suối trong mát đã nuôi dưỡng cho khu vườn văn học tự sự Việt Nam mãi mãi xanh tươi [8, 218]. Việc sử dụng các tư liệu của văn học dân gian vào những sáng tác của văn học viết đã trở thành một việc làm mang tính chất truyền thống, nhất là đối với các thể loại văn học trung đại Việt Nam. Chất liệu văn học là nguồn tư liệu khác nhau trong cuộc sống mà nhà văn nhào nặn thành tác phẩm văn học của mình. Người ta vẫn nói: “chất liệu văn học là cuộc sống”, “ngôn từ, chất liệu của văn học”. Điều đó chứng tỏ rằng dù đó là ngôn từ, hình ảnh, chi tiết, cốt truyện, chủ đề, nhân vật trong cuộc sống có thể trở thành nguồn tư liệu quý giá cho người sáng tác văn học. Bởi có một sự thật hiển nhiên rằng “xa rời cuộc sống nghệ thuật sẽ khô héo”.Nguyễn Dữ lấy ngay tư liệu trong kho tàng văn học dân gian để sáng tác nên tác phẩm của mình.Chính vì vậy, văn học dân gian có nhiều điểm tương đồng với Truyền kỳ mạn lục

2.3.2. Do ý đồ sáng tác của nhà văn Nguyễn Dữ

Mặt khác, nhà văn nào khi sáng tác nên một tác phẩm đều có dụng ý riêng của mình. Nguyễn Dữ sáng tác nên Truyền kỳ mạn lục không đơn giản chỉ là để ghi chép lại các truyện từ xưa hay nói cách khác không chỉ bảo tồn vốn văn hóa cổ mà sâu xa hơn là ông muốn bày tỏ thái độ của mình trước hiện thực đương thời. Thế nhưng tại sao nhà văn lại không viết thẳng về nhưng vấn đề hiện thực mà lại dựa vào truyện dân gian? Chúng ta phải tìm về hiện thực của thế kỉ XVI. Đó thực sự là xã hội thối nát mà quan thì dâm dục tham lam, nhân dân khốn đốn vô cùng. Nếu chỉ thẳng mặt những tên hôn quân bạo chúa ấy mà quyền lực trong tay họ thì có dược hay không? Hay ngay cả tính mạng cũng chẳng còn toàn vẹn ? Văn học dân gian, đặc biệt là truyện cổ tích đã giúp Nguyễn Dữ có thể bày tỏ cãm xúc phẫn nộ, hay phản kháng trước những kẻ quyền cao chức trọng mà

sức tố cáo vẫn không giảm sút. Nhà văn gián tiếp phơi bày xã hội thế kỉ XVI. Đó là xã hội vua quan hoang dâm vô độ, lãng phí xa hoa gây đau khổ điêu đứng cho nhân dân. Lê Uy Mục, Lê Tương Dực…sự tranh giành ngôi thứ, loạn lạc và sát hại liên tiếp xảy ra ở triều Lê. Sự bất lực và hèn hạ trước kẻ thù bên ngoài của Mạc Dăng Dung, tình trạng coi vật chất và đồng tiền trên hết làm cho truyền thống đạo đức bị bại hoại. Đứng trước tình trạng xã hội cương thường đảo lộn, Nguyễn Dữ đã phê phán giai cấp thống trị với cái nhìn của nhân dân. Ông không bị gò bó theo ý thức hệ phong kiến. Ông hay viết về những chuyện tình yêu lứa đôi, ca ngợi tình yêu lành mạnh thủy chung son sắt, thể hiện nhu cầu tình cảm của nhân dân và đồng thời cũng phên phán những tình cảm bất chính. Chính vì vậy, nhà văn dùng hình thức hoang đường kỳ quái, chí quái cũng là để mượn chuyện xưa nói chuyện nay, mượn cõi âm để nói về cõi dương, mượn chuyện thần linh ma quái để nói chuyện người. Nhà văn có thể tự do phê phán và đi sâu tìm hiểu khám phá nội tâm con người trong xã hội bất công.

Và một lý do mang tính quy luật đó là tác phẩm Truyền kỳ mạn lục nằm trong phạm trù văn học cổ điển. Mà phạm trù văn học cổ điển có đặc điểm sùng cổ (coi trọng quá khứ- cái đã qua, cái đã được công nhận). Do vậy, rất dễ hiểu khi trong sáng tác của họ có hơi thở, nhịp sống của người đi trước. Chỉ có điều tác phẩm của họ không bị phai mờ vì họ đã biết chắt lọc những gì cần thiết để phục cụ cho ý đồ của mình. Có thể nói rằng, Nguyễn Dữ đã khơi thông nguồn mạch để những câu chuyện dân gian còn đến được với chúng ta hôm nay qua sáng tác của mình. Và văn học dân gian nói chung, kho tàng truyện cổ tích (người Việt) nói riêng đã nuôi dưỡng cho “đưá con tinh thần” của Nguyễn Dữ trường tồn đến muôn đời.

2.3.3. Do có những nét gần gũi về đặc trưng thể loại

Nguyên nhân cơ bản nữa là có sự gần gũi giữa truyện truyền kỳ và truyện dân gian: đều sử dụng yếu tố kỳ ảo. Vì thế, các yếu tố kỳ ảo trong truyện dân gian đã gợi ý để Nguyễn Dữ sáng tác Truyền kỳ mạn lục. Điều này đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm của ông. Yếu tố kỳ ảo dân gian đi vào tác phẩm không chỉ làm cho Truyền kỳ mạn lục thêm hấp dẫn li kỳ mà còn đạt được dụng ý nghệ thuật. Nhờ vậy, nhà văn còn bày tỏ thuận lợi những cảm xúc, suy

nghĩ của mình về hiện thực, về tình yêu lứa đôi, đồng thời làm cho tác phẩm đậm đà hồn cốt dân tộc Việt.

Chương 3

NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG QUAN NIỆM VỀ

HẠNH PHÚC LỨA ĐÔI GIỮA TRUYỀN KỲ MẠN LỤC

VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH 3.1. Khác nhau về phương diện nội dung

3.1.1. Quan niệm về hạnh phúc lứa đôi trong truyện cổ tích là quan niệm của người bình dân, trong đó các nhân vật phần lớn là nhân vật phiếm chỉ. Còn Truyền kỳ mạn lục thể hiện quan niệm hạnh phúc lứa đôi của cá nhân, những người xuất thân quý tộc, ở tầng lớp trên.

Ở truyện cổ tích Chử Đồng Tử, cuộc hôn nhân tình cờ giữa hai con người thuộc hai tầng lớp chênh lệch nhau vừa trần tục vừa thiêng liêng. Trong bối cảnh xã hội phong kiến có sự phân biệt gay gắt về đẳng cấp, nó là hiện thân của khát vọng, ước mơ về hôn nhân tự do bất chấp sang hèn của nhân dân lao động. Nó

cũng bao hàm thái độ phản ứng lại những quy ước ngặt nghèo về “môn đăng hộ đối” của lễ giáo phong kiến và suy rộng ra đó là lý tưởng dân chủ sơ khai. Nhà nghiên cứu Nguyễn Anh Tân trong bài viết Chử Đồng Tử- Tiên Dung bản tình ca bất hủ và khát vọng tự do, in trên Báo Điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam viết: Trong truyện Chử Đồng Tử, ước mơ của nhân dân đã được thực hiện trọn vẹn. Không phải mơ ước về cuộc sống giàu sang phú quý mà là mơ ước tự do. Tự do hôn nhân, tự do lập nghiệp và hơn hết là tự do bay bổng trong cõi vĩnh hằng, bất tử. Kết cấu của truyện thể hiện hành trình đi tìm hạnh phúc của con người từ việc thỏa mãn những ao ước trần thế cho đến lúc cập bến vinh quang nơi bến bờ giác ngộ.

Phần lớn các nhân vật trong truyện cổ tích không có họ tên cụ thể. Chẳng hạn như: anh đồ họ Lê (truyện Người cưới ma), một người nhà giàu vợ mất sớm (truyện Gái ngoan dạy chồng), một chàng trai trẻ tuổi người vùng Đồng Nai (truyện Sự tích trái sầu riêng)… Bên cạnh đó cũng có một số ít nhân vật có tên như Tấm, Cám, Sọ Dừa, Chử Đồng Tử, Tú Uyên, Xuyên Hoa… Những tên gọi này cũng mang màu sắc chung chung. Tên nhân vật thường biểu tượng cho nhân vật con người: Tấm là thân phận thấp hèn, nhỏ mọn, những con người “dưới đáy”. Chử Đồng Tử nghĩa là đứa trẻ trên bến nước. Vì “chử” trong tiếng Hán là bến nước, còn “đồng tử” là đứa trẻ. Cho nên, cái tên Chử Đồng Tử được xem là cái tên chỉ những đứa trẻ nghèo khổ, sống bằng nghề đánh dậm bên bãi sông, bến nước.

Ngược lại, Truyền kỳ mạn lục thể hiện quan niệm hạnh phúc lứa đôi của cá nhân, chủ yếu là những người xuất thân ở tầng lớp quý tộc, tầng lớp trên. Các truyện kể về đời tư mang tính chất cá nhân: Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu (Khoái Châu nghĩa phụ truyện) kể về nàng Nhị Khanh và Trọng Quỳ;

Chuyện cây gạo (Mộc miên thụ truyện) kể về mối tình đắm say, lạ kỳ giữa Trình Trung Ngộ và nàng Nhị Khanh; Chuyện đối tụng ở Long cung (Long Đình đối tụng lục) kể về sự đấu tranh giành lấy hạnh phúc của vợ chồng Trịnh Thái thú và Dương thị; Chuyện Lệ Nương (Lệ Nương truyện) kể về tình yêu của Lệ Nương và Phật Sinh trong bối cảnh đất nước đang ở thời khắc “đau thương và hỗn loạn”… Các nhân vật trong các truyện được giới thiệu rất cụ thể: Từ Đạt người ở Khoái Châu, lên làm quan ở thành Đông Quan (Hà Nội) thuê cạnh cầu Đồng

Xuân, láng giềng với quan họ Thiêm thư là Phùng Lập Ngôn. Phùng giàu mà Từ nghèo; Phùng xa hoa còn Từ tiết kiệm; Phùng chuộng dễ dãi mà Từ thì giữ lễ. Lề thói hai nhà đại khái không giống nhau, song hai người lấy nghĩa mà chơi bời đi lại với nhau rất thân, coi nhau như anh em vậy (Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu) [12, 122]. Câu chuyện về vợ chồng Nhị Khanh và Trọng Quỳ được kể rất tỉ mỉ, kể đến cả xuất thân, gia phụ của hai người. Nhị Khanh và Trọng Quỳ đều xuất thân từ tầng lớp trên, là con quan. Trong Chuyện cây gạo (Mộc miên thụ truyện), nhân vật Trình Trung Ngộ cũng được giới thiệu là một chàng trai ở đất Bắc Hà. Nhà rất giàu. Nhân vật Nhị Khanh cũng được giới thiệu là cháu gái của ông cụ Hối, một nhà danh giá trong làng. Hay như ở Chuyện nghiệp oan của Đào thị (Đào thị nghiệp oan ký), nhân vật được kể: Ả danh kĩ ở Từ Sơn là Đào thị, tiểu tự Hàn Than, thông hiểu âm luật và chữ nghĩa. Niên hiệu Thiệu Phong thứ 5 (1345) đời nhà Trần, nàng được tuyển sung vào làm cung nhân, hàng ngày chầu vua ở tiệc rượu hay ở chiếu bạc [12,166]. Vợ chồng Ngụy Nhược Chân cũng có tước vị là quan Hành khiển.

3.1.2. Quan niệm về hạnh phúc thực sự của con người trong truyện cổ tích là ở ngay trên trần thế, ở cõi đời này. Còn quan niệm ở Truyền kỳ mạn lục là hạnh phúc lứa đôi không được ở kiếp này thì sẽ thể hiện được ở kiếp sau.

Trong truyện Sự tích động Từ Thức, Từ Thức làm tri huyện Tiên Du từng cởi áo chuộc tội cho người con gái lỡ tay làm gãy bông hoa quý, được khen là hiền nhân. Chàng bỏ mũ quan về chốn nước non thắng cảnh để giữ mình trong sạch, đó là hoài bão tự do. Khi ở chốn bồng lai tiên cảnh cùng vợ là Giáng Hương, Từ Thức vẫn nhớ về quê hương, nguồn cội. Tù sự hợp tan của Giáng Hương và Từ Thức, tác giả dân gian đặt ra vấn đề hạnh phúc chỉ tồn tại trên cõi trần thì mới bền lâu. Truyện cổ tích này phản ánh quá trình đi tìm hạnh phúc lứa đôi của con người nơi trần thế.

Truyện Tấm Cám: khi bị mẹ con Cám hãm hại, Tấm phải hóa thân rất nhiều lần. Tấm hóa thân thành cây thị, quả thị, hóa thân thành cây xoan đào, chin vàng anh, khung cửi… về đấu tranh giành lại hạnh phúc của mình. Tấm trở lại làm người, xinh đẹp hơn xưa nhiều và sống hạnh phúc bên hoàng tử; còn mẹ

con Cám bị trừng phạt thể hiện quan niệm hạnh phúc chỉ tồn tại trên cõi trần thế thì mới bền lâu của nhân dân lao động.

Truyền kỳ mạn lục lại thể hiện quan niệm hạnh phúc không được ở cõi trần thì sẽ thể hiện được ở kiếp sau. Nếu truyện cổ tích Vợ chàng Trương chỉ có một thế giới là cõi trần và con người không có phép tái sinh, Vũ Nương chết là hết truyện… thì Chuyện người con gái Nam Xương lại có những sáng tạo riêng: Văn bản nói đến hai thế giới mà con người có phép tái sinh. Nguyễn Dữ đã sáng tạo ra những vị thần hiền từ, nhân hậu như đức Linh Phi, chư tiên trong thủy cung… Nếu không có đức Linh Phi đem lòng thương Vũ Thị Thiết vô tội, rẽ một đường nước để cứu nàng khỏi chết, và nếu không có sự trở về của nàng trong một khung cảnh huyền diệu ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau lại có đến năm mươi chiếc xe nữa, cờ tàn tán lọng, rực rỡ đầy sông lúc ẩn lúc hiện…[12, 243] thì chắc chắn rằng nỗi oan khuất của nàng sẽ còn mãi và còn đâu lại được thông tin tức để biết nết trinh thuần kia được bộc bạch ra hết [12, 244].

Đặc biệt là Chuyện cây gạoChuyện nghiệp oan của Đào thị. Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị có điểm giống với cô Tấm đó là tinh thần phản kháng để bảo vệ cho mình. Hàn Than phải biến hóa thành thuồng luồng, thành con trai Long Quý (kiếp sau) về trả thù nhà quan Hành khiển. Nhân vật này mang tính cách độc đáo có vẻ đẹp vừa ham sống, khát khao yêu đương, vừa đấu tranh kháng cự lại số phận mà không cần đến một lực lượng siêu nhiên nào. Còn ở Chuyện cây gạo, vì âm dương cách biệt, mối tình của Trình Trung Ngộ và Nhị Khanh không được thỏa nguyện, mặc dù: Đồng huyệt chưa tròn lời ước ấy/ Vì nhau một thác sẵn xin liều…[12, 133]. Sau khi Trung Ngộ chết, linh hồn hai người nương tựa cây gạo bên sông làm yêu làm quái, hễ ai động đến cành lá cây gạo thì dao gẫy, rìu mẻ, không thể nào đẵn phát được…[12, 137]. Điều này cũng chứng tỏ hạnh phúc chưa thực hiện được ở cõi trần thì sẽ tiếp tục thực hiện sau khi con người chết đi hoặc thực hiện ở kiếp khác.

3.2. Khác nhau về phương diện nghệ thuật3.2.1. Yếu tố “kỳ” 3.2.1. Yếu tố “kỳ”

Hai thể loại đều có dạng thức tồn tại hữu hình là thần, tiên, người nhưng yếu tố kỳ trong truyện cổ tích còn tồn tại vô hình ở dạng câu thần chú (truyện

Cây tre trăm đốt); còn truyện truyền kỳ vô hình ở dạng hồn ma: hồn ma Đào, Liễu, kế rồi thấy những mĩ nhân tự xưng là họ Vi, họ Lý, họ Mai, họ Dương, này chị họ Kim, cô kia họ Thạch, lục tục đến mừng và dự tiệc (Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây) [12, 150], hồn ma Nhị Khanh (Chuyện cây gạo). Yếu tố kỳ xuất hiện trong truyện cổ tích còn ở dưới dạng những vật thần kỳ mà truyện truyền kỳ không có như cây đàn thần, niêu cơm thần (truyện Thạch Sanh), chiếc gậy thần (truyện

Chử Đồng Tử).

Các hình tượng truyện cổ tích mang vẻ đẹp “nguyên phiến nguyên khối” còn các hình tượng trong truyện truyền kỳ luôn có sự chuyển hóa, dung hợp. Ví dụ: Giáng Hương đến xem hội hoa, kết duyên cùng Từ Thức cũng là hình ảnh thần tiên trần tục hóa.

Một điểm nữa là sự tham gia của yếu tố thần kỳ vào câu chuyện. Ở truyện truyền kỳ không phải là những nhân vật có phép lạ như kiểu Trời- Bụt- Tiên ở trong truyện cổ tích thần kỳ mà phần lớn ở ngay hình thức phi nhân của nhân vật (ma quỷ hóa người). Tuy vậy, trong truyện bao giờ nhân vật cũng là thật. Chính nhân vật mang hình thức phi nhân thì cũng là sự cách điệu, phóng đại của tâm lý, tính cách một loại người nào đó. Chẳng hạn, Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị đấu tranh rửa nhục bằng cách thuê thích khách trả thù. Chuyện bị lộ, nàng trốn đi tu. Vào cửa chùa, nàng vẫn khao khát quyền sống của người trần tục. Nàng đấu tranh tự giải phóng, biến thành thuồng luồng về trả thù, chứng tỏ trong con người Hàn Than có sức sống mãnh liệt, sự khao khát cuộc sống mãnh liệt: Thiếp buổi trước ngàn dâu xế bóng, cửa Phật nương mình; đáng cười thay chưa dứt lòng trần, thêm ngán nỗi chia bầy; sống còn chưa được thỏa yêu đương, chết xuống sẽ cùng nhau quấn quýt. Mong chàng hiểu câu kệ lục, như bỏ cõi thiêng Tứ đại tạm rời cảnh Phật, về chốn suối vàng, để thiếp được ngửa

Một phần của tài liệu So sánh quan niệm về hạnh phúc lứa đôi trong truyện kỳ mạn lục (nguyễn dữ) và truyện cổ tích (người việt) (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w