Một số chỉ tiêu đánh hiệu quả quản lý theo từng nội dung của các yếu tố tác động đến chất lượng công trình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng công trình tại công ty tây hồ (Trang 32 - 35)

- Giao khoán toàn bộ hợp đồng cho Đội.

1.2.3.Một số chỉ tiêu đánh hiệu quả quản lý theo từng nội dung của các yếu tố tác động đến chất lượng công trình.

b) Nội dung, trình tự thực hiện quy trình.

1.2.3.Một số chỉ tiêu đánh hiệu quả quản lý theo từng nội dung của các yếu tố tác động đến chất lượng công trình.

yếu tố tác động đến chất lượng công trình.

1.2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá về quản lý con người.

- Tỷ lệ số cán bộ quản lý, kỹ thuật có trình độ chuyên môn so với tổng số lao động trong Công ty.

Nếu tỷ lệ nay nhỏ thì chứng tỏ Công ty đã tuyển dụng không tốt, trình độ của cán bộ quản lý, kỹ thuật thấp thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu công việc. Tất nhiên điều này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công trình.

- Tỷ lệ số cán bộ quản lý, kỹ thuật làm việc không đúng với chuyên ngành được học so với tổng số cán bộ trong Công ty.

Nó cho biết hiệu quả công tác quản lý nguồn nhân lực trong công ty. Nếu các cán bộ quản lý, kỹ thuật được phân công làm việc đúng với chuyên ngành học của họ thì chắc chắn hiệu quả công việc sẽ cao hơn.

- Tỷ lệ cán bộ quản lý kỹ thuật so với số lượng công trình thi công phải hợp lý để đảm bảo chất lượng công trình.

Do khả năng quản lý của con người có hạn, vì vậy tỷ lệ cán bộ quản lý kỹ thuật so với số lượng các công trình cần quản lý ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới hiện quản công tác quản lý chất lượng. Điều này đặc biệt quan trọng khi mà công tác kiểm tra chất lượng trong xây lắp đòi hỏi cán bộ kiểm tra phải có mặt tại công trường. Tỷ lệ này cũng phản ánh phần nào năng lực của cán bộ quản lý kỹ thuật.

- Tỷ lệ số cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật được cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn hàng năm so với tổng số cán bộ quản lý kỹ thuật, công nhân kỹ thuật trong Công ty.

Chỉ tiêu này cho thấy công tác đào tạo có được chú trọng hay không. Tỷ lệ càng cao thì chứng tỏ công tác đào tạo được tổ chức thực hiện rất tốt, điều này cho thấy chất lượng cán bộ, công nhân trong Công ty luôn được đảm bảo, nó sẽ giúp nâng cao hiệu quả công việc lên rất nhiều.

1.2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá về quản lý vật tư.

Tỷ lệ vi phạm chất lượng vật tư (Kvpcl)

Kvpcl = (Số lần phát hiện vi phạm / tổng số công trình thi công) x 100%. Chỉ tiêu này trực tiếp phản ánh hiệu quả công tác quản lý chất lượng nguyên vật liệu đầu vào không tốt hay không.

Kvpcl càng thấp thì hiệu quả quản lý vật tư càng lớn.

Trong điều kiện nước ta hiện nay cần phấn đấu nhằm giảm tỷ lệ này xuống dưới 3%.

1.2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá về quản lý chất lượng máy móc, thiết bị.

- Tỷ lệ số lần sửa chữa máy móc thiết bị so với kế hoạch đặt ra. - Tỷ lệ số lần bảo dưỡng máy móc thiết bị so với kế hoạch đặt ra.

1.2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá về quản lý thi công. - Về tiến độ.

+ Đánh giá số công trình được hoàn thành đúng tiến độ trong tổng số công trình hoàn thành trong năm.

- Về quản lý chất lượng.

+ Kiểm tra công tác lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình về độ chính

xác, rõ ràng, đầy đủ.

+ Kiểm tra sự phù hợp giữa hồ sơ thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở; Các quy định về kiến trúc, quy hoạch xây dựng trong giấy phép xây dựng; Kiểm tra báo cáo thẩm tra thiết kế, những yêu cầu sửa đổi thiết kế nếu có.

+ Kiểm tra tính hợp lý, khả thi các kết cấu chịu lực; Đánh giá mức độ an toàn của thiết kế.

+ Kiểm tra công tác định vị công trình: Kiểm tra kết quả thí nghiệm tại hiện trường, khả năng chịu tải của cọc, kết quả quan trắc lún.

+ Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện và chất lượng thi công kết cấu công trình.

+ Kiểm tra phần kết cấu công trình như bộ phận móng (cọc và các loại móng khác), cột, dầm, sàn, tường chịu lực...

+ Chất lượng công tác hoàn thiện bề mặt công trình, nội thất công trình, sự đảm bảo về khả năng chống thấm, cách nhiệt, cách âm... tình trạng vật liệu

gỗ, kính, sơn, khoá cửa... sử dụng vào công trình phù hợp với yêu cầu tính năng kỹ thuật thiết kế.

+ Qua đó sẽ đánh giá được về : Số công trình thi công đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn nghiệm thu công trình.; Số công trình sau khi đưa vào sử dụng mới phát hiện thấy các vấn đề về nảy sinh về cấu tạo làm ảnh hưởng đến mỹ quan công trình. Các vấn đề đó như là: trần nhà bị thấm nước, tường nhà bị nứt nhưng không nhiều, cống thoát nước không thông,…..

- Về an toàn lao động và vệ sinh môi trường: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đánh giá số công trình xảy ra tai nạn lao động / tổng số công trình đang thi công trong năm.

+ Đánh giá tình hình điều kiện ăn ở đảm bảo an toàn vệ sinh cho công nhân.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng công trình tại công ty tây hồ (Trang 32 - 35)