Mạng cục bộ LAN

Một phần của tài liệu [Khóa luận]thiết kế mạng DWDM và các giải pháp công nghệ (Trang 71 - 72)

2. Cho điểm của cán bộ phản biện (Điểm ghi cả số và chữ).

3.4. Mạng cục bộ LAN

Nhiều ứng dụng của công nghệ truyền dẫn quang đòi hỏi các mạng trong đó phần lớn người dùng trong mạng cục bộ được kết nối với nhau theo cách mà bất kỳ người dùng nào cũng có thể truy nhập mạng một cách ngẫu nhiên để truyền dữ liệu đến những người dùng khác. Các mạng này được gọi là các mạng cục bộ (LAN). Các mạng truy nhập quang được sử dụng trong vòng thuê bao nội hạt cũng thuộc loại này. Do khoảng cách truyền dẫn tương đối ngắn (<10 km), suy hao trên sợi quang đáng quan tâm đối với các ứng dụng trên mạng LAN, động cơ chính thúc đẩy việc sử dụng sợi quang chính là băng thông rộng. 1 N-1 N 2 Star cupler N 1 2 3 4 a) b) node node

Trong topo vòng, các node liền kề được kết nối bằng các tuyến điểm - điểm hình thành một vòng khép kín. Mỗi node có truyền hoặc nhận dữ liệu bằng cách sử dụng một cặp máy phát - thu, có thể hoạt động như một trạm lặp. Một thẻ token được truyền quanh vòng. Mỗi node sẽ giám sát luồng bit để lắng nghe địa chỉ riêng và nhận dữ liệu. Nó cũng có thể truyền bằng cách nối vào một thẻ rỗng.

Trong cấu hình sao, tất cả các node được kết nối đến node trung tâm gọi là hub hay đơn giản là hình sao bằng các liên kết điểm - điểm. Các mạng LAN như vậy tiếp tục phân loại nhỏ hơn thành các mạng hình sao tích cực hay thụ động, phụ thuộc vào node trung tâm là thiết bị thụ động hay tích cực. Đối với cấu hình sao được hình thành từ các bộ coupler định hướng, công suất còn giảm hơn nữa do suy hao xen và được tính như sau:

PN = (PT/N)(1 - δ)log2N (3.6) Trong đó: δ là suy hao xen của mỗi coupler định hướng

Một phần của tài liệu [Khóa luận]thiết kế mạng DWDM và các giải pháp công nghệ (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)