Phụ lục 10: Nội dung xây dựng ma trận EFE và ma trận IFE

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế xã hội (Trang 99 - 101)

C. BÁO, TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH

Phụ lục 10: Nội dung xây dựng ma trận EFE và ma trận IFE

Phân tích ma trận các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong là cơ sở để chúng ta thấy rằng những chiến lược mà địa phương đề ra có tận dụng được các cơ hội hoặc tránh được các mối đe dọa bên ngoài hay không, đồng thời đánh giá được điểm mạnh hoặc điểm yếu trong chiến lược thu hút FDI

• Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) nhằm đánh giá các thông tin chính trị, kinh tế, xã hội, cạnh tranh…có thể làm lợi hoặc gây hại đến thu hút đầu tư trong tương lai. Để xây dựng ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài nhằm xác định các cơ hội và nguy cơ từ bên ngoài là thiết yếu cho sự thành công trong thu hút đầu tư. Chúng tôi tiến hành năm bước trong việc phát triển một ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài

1. Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công như đã nhận diện trong quá trình kiểm tra các yếu tố từ bên ngoài; bao gồm các yếu tố cả những vận hội và mối đe dọa ảnh hưởng đến thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Long

2. Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Mức phân loại được xác định bằng cách so sánh những địa phương thành công với những địa phương không thành công trong thu hút FDI, đồng thời tham khảo ý kiến của các nhà lãnh đạo tỉnh cũng như những người am hiểu về lĩnh vực thu hút đầu tư. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho các nhân tố này bằng 1,0

3. Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy cách thức mà các nhà đầu tư hiện tại phản ứng với yếu tố này, trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình và 1 là phản ứng ít. Các mức này dựa trên đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài hiện tại

4. Nhân tầm quan trọng của mỗi nhân tố với loại của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng

5. Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi nhân tố để xác định tổng số điểm quan trọng cho địa phương

• Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) nhằm đánh giá những mặt mạnh và yếu quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Để từ đó hoạch định những chiến lược tận dụng những điểm mạnh bên trong và cải thiện những điểm yếu. Tương tự ma trận EFE, ma trận IFE được phát triển theo 5 bước:

1. Liệt kê các yếu tố thành công then chốt như đã được xác định. Sử dụng tất cả các yếu tố bên trong, bao gồm cả những điểm mạnh và điểm yếu

2. Phân loại tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) tới 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Tầm quan trọng được phân loại cho mỗi yếu tố nhất định cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó đối với sự thành công trong thu hút FDI. Không kể yếu tố chủ yếu đó là điểm mạnh hay điểm yếu bên trong. Tổng cộng của tất cả các mức độ quan trọng này bằng 1,0

3. Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố, biểu thị yếu tố đó thể hiện khả năng mạnh hay yếu ảnh hưởng đến sự quyết định đầu tư, trong đó điểm yếu lớn nhất (phân loại bằng 1), điểm yếu nhỏ nhất (phân loại bằng 2), điểm mạnh nhỏ nhất (phân loại bằng 3), điểm mạnh lớn nhất (phân loại bằng 4)

4. Nhân mỗi mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với loại của nó để xác định số điểm quan trọng cho mỗi yếu tố

5. Cộng tất cả số điểm quan trọng cho mỗi yếu tố để xác định số điểm quan trọng tổng cộng của địa phương

Phụ lục 11: CÁC ĐỒNG CHÍ LẤY Ý KIẾN KHẢO SÁT

1. Đ/c Nguyễn Văn Nghiệp, Trưởng phòng Nghiệp vụ Sở Công nghiệp 2. Đ/c Võ Quốc Việt, Phó Ban quản lý các khu công nghiệp

3. Đ/c Thiệu Ngọc Tâm, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh

4. ThS. Nguyễn Văn Còn, Trưởng phòng Kinh tế ngành, Văn phòng UBND tỉnh 5. ThS. Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Khoa - Trường cao đẳng Kinh tế tài chánh tỉnh 6. ThS Trương Thị Nhi, Trưởng khoa - Trường cao đẳng Kinh tế tài chánh tỉnh 7. ThS Lê Hoàng Phúc, Phó Khoa - Trường cao đẳng Kinh tế tài chánh tỉnh 8. ThS Dương Văn Bé Sáu, Phó Giám đốc Ngân hàng công thương tỉnh 9. ThS Nguyễn Trọng Nghiệp, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh 10. Đ/c Nguyễn Ngọc Dung, Chuyên viên Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh

11. Đ/c Nguyễn Văn Hoàng, Chuyên viên nghiên cứu Văn phòng UBND tỉnh 12. ThS Hồng Mạnh Kim, Chuyên viên nghiên cứu UBND tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế xã hội (Trang 99 - 101)