Nội dung giải pháp:

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế xã hội (Trang 61 - 65)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

3.2.1.2 Nội dung giải pháp:

Vĩnh Long là tỉnh nông nghiệp với vị trí là trung tâm ĐBSCL, vì vậy để phát huy hiệu quả các dự án kêu gọi FDI cần phải thực hiện các nội dung sau:

Thứ nhất: Xây dựng quy hoạch các ngành, lĩnh vực kêu gọi đầu tư hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh

 Xây dựng quy hoạch các ngành ưu tiên cho hoạt động thu hút FDI

- Ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu hiện có tại địa phương và khu vực ĐBSCL như: nông sản, thủy hải sản, các loại rau màu, trái cây

- Ngành tiểu thủ công nghiệp như gốm sứ, chiếu, thảm cói, dệt thủ công, thêu, đan… xuất khẩu. Mà ngành này có lợi thế về lao động và nguyên liệu tại chỗ

- Ngành phát triển du lịch sông nước, du lịch xanh nhằm tận dụng được nguồn lao động nông thôn dồi dào ở tỉnh và khai thác được thế mạnh của vùng sông nước

- Dự án xây dựng các trung tâm thương mại, các chợ đầu mối nông sản thủy sản - Các dự án chuyển giao khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp; dự án sản xuất giống cây trồng các loại

- Các dự án nuôi trồng thủy sản nước ngọt như cá tra, cá ba sa… - Dự án phát triển đào tạo nguồn nhân lực

Xây dựng quy hoạch các ngành khuyến khích đầu tư nước ngoài

- Ngành sản xuất ra những sản phẩm hoặc dịch vụ có công nghệ tiên tiến, có sức cạnh tranh trên thị trường, tỷ lệ xuất khẩu cao

- Ngành sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện tử; ngành cơ khí, sửa chữa chế tạo các thiết bị động cơ

- Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

- Dự án đầu tư xây dựng các hệ thống ngân hàng thương mại - Các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều lao động

 Các ngành không nên khuyến khích đầu tư nước ngoài

Ngoài những lĩnh vực cấm đầu tư theo Luật Đầu tư của Việt Nam như những hoạt động đầu tư gây thiệt hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, di tích lịch sử, văn hóa và môi trường sinh thái…nên hạn chế cấp phép đầu tư cho một số ngành như: ngành sản xuất rượu, bia nếu không hướng về xuất khẩu. Bởi vì ngành này đem lại lợi nhuận cao cho DN và nộp ngân sách nhiều cho tỉnh nhưng về lâu dài thì ngành này không có hiệu quả cho nền kinh tế.

Thứ nhì: Thực hiện quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực kết hợp với quy hoạch phát triển vùng

Trong điều kiện hiện nay ở tỉnh hình thành 2 khu công nghiệp và 1 tuyến công nghiệp, đồng thời đang quy hoạch khu đô thị thương mại, các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở khắp 7 huyện, thị xã. Đây là chiến lược huy động các nguồn vốn đầu tư cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh là rất cần thiết. Tuy nhiên cần phải xem xét quy hoạch phát triển các vùng sao cho phù hợp với quy hoạch các ngành, lĩnh vực kêu gọi đầu tư là vấn đề cần quan tâm.

Quy hoạch phát triển vùng cần lưu ý đến các vấn đề sau:

 Tuỳ theo vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ở các khu, tuyến công nghiệp mà kêu gọi các dự án đầu tư sao cho phù hợp, không nên kêu gọi trùng lặp các dự án ở các khu, tuyến công nghiệp. Chẳng hạn như:

- KCN Hòa Phú có lợi thế nằm gần trung tâm thị xã và nằm dọc theo quốc lộ 1A nên kêu gọi các ngành sản xuất ra những sản phẩm hoặc dịch vụ có công nghệ tiên tiến, có sức cạnh tranh trên thị trường; ngành sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện tử; ngành cơ khí, sửa chữa chế tạo các thiết bị động cơ; các ngành sử dụng nhiều lao động…

- KCN Bình Minh nằm gần chân cầu Cần Thơ nên rất có lợi thế về giao thông thủy, bộ; đất đai màu mỡ, phì nhiêu rất thích hợp cho phát triển hoa màu, trái cây đặc sản như bưởi, cam…; vị trí KCN Bình Minh cách trung tâm TP Cần Thơ 5 km, nơi đây được xem là tâm điểm của khu vực ĐBSCL nên có lợi về thu mua nguồn nguyên liệu sẳn có của vùng. Cho nên cần kêu gọi các các dự án chuyển giao khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp; dự án sản xuất giống cây trồng các loại; ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm như: nông sản, thủy hải sản, các loại rau màu, trái cây; dự án xây dựng các chợ đầu mối nông sản thủy sản.

- Tuyến công nghiệp Cổ Chiên nằm dọc theo sông Tiền và sông Măng, cặp theo tỉnh lộ 57 có lợi thế về khoáng sản cát, đất sét và nơi đây có làng nghề thủ công truyền thống nên cần phát huy thế mạnh hiện có của vùng này bằng các dự án kêu gọi các ngành sản xuất gạch ngói, gốm sứ và các ngành tiểu thủ công nghiệp như chiếu, thảm cói, dệt thủ công, thêu, đan… xuất khẩu; các ngành công nghiệp nặng như ximăng, luyện kim…

 Đối với các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các huyện, thị xã thì không nên quy hoạch cùng lúc, việc quy hoạch các cụm CN-TTCN cần xem xét cân đối cho phù hợp với điều kiện phát triển từng vùng, không nhất thiết mỗi huyện, thị xã đều có cụm CN-TTCN mà chỉ nên quy hoạch một số huyện thị như thị xã Vĩnh Long, huyện Bình Minh, huyện Vũng Liêm (hai huyện này tiếp giáp với TP Cần Thơ và tỉnh Trà Vinh), để tránh tổn hại nhiều đến đất sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững.

 Quy hoạch khu đô thị- thương mại-dịch vụ Mỹ Thuận nằm dưới chân cầu Mỹ Thuận (cách cầu Mỹ Thuận 850 m) với diện tích 226 ha, hiện tại khu quy hoạch này vẫn còn là quy hoạch treo trong mấy năm qua, làm thiệt hại rất nhiều đến sản xuất nông nghiệp và cho đến nay đã thực hiện xong việc giải tỏa đền bù nhưng vẫn chưa mời gọi được nhà đầu tư nào cho nên cần xem xét lại quy hoạch dự án có khả thi hay không.

Đây là vấn đề mà cần phải lưu ý khi quy hoạch đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, tránh tình trạng quy hoạch quá nhiều đất dự trữ sẽ ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất và các hoạt động khác của nhân dân. Trước khi quy hoạch nên xây dựng kế hoạch mục tiêu cụ thể với những giải pháp khả thi để kêu gọi đầu tư nếu thấy có hiệu quả khả quan thì hãy quy hoạch đất, kêu gọi đầu tư đến đâu thì quy hoạch đến đó để tránh bị rơi vào tình trạng quy hoạch treo từ năm này qua năm khác.

 Đối với các bãi bồi, cồn đất ở các cù lao huyện Long Hồ, Vũng Liêm; các tuyến sông lớn như sông Tiền, sông Măng nên quy hoạch các dự án nuôi trồng thủy sản.

 Tận dụng thế mạnh từ các vườn cây ăn quả ở các xã cù lao sông Tiền và ven sông Hậu, sông Măng, chợ nổi Trà Ôn với những di tích văn hóa lâu đời như Văn Thánh Miếu, Văn Xương Các, chùa Tiên Châu, đền Công Thần…để quy hoạch phát triển ngành du lịch ở tỉnh.

Thứ ba: Thực hiện quy hoạch phát triển các nguồn nguyên liệu sẵn có đáp ứng cho các dự án đầu tư

Để phát huy hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài cần xây dựng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh. Quy hoạch phát triển kinh tế địa phương có thể theo các hướng sau:

 Về lâu dài, chúng ta cần tiến hành qui hoạch chi tiết về sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nông hóa thổ nhưỡng, vùng sinh thái, thủy lợi ở từng địa bàn, từng vùng được xác định và trên cơ sở qui hoạch kinh tế xã hội mà bố trí cơ cấu trồng trọt, nuôi trồng thủy sản phù hợp theo từng vùng. Hình thành vùng lúa cao sản, đặc sản đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu; quy hoạch phát triển các vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản của tỉnh như bưởi năm roi, cam sành, nhãn, chôm chôm...có giá trị kinh tế cao; quy hoạch các vùng bãi bồi, mặt nước, sông hồ cho phát triển nghề nuôi cá bè, nuôi cá trên sông, hồ… đáp ứng cho nhu cầu chế biến.

 Các trung tâm Giống, trung tâm Khuyến nông mở rộng hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học (Viện, Trường) để tiếp nhận các thành tựu khoa học, công nghệ kịp thời chuyển giao tri thức và kỹ năng sản xuất trong nhân dân phục vụ thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, cải tiến nuôi trồng thủy sản. Hình thành các chương trình khuyến nông trọng điểm như hệ thống canh tác, cơ cấu mùa vụ, cách mạng

sinh học, chuyển giao kỹ thuật trong nuôi trồng để ổn định và mang lại hiệu quả trên các vùng sản xuất, thu hút sự đồng tình của nông dân tham gia phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

 Từng bước quy hoạch các nguồn nguyên liệu sẳn có của tỉnh, tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản nhất là cát, đất sét để tạo nguồn nguyên liệu về lâu dài cho các dự án đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế xã hội (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w