Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng ẦẦẦẦẦ

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải toán nâng cao ở tiểu học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 42 - 62)

8. Cấu trúc của luận văn ẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦ

2.2.Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng ẦẦẦẦẦ

Để có cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu chúng tôi đã khảo sát thực trạng rèn luyện kỹ năng giải toán nâng cao ở tiểu học cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sài Gòn.

2.2.1. Mục đắch nghiên cứu thực trạng

Việc rèn luyện kỹ năng giải toán nâng cao ở tiểu học cho sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sài Gòn trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế nhất định, vì thế mục đắch của việc nghiên cứu thực trạng rèn luyện kỹ năng giải toán nâng cao ở tiểu học cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học nhằm làm rõ thực trạng rèn luyện kỹ năng, tìm ra những vấn đề còn hạn chế và thiếu sót đó trong quá trình rèn luyện kỹ năng này. Từ đó có những biện pháp điều chỉnh cho phù hợp, giúp việc rèn luyện kỹ năng giải toán nâng cao ở tiểu học cho SV qua quá trình giảng dạy học phần ỘPhương pháp dạy học Toán 3Ợ được hiệu quả và hoàn thiện hơn.

2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng

- Nhận thức của giáo viên, sinh viên về việc rèn luyện kỹ năng giải toán nâng cao ở tiểu học.

- Thực trạng rèn luyện kỹ năng giải toán nâng cao ở tiểu học cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sài Gòn.

- Thực trạng nội dung, quy trình rèn luyện kỹ năng giải toán nâng cao ở tiểu học cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sài Gòn.

- Ý kiến của giáo viên tiểu học về những kỹ năng giải toán cần rèn luyện cho sinh viên.

2.2.3. Các phương pháp sử dụng để nghiên cứu thực trạng

Để khảo sát thực trạng rèn luyện kỹ năng giải toán nâng cao ở tiểu học chúng tôi đã sử dụng các phương pháp như:

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn

- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của sinh viên - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

- Phương pháp thống kê toán học

2.2.4. Đối tượng khảo sát

− Sinh viên trình độ đại học khóa 08, 09 Khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sài Gòn.

− Giáo viên tiểu học một số trường tiểu học trên địa bàn TP.HCM.

2.2.5. Địa bàn và thời gian nghiên cứu thực trạng

- Khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sài Gòn, một số trường tiểu học trên địa bàn TP.HCM

- Thời gian từ tháng 4/2012 đến tháng 7/2012.

2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng

2.3.1. Thực trạng về chương trình rèn luyện kỹ năng giải toán nâng cao ở tiểu học cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học trình độ Đại học Trường Đại học Sài Gòn

Theo chương trình đào tạo Giáo viên tiểu học trình độ Đại học của Trường Đại học Sài Gòn, sinh viên ngành Giáo dục tiểu học hệ chắnh quy được đào tạo theo hệ thống tắn chỉ với 134 tắn chỉ (không kể các tắn chỉ về Giáo dục thể chất và Quốc phòng). Quy trình đào tạo và rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên như sau :

Hai năm đầu tương ứng với 4 học kỳ (từ học kỳ I đến học kỳ IV), sinh viên sẽ học các học phần chung và một số học phần về chuyên ngành Giáo dục tiểu học.

Hai năm tiếp theo cũng tương ứng với 4 học kỳ (từ học kỳ V đến học kỳ VIII), sinh viên tiếp tục học các học phần chuyên ngành, kiến tập và thực tập sư phạm ở trường Tiểu học.

Kế hoạch kiến tập, thực tập ở trường tiểu học cụ thể như sau :

Học kỳ V (học kỳ đầu năm thứ ba): Sinh viên tiếp tục học các học

phần chuyên ngành đồng thời dự kiến tập sư phạm tại trường tiểu học sau khi đã được cung cấp phần lý thuyết trong các học phần về rèn luyện nghiệp vụ sư phạm tại trường đại học. Số tiết kiến tập quy định tối thiểu phải dự là 6 tiết/SV (có1 tiết sinh hoạt lớp).

Nội dung của đợt kiến tập sư phạm: Nghe các báo cáo của nhà trường; dự giờ của Giáo viên tiểu học các môn Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên Ờ Xã hội và làm quen với thực tế dạy học ở tiểu học; nghe giáo viên phân tắch, minh họa cho các phần lý thuyết về phương pháp dạy học, về các kỹ năng sư phạm đã được học ở trường đại học; ghi chép, rút kinh nghiệm và viết bài thu hoạch.

Học kỳ VI: Sinh viên các lớp này thực tập sư phạm năm ba 4 tuần ở

trường tiểu học, số tiết dạy để đánh giá là 2 tiết/SV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học kỳ VII (học kỳ đầu năm thứ tư): Sinh viên tiếp tục kiến tập ở các

trường tiểu học với số tiết quy định tối thiểu phải dự là 8 tiết/SV.

Học kỳ VIII (học kỳ cuối): Sinh viên thực tập sư phạm tốt nghiệp 8

tuần ở trường tiểu học, số tiết dạy được đánh giá là 10 tiết/SV.

Đối với môn Toán, bên cạnh các học phần về toán cơ bản như : Tập hợp Ờ Logic, Cấu trúc Đại số, Số học, Xác xuất thống kê, Đại số sơ cấp, Hình học sơ cấp còn có các học phần liên quan đến phương pháp dạy học toán ở tiểu học.

Phương Pháp dạy học toán 1:

Ớ Số tắn chỉ: 2 ( 30 tiết) Ớ Thời gian học: Học kỳ IV

Ớ Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về phương pháp dạy học toán, bao gồm : mục tiêu và những nguyên tắc cơ bản cùa việc dạy học toán ở tiểu học; chương trình và sách giáo khoa toán tiểu học; các phương pháp suy luận thường dùng để dạy học môn Toán tiểu học, các phương pháp dạy học truyền thống dùng trong dạy học môn Toán tiểu học; cách lập kế hoạch bài dạy và lên lớp trong môn Toán tiểu học; vấn đề kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Toán.

Phương Pháp dạy học toán 2:

Ớ Số tắn chỉ : 3 ( 45 tiết) Ớ Thời gian học : Học kỳ V

Ớ Mục tiêu : Trang bị cho sinh viên nhũng kiến thức và kỹ năng cơ bản về phương pháp dạy học cụ thề các mạch kiến thức toán bao gồm : phương pháp dạy học mạch kiến thức Số học, phương pháp dạy học mạch kiến thức Giải toán có lời văn, phương pháp dạy học mạch kiến thức Đại lượng và đo đại lượng, phương pháp dạy học mạch kiến thức Hình học.

Phương Pháp dạy học toán 3:

Ớ Số tắn chỉ: 2 ( 30 tiết) Ớ Thời gian học: Học kỳ VII

Ớ Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng về thực hành giải toán, rèn luyện kỹ năng giải toán nâng cao ở tiểu học cho sinh viên.

Chuyên đề: Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Toán Ớ Số tắn chỉ: 2 ( 30 tiết)

Ớ Mục tiêu: Giới thiệu một số đặc điểm tâm lý, năng lực toán học của học sinh giỏi Toán; giúp sinh viên hướng dẫn học sinh tiểu học suy nghĩ để tìm cách giải các bài toán khó ở tiểu học; hướng dẫn học sinh tiểu học trình bày bài giải các bài toán khó, giúp sinh viên biết cách khai thác một bài toán khó.

Song song với các học phần về phương pháp dạy học Toán kể trên, sinh viên còn được rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thông qua các học phần thực hành sư phạm. Cụ thể như sau:

Thực hành sư phạm 2: Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng : chuẩn bị bài dạy, thực hành tìm hiểu bài, tổ chức và điều khiển tiết dạy, soạn bài, tập giảng, kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

Thực hành sư phạm 3: Rèn luyện kỹ năng dạy học mạch kiến thức Số học theo các nội dung sau: dạy đọc, viết số; cộng, trừ số tự nhiên trong phạm vi 100 (lớp 1). Dạy hệ đếm thập phân; các phép tắnh nhân, chia trong phạm vi 100 ; phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000 (lớp2). Các phép tắnh nhân, chia trong phạm vi 1000; phép cộng , phép trừ trong phạm vi 10000; phép nhân, phép chia cho số có một chữ số trong phạm vi 10000 (lớp 3). Dạy các số tự nhiên và phân số (lớp 4).Dạy các số tự nhiên và số thập phân (lớp 5).

Thực hành sư phạm 5: Tập giảng dạy các mạch kiến thức hình học, đại lượng và đo đại lượng, giải toán có lời văn ( giải toán đơn, giải toán phức hợp và giải toán điển hình).

Trong những năm qua, Khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sài Gòn đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức rèn luyện kỹ năng giải toán nâng cao ở tiểu học cho sinh viên. Theo chương trình đào tạo, học phần ỘPhương pháp dạy Toán 3Ợ là học phần chủ yếu để rèn luyện cho sinh viên một cách cơ bản về kỹ năng giải toán nâng cao ở tiểu học với thời lượng môn học là 2 tắn chỉ (30 tiết).

Bên cạnh đó, trong tổ chức các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, ngoài việc tổ chức thi giảng cho sinh viên để rèn luyện kỹ năng dạy học các môn học cho sinh viên, thỉnh thoảng Khoa còn tổ chức thi giải toán nhanh nhằm mục đắch rèn luyện kỹ năng giải toán tiểu học cho sinh viên.

Với các hoạt động như trên, việc rèn luyện kỹ năng giải toán nâng cao ở tiểu học cho sinh viên Khoa Giáo dục tiểu học trường Đại học Sài Gòn có những thuận lợi và khó khăn sau:

Thuận lợi:

− Khi học học phần ỘPhương pháp dạy học Toán 3Ợ, sinh viên đã được học các học phần ỘPhương pháp dạy học Toán 1Ợ và ỘPhương pháp dạy học Toán 2Ợ nên sinh viên đã bước đầu nắm được các kiến thức Toán ở tiểu học, có được các kỹ năng cơ bản về giải toán ở tiểu học.

− So với học sinh tiểu học, các tri thức toán học của sinh viên đã được tắch lũy tương đối đầy đủ và vững chắc, khả năng tư duy, óc suy luận, trắ tưởng tượng cũng cao hơn nên việc tiếp thu, nắm bắt các phương pháp giải toán tương đối nhanh và bền vững hơn.

− Đa số sinh viên đều rất có ý thức trong học tập và rèn luyện. Hơn nữa, các bài toán nâng cao ở tiểu học là những bài toán khó nên việc giải quyết các bài toán này về mặt tâm lý như là một thách thức đối với sinh viên. Vì vậy, đã kắch thắch sinh viên luôn phải cố gắng vượt qua làm cho việc học trở nên hứng thú hơn.

Khó khăn:

− Do thời gian có hạn, trong khi nội dung Toán nâng cao ở tiểu học thì đa dạng và phong phú nên không đủ thời gian để giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng một cách bài bản và chuyên sâu.

− Các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên rất được Khoa Giáo dục tiểu học quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Tuy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhiên, Khoa hầu như chỉ chú trọng vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học các môn học. Việc tổ chứ thi giải toán nhanh như đã nói ở trên chưa được tổ chức thường xuyên hàng năm nên cũng chưa tạo hết điều kiện giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng giải toán nâng cao ở tiểu học.

− Mặc dù sinh viên đã có đủ các tri thức Toán cần thiết để giải toán ở tiểu học nhưng việc giải toán của sinh viên đa số đều theo phương pháp đại số chưa phù hợp với tiểu học trong khi các bài toán ở tiểu học lại có các cách giải và trình bày bài giải đặc trưng theo kiểu của tiểu học.

− Dù có nhiều cố gắng nhưng năng lực về giải toán nâng cao ở tiểu học của đội ngũ cán bộ giảng dạy còn ở nhiều mức độ khác nhau, chưa đồng đều nên việc tổ chức rèn luyện kỹ năng cho sinh viên củng bị ảnh hưởng ắt nhiều.

2.3.2. Thực trạng tổ chức hoạt động rèn luyện kỹ năng giải toán nâng cao ở tiểu học cho SV ngành GDTH trình độ Đại học

Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành điều tra trên ba đối tượng: Giảng viên dạy môn Toán ngành Giáo dục tiểu học Trường Đại học Sài Gòn; Giáo viên tiểu học; Sinh viên đại học ngành Giáo dục tiểu học với số lượng như sau:

T

T Các đối tượng điều tra

Số lượng (người)

1 Sinh viên ngành GDTH (Khóa 2008,

2009) 100

2 Giảng viên trường ĐH Sài Gòn 8

3 Giáo viên tiểu học 40

Chúng tôi chọn sinh viên năm thứ ba (khóa 2009) và năm thứ tư (khóa 2008) hệ Đại học ngành Giáo dục tiểu học làm đối tượng điều tra. Các sinh viên này có ưu thế hơn các sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai. Họ đã được học học phần ỘPhương pháp dạy học Toán 3Ợ. Đặc biệt, sinh viên năm thứ tư đã qua hai đợt kiến tập, thực tập sư phạm tập trung và được trang bị chuyên đề ỘBồi dưỡng học sinh giỏi Toán tiểu họcỢ, là đối tượng chuẩn bị hoàn thành chương trình đào tạo.

2.3.2.1 Thực trạng nhận thức về kỹ năng giải toán nâng cao ở tiểu học và hoạt động rèn luyện kỹ năng giải toán nâng cao ở tiểu học.

a. Nhận thức của giáo viên tiểu học, sinh viên về các kỹ năng giải toán nâng cao ở tiểu học, ý nghĩa rèn luyện kỹ năng giải toán và mối quan hệ giữa chúng với năng lực sư phạm của người giáo viên tiểu học

Bảng 2.1: Nhận thức của sinh viên về mối quan hệ giữa kỹ năng giải toán và năng lực sư phạm của người giáo viên:

Mối quan hệ SV năm 3 SV năm 4

Đồng ý Tỷ lệ Đồng ý Tỷ lệ Kỹ năng giải toán là một thành phần của năng lực

sư phạm 36 72% 42 84%

Kỹ năng giải toán có ảnh hưởng tới năng lực sư phạm 14 28% 8 16% Kỹ năng giải toán không liên quan tới năng lực sư

phạm 0 0% 0 0%

Qua bảng 2.1, chúng tôi thấy đã có 72% sinh viên năm 3 và 84% sinh viên năm 4 hiểu đúng đắn mối quan hệ giữa kỹ năng giải toán với năng lực sư phạm của người giáo viên. Tuy nhiên, vẫn còn 28% sinh viên năm 3 và 16% sinh viên năm 4 chưa nhận thức rõ được mối quan hệ này mà cho rằng kỹ năng giải toán chỉ có ảnh hưởng tới năng lực sư phạm.

Kết quả nhận thức của sinh viên năm 3 và năm 4 cũng có phần chênh lệch nhau (72% so với 82%). Qua đây, ta thấy sinh viên năm 4 nhận thức có phần đúng đắn hơn về mối quan hệ giữa kỹ năng giải toán và năng lực sư phạm của người giáo viên. Đó là do sinh viên năm 4 đã gần như hoàn chỉnh quá trình rèn luyện, chương trình đào tạo trong nhà trường sư phạm và đặc biệt là họ đã trải qua một thời gian thực tập sư phạm tập trung tại trường tiểu học.

Bảng 2.2: Nhận thức của giáo viên tiểu học về ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng giải toán nâng cao.

TT Mức độ, lý do Đồng

ý

Tỷ lệ (%)

Rất cần thiết 40 100

Không cần thiết 0 0

Rất cần thiết vì: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Là cơ sở, điều kiện để dạy tốt môn Toán ở tiểu học 36 90

2 Môn Toán rất quan trọng ở tiểu học 40 100

3 Là cơ sở, điều kiện để có thể tổ chức, hướng dẫn, bồi

dưỡng học sinh giỏi Toán tiểu học. 40 100

4 Thể hiện năng lực sư phạm của người giáo viên tiểu học 36 90

5 Toán nâng cao ở tiểu học rất khó 35 88

6 Tạo được uy tắn, niềm tin cho học sinh và phụ huynh học sinh 30 75 Theo bảng thống kê 2.2, ta thấy, các giáo viên tiểu học đều nhận ra sự cần thiết phải rèn luyện kỹ năng giải toán nâng cao. 100% giáo viên được hỏi nêu lý do cần thiết là môn Toán là môn học quan trọng ở tiểu học và có kỹ năng giải toán nâng cao thì người giáo viên mới có thể tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng học sinh giỏi Toán. 90% giáo viên tiểu học cho rằng kỹ năng giải toán nâng cao gắn với năng lực sư phạm của người giáo viên, trong khi đó 88% giáo viên cho rằng rèn luyện kỹ năng giải toán nâng cao rất cần thiết đối với người giáo viên tiểu học vì Toán nâng cao ở tiểu học rất khó.

Bảng 2.3: Nhận thức của sinh viên về ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng giải toán nâng cao ở tiểu học.

T T Mức độ, lý do SV năm 3 SV năm 4 Tổng hợp Đồng ý Tỷ lệ (%) Đồng ý Tỷ lệ (%) Đồng ý Tỷ lệ (%) Rất cần thiết 49 8 50 00 99 9 Không cần thiết 1 2 0 0 1 1 Rất cần thiết vì:

1 Là cơ sở, điều kiện để dạy tốt

môn Toán ở tiểu học 5 0 50 00 95 5

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải toán nâng cao ở tiểu học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 42 - 62)