Các yếu tố bên ngoài chỉ mang tính chất hỗ trợ, DNNVV muốn phát triển, tăng tiềm lực tài chính, tăng khả năng cạnh tranh thì không còn cách nào hiệu quả hơn sự nỗ lực củ chính doanh nghiệp đó. Các DNNVV phát triển mạnh đồng nghĩa việc các DNNVV sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng hơn.
-Đối với DNNVV, tài sản bảo đảm tiền vay luôn là rào cản khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Để tháo gỡ khó khăn này, các DNNVV cần tạo được uy tín, thương hiệu của mình thông qua các hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả. Để làm tốt việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới từ nhận thức đến những việc làm cụ thể như: Nâng cao năng lực quản trị và điều hành doanh nghiệp, xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Hiện nay, HDNNVV của nước ta thường rất yếu kém trong việc xậy dựng các phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao… Đây là một trong những yếu tố quyết định để DNNVV có thể tiếp cận được vốn ngân hàng bởi các chủ DNNVV có thể lập được những báo cáo nghiên cứu khả thi hoàn chỉnh có tính thuyêt phục.
việc áp dụng công nghệ mới cho năng suất lao đông cao, thực hiện nghiêm chế độ hoách toán kế toán, báo cáo tài chính công khai, minh bạch. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn mà còn là tiền đề để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.
-Các DNNVV cần tiến hành bổ sung vốn chủ sở hữu bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao năng lực tài chính cho doanh nghiệp. Chủ động công việc xây dựng phương án đầu tư phù hợp với năng lực về vốn, công nghệ và con người, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, chủ động tiếp cận và tìm hiểu các dịch vụ ngân hàng để dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, tận dụng cơ hội tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ, nghành nhằm nâng cao năng lực sử dụng vốn, chú trọng phương án lựa chọn công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng cạnh tranh của sản phẩm.
- Thực tế các DNNVV thường xem nhẹ yếu tố con người trong kinh doanh. Người lao động trong các DNNVV thường ở trình độ thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của công việc. Do đó, bên cạnh việc chính phủ có các chương trình đào tạo cung cấp thông tin cho các DNNVV thì bản thân các DNNVV phải chủ động đào tạo đội ngũ lao đông, coi đào tạo nguồn nhân lực là hoạt đông không thể thiếu trong hoạt đông sản xuất kinh doanh. Trong đó, chủ doanh nghiệp phải là người đi đầu để nâng cao năng lực quản lý và điều hành đặc biệt là khả năng lập kế hoạch kinh doanh, lập các phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả
-Sự thiếu thông tin cập nhật là điểm hạn chế của các DNNVV của nước ta. Các DNNVV cần liên kết, hợp tác, trở thành thành viên của các hiệp hội, tổ chức trong và ngoài nước hoạt động vì lợi ích của DNNVV. Việc này sẽ giúp
DNNVV năm bắt thông tin nhanh chóng, kip thời, có kế hoạch kinh doanh đúng hướng, hiểu rõ hơn về các quy định trong thương mại quốc tế.
-Các DNNVV khi có nhu cầu vay vốn không nên qua môi giới, trung gian mà nên liên hệ trực tiếp với ngân hàng. Việc thông qua các nhà môi giới sẽ làm tăng chi phí đầu vào dẫn đến giảm hiệu qủa hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là chưa kể đến các nhà môi giới có đảm bảo uy tín hay không.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu phân tích về các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của các doanh nghiệp này đối với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế cần phải có nhiều biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Đây là vấn đề quan tâm không chỉ đối với NHĐT&PTVN mà còn được rất nhiều các ngân hàng thương mại khác quan tâm tới.
Với những nỗ lực và cố gắng mà NH ĐT&PTVN chi nhánh Nam Hà Nội
đã thực hiện, Chi nhánh sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và có thể mở rộng hơn nữa cho vay đối với các DNNVV góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
Đây là một đề tài nghiên cứu phức tạp, lĩnh vực nghiên cứu rất rộng, những giải pháp nêu ra chỉ là những đóng góp nhỏ trong tổng thể các biện pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNVV. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và hiểu biết về lĩnh vực nghiên cứu, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhiều đánh giá còn mang tính chủ quan. Vì vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn bè và cán bộ trong ngân hàng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Ngân hàng thương mại PGS. TS Phan Thu Hà 2. Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam
3. Báo cáo thường niên Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội 2005,2006,2007.
4. frederic S.Mishkin, tiền tệ, ngân hàng &thị trường tài chính, nxb khoa học và kỹ thuật Hà Nội
5. Giáo trình marketing ngân hàng của PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền, Học Viện Tài Chính
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU... 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...3
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...3
1.1.1. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...3
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại...7
1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn...8
1.1.2.3. Các hoạt động khác...10
1.2.2.1. Đặc điểm cho vay đối với DNNVV tại ngân hàng thương mại...18
1.2.2.2. Chính sách cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại ...18
1.2.3. MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...20
1.2.3.1. Khái niệm cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại...20
1.2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại...20
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀN THƯƠNG MẠI...23
1.3.1. Nhân tố từ phía ngân hàng...23
1.3.2. Nhân tố từ phía khách hàng...24
1.3.3. Nhân tố từ phía môi trường vĩ mô...24
2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI ...42
2.3.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC...42
2.3.2. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN...42
2.3.2.1. Hạn chế...42
3.1. ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI ...47
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI...48
3.2.1. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN...48
3.2.2. TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG MARKETING NGÂN HÀNG TRONG VIỆC MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA...50
3.2.3. ĐỔI MỚI QUY TRÌNH, THỦ TỤC CHO VAY PHÙ HỢP VỚI DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA...52
3.2.4. THAY ĐỔI CƠ CHẾ CHO VAY PHÙ HỢP VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA...53
3.2.5. TẠO NHIỀU DỊCH VỤ NGÂN HÀNG THOẢ MÃN NHU CẦU PHONG PHÚ CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA...55
3.2.6. PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH...55
3.2.7. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TỔ CHỨC, BỒI DƯỠNG NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CỦA CÁN BỘ NGÂN HÀNG...56
3.3 KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI...56
3.3.1 KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC...57
3.3.1.1 Kiến nghị với nhà nước và chính phủ...57
3.3.1.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước(NHNN)...58
3.3.1.3 Kiến nghị với các bộ , nghành có liên quan, các chính quyền địa phương...59