f/ Điểm hoà vốn (BP)
2.1.3.1 Huy động vốn
Công tác huy động vốn của Chi nhánh năm 2007 đã được duy trì và phát triển tốt. Phát huy thế mạnh về uy tín, thương hiệu gần 45 năm của Vietcombank và với các phương pháp huy động hiệu quả, thực hiện thành công việc đưa các sản phẩm mới về huy động vào thị trường theo chủ trương của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, tổng nguồn vốn của chi nhánh tính đến 31/12/2007 đạt 7.088 tỷ đồng đạt kế hoạch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam giao cho chi nhánh. - Huy động VNĐ đạt 3.433 tỷ đồng chiếm 54,47% tổng nguồn vốn huy động
- Huy động ngoại tệ đạt 2.837 tỷ đồng chiếm 45,53 % tổng nguồn vốn huy động
Biểu 2.1 Vốn huy động của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội qua các năm ( không bao gồm VCSH)
(đơn vị: tỷ đồng)
Sở dĩ có sự biến động giảm về nguồn vốn huy động như trên là do trong năm 2007 có 2 chi nhánh là Thành Công và Ba Đình đã được tách ra chuyển thành chi nhánh cấp I. Tuy nhiên, theo đánh giá khách quan thì nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn đang trên đà tăng trưởng tốt.
Cơ cấu vốn huy động giữa tiền đồng và ngoại tệ có sự chuyển dịch theo hướng vốn huy động ngoại tệ giảm dần, đây cũng là xu hướng chung của các ngân hàng thương mại trong thời gian gần đây. Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch đó một phần là do việc giảm lãi suất cơ bản USD của Cục dự trữ liên bang Mỹ(Fed) trong tháng 9/2007 từ 5,25% xuống còn 4,75% và 4,25% vào tháng 12/2007 đã khiến lãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại trong nước giảm theo. Mặt khác do xu hướng cạnh tranh về huy động vốn giữa các ngân hàng đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng thương mại cổ phần mới.
- Huy động từ Tổ chức kinh tế đạt: 2.134 tỷ đồng, chiếm 34% tổng huy động vốn.
- Huy động từ Dân cư đạt: 4.136 tỷ đồng, chiếm 66% tổng vốn huy động.
Đến 31/12/2007 thị phần huy động VND trên địa bàn Hà Nội tương ứng 1.41%; 2.92%; 1.84% so với mạng lưới 209 tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn.