f/ Điểm hoà vốn (BP)
2.2.2.2. Thẩm định tài chính và khả năng trả nợ của dự án * Đánh giá năng lực chủ đầu tư
* Đánh giá năng lực chủ đầu tư
- Tổng công ty Dệt may Hà Nội có ngành nghề kinh doanh chính hiện nay là sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm dệt may và nguyên phụ liệu của ngành (sợi các loại). Tiền thân của Tổng công ty là Nhà máy sợi Hà Nội và được thành lập từ ngày 21/11/1984. Đến tháng 02/2007, Tổng công ty Dệt may Hà Nội được thành lập, tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con với 04 công ty con và 07 công ty liên kết.
- Hiện nay, Tổng công ty Dệt may Hà Nội đang trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp với tổng số cổ phần phát hành lần đầu là 205 tỷ đồng, phần vốn góp của Nhà nước chiếm 54,74%. Ngày 16/10/2007, Tổng công ty đã phát hành thành công 4.100.000 cổ phần ra công chúng với giá bình quân là 28.624 đồng / cổ phần, tổng số tiền bán được là 117,35 tỷ đồng. Theo kế hoạch, đến
ngày 15/12/2007 công ty sẽ hoàn thành việc thu tiền bán cổ phần và thực hiện tiếp các thủ tục Đại hội cổ đông lần đầu và đăng ký kinh doanh.
- Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dệt may các loại. Sau hơn 20 năm trong ngành Tổng công ty đã đạt được quy mô sản xuất lớn, với khoảng 5.500 cán bộ công nhân viên, hàng năm đơn vị sản xuất được 22.000 tấn sợi, 3.000 tấn vải (dệt kim, dệt thoi), 9 triệu mét vải denim, 1.400 tấn khăn bông… Bên cạnh việc đẩy mạnh thị trường xuất khẩu, Tổng công ty đã xây dựng được mạng lưới cửa hàng, đại lý giới thiệu và phân phối sản phẩm rộng khắp tại các tỉnh thành trên cả nước (gồm 12 cửa hàng giới thiệu sản phẩm, 85 đại lý). Trong những năm gần đây, thương hiệu HANOSIMEX ngày càng có uy tín trên thị trường Việt Nam. Tổng công ty liên tục được nhận nhiều giải thưởng như Sao vàng đất Việt, Quả cầu vàng; được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, hàng tiêu dùng được nhiều người ưa thích…
Những năm qua, Tổng công ty rất chú trọng đến công tác lựa chọn, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Doanh thu của Tổng công ty không ngừng tăng trưởng qua các năm gần đây, năm 2005 đạt 1.351 tỷ đồng (tăng 39,6% so với năm 2004); năm 2006 đạt 1.552 tỷ đồng (tăng 14%); 06 tháng đầu năm 2007 đạt 898 tỷ đồng (tăng 16% so với cùng kỳ năm 2006). Đến tháng 10/2007, tổng doanh thu của công ty đã đạt 1.640 tỷ đồng, bằng 122% so với cùng kỳ năm 2006 và đạt 88,5% kế hoạch năm 2007. Tuy nhiên với đặc điểm ngành dệt may là có tỷ suất lợi nhuận thấp, hệ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần của công ty chỉ chiếm 0,4% và bằng khoảng 3% trên vốn chủ sở hữu, bằng 0,6% trên tổng tài sản.. Các sản phẩm thế mạnh của Tổng công ty là sợi (chiếm gần 40% doanh thu), các sản phẩm dệt kim (chiếm 20% doanh thu).
Các hệ số thanh toán của Tổng công ty vẫn chưa được tốt lắm. Trong năm 2006, hệ số thanh toán hiện hành đạt 0,95 lần và thanh toán nhanh là 0,51 lần. Trong năm 2007, công ty đã cố gắng cải thiện các hệ số thanh toán trên và các hệ số thanh toán lần lượt đạt 1,02 lần và 0,53 lần. Điều đó thể hiện Tổng công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong kỳ.
Tuy nhiên, tình hình tài chính của doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể trong những năm qua. Quy mô tài sản, doanh thu của Tổng công ty đều tăng trưởng trên 10% năm. Các hệ số thanh toán, hoạt động đều tốt hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của Tổng công ty vẫn chưa cao, thể hiện ở tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu thấp (bằng 0,4%). Đó là do Tổng công ty đã phải sáp nhập thêm một số đơn vị đang gặp khó khăn trong kinh doanh và dự án đầu tư dây chuyền sản xuất vải Denim mới đưa vào khai thác nên chưa phát huy được hiệu quả.
- Đây là lần đầu tiên khách hàng có quan hệ với VCB Hà Nội. Trước đây, khách hàng đã từng có quan hệ với VCB Hội sở chính. Theo thông tin từ CIC ngày 16/11/2007 và thông tin từ khách hàng cung cấp, Tổng công ty đang có quan hệ tín dụng với 09 ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Tổng dư nợ của khách hàng tại các tổ chức tín dụng trên là 86,77 tỷ đồng và 27.283.766 USD (tương đương khoảng 524,67 tỷ đồng, tỷ giá quy đổi: 16.050 VNĐ/ USD); trong đó, dư nợ trung dài hạn là 76,43 tỷ đồng, chiếm 14,57% tổng dư nợ. Các khoản nợ vay trên đều thuộc nhóm nợ đủ tiêu chuẩn.
* Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án:
a/ Thẩm định doanh thu của dự án: Với mức công suất thức tế như trên, dự án có thể sản xuất ra 12.088.465 kg sợi/ năm. Về đơn giá sản phẩm: căn cứ vào giá sản phẩm tối thiểu gần nhất được công bố của doanh nghiệp cho các mặt
hàng thông dụng ngày 08/ 10/2007. Với mức công suất thực tế và đơn giá sản phẩm như trên, dự án có thể đem lại doanh thu khoảng 27.173.938 USD/ năm. b/ Thẩm định chi phí của dự án:
+ Chi phí biến đổi:
• Chi phí nguyên liệu chính (bông, xơ): là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất (65%) trong tổng chi phí hàng năm của dự án. Chi phí trên được tính toán trên cơ sở định mức tiêu hao nguyên liệu bông, xơ của Tổng công ty cho từng loại mặt hàng với đơn giá bông bình quân là 1,3 USD/ 01 kg và 1,4 USD/ 01 kg xơ.
• Chi phí nguyên vật liệu phụ (ống giấy), chi phí nhân công trực tiếp, điện sản xuất: được tính toán trên cơ sở định mức tiêu hao của đơn vị và đơn giá hiện tại.
• Chi phí bán hàng, quản lý chung: chiếm khoảng 3% doanh thu.
• Lãi vay vốn lưu động: Với vòng quay vốn lưu động ước tính bằng 3 vòng khi dự án đi vào hoạt động (bằng vòng quay vốn lưu động hiện tại của Tổng công ty) và cân đối với vốn lưu động tự có của khách hàng có thể tham gia vào dự án, chi phí lãi vay vốn lưu động được tính cụ thể cho từng khoản mục.
• Chi phí sửa chữa thường xuyên: ước tính bằng 2.00% tổng doanh thu của dự án.
+ Chi phí cố định: các khoản chi phí cố định của dự án gồm:
Khấu hao tài sản cố định: căn cứ theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính về Ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích
khấu hao tài sản cố định và tình hình thực tế sử dụng tài sản cố định của Tổng công ty.
Lãi vay đầu tư: theo kế hoạch trả nợ.
Chi phí quản lý cố định và bán hàng: tính bằng 3% doanh thu. Chi phí sửa chữa lớn: ước tính bằng 2.00% doanh thu.
+ Chi phí khác: Ước tính bằng 2% doanh thu. c/ Một số chỉ tiêu tính toán hiệu quả của dự án:
- Lợi nhuận bình quân: 554.696 USD/ năm
- Giả thiết dòng đời của dự án là 05 năm (bằng thời gian hoàn trả các khoản nợ vay của khách hàng), giá trị thanh lý tài sản bằng giá trị còn lại của tài sản cố định. Do tài sản hình thành từ dự án chiếm 22% tổng mức đầu tư của nhà máy nên cán bộ thẩm định chỉ lấy 22% lợi nhuận của toàn nhà máy để tính toán hiệu quả tài chính của dứan đầu tư. Như vậy, giá trị hiên tại thuần và tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ của dự án như sau:
NPV: 275.056,08 USD > 0 IRR: 11,50% > 7%
- Điểm hòa vốn: 67,86%
Vậy, dự án đầu tư là có hiệu quả về mặt tài chính
d/ Phân tích độ nhạy của dự án (trong trường hợp giá nguyên liệu chính thay đổi)
Trong các yếu tố cấu thành chi phí của dự án, giá nguyên vật liệu chính biến động nhiều nhất. Trong năm qua, giá bông xơ đã dao động trong biên độ khoảng 15%. Trong khi đó, chi phí nguyên liệu chính lại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các hạng mục chi phí (chiếm 65%). Vì vậy, mức độ ảnh hưởng của chi phí này là
rất lớn, 1% thay đổi của chi phí nguyên liệu chính sẽ kéo theo 0,65% thay đổi tổng chi phí. Với tỷ suất lợi nhuận khá thấp như ngành sợi hiện nay thì dự án khó có thể đem lại hiệu quả khi giá nguyên liệu chính biến động ( từ 3% trở lên). Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp sản xuất sợi của Việt Nam đều có kế hoạch dự trữ tồn kho nguyên liệu bông, xơ (thông thường là khoảng 2 đến 3 tháng) để chủ động trong sản xuất và chủ động đối phó với sự biến động giá (khi giá cả biến động có lợi thì mua vào). Trong điều kiện giá bông, xơ tăng trong một thời gian dài và doanh nghiệp đã phải sử dụng hết tồn kho nguyên liệu cũ thì lúc đó doanh nghiệp buộc phải tăng giá bán sợi. Như vậy, giá bán sợi luôn biến động cùng chiều với giá nguyên liệu bông, xơ nhưng có một độ chễ nhất định.
e/ Đánh giá rủi ro của dự án:
- Rủi ro về giá nguyên liệu đầu vào: Đây là rủi ro chính của ngành sản xuất sợi Việt Nam trong điều kiện 90% nguyên liệu bông, xơ của nước ta phải nhập khẩu. Mà giá các nguyên liệu này biến động mạnh do phụ thuộc vào giá dầu thô và diện tích, sản lượng bông tự nhiên của thế giới. Trong khi đó, độ nhạy của dự án lại thấp.
- Để hạn chế rủi ro trên, ngành dệt may đã xây dựng kế hoạch chi tiết phát triển vùng nguyên liệu bông và tơ tằm (đến năm 2010 Việt Nam sẽ có 100.000 ha diện tích trồng bông và 40.000 ha diện tích trồng dâu) để chủ động về nguyên liệu dệt, hạ giá thành sản phẩm và thu hẹp nhập khẩu nguyên liệu. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần chủ động trong việc dự trữ hợp lý nguyên vật liệu, giảm thiểu ảnh hưởng của sự biến động giá cả đến quá trình sản xuất.
- Rủi ro về nguồn trả nợ: Khách hàng nhận và trả nợ vay bằng ngoại tệ. Trong khi đó, khách hàng cần sử dụng một lượng ngoại tệ lớn để nhập khẩu nguyên vật liệu mà khối lượng hàng xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ chiếm
40% tổng doanh thu. Việc này có thể dẫn tới sự thiếu hụt về nguồn ngoại tệ để trả nợ ngân hàng. Đồng thời, khách hàng có thể phải chịu rủi ro về tỷ giá khi mua ngoại tệ trả nợ ngân hàng. Vì vậy, để đảm bảo kiểm soát được nguồn trả nợ của khách hàng, ngân hàng yêu cầu khách hàng chuyển một phần doanh thu từ xuất khẩu sợi được thanh toán qua VCB Hà Nội và có các biện pháp thu hút thêm các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Tổng công ty về VCB.
f/ Biện pháp đảm bảo tiền vay: thế chấp toàn bộ các máy móc, thiết bị hình thành từ dự án.
* Kết luận:
Từ những ý kiến phân tích đánh giá nêu trên, Tổ đầu tư dự án Phòng Quản lý rủi ro tín dụng đề nghị cho vay đầu tư dự án của Tổng công ty Dệt may Hà Nội như sau:
1. Số tiền cho vay (quy USD): 1.404.392 USD (chiếm 78% tổng vốn đầu tư)
2. Thời hạn vay: 60 tháng (05 năm), trong đó: i. Thời gian ân hạn: 03 tháng
ii. Thời gian thu hồi nợ gốc: 57 tháng 3. Thời gian rút vốn: 09 tháng
4. Mục đích sử dụng vốn vay: đầu tư mua sắm một số máy móc thiết bị cho nhà máy sợi.
5. Phương thức trả nợ: lãi trả hàng tháng, gốc trả 03 tháng/ lần.
6. Điều kiện về biện pháp bảo đảm tiền vay: thế chấp toàn bộ các máy móc hình thành từ dự án.
7. Điều kiện cho vay:
- Trước khi giải ngân, Phòng Quan hệ khách hàng hoàn thiện thủ tục ký kết hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo (hợp đồng khung). Ngay khi tài sản từ dự án hình thành, Phòng Quan hệ khách hàng thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định.
- VCB Hà Nội giải ngân theo tỷ lệ 83/17 cho từng hạng mục thiết bị.
- Khách hàng có cam kết bằng văn bản về việc tận dụng các nguồn thu nhập khác của Tổng công ty để trả nợ vay và thực hiện thanh toán khoảng 10% doanh thu của nhà máy sợi qua VCB Hà Nội.
- Khách hàng mua bảo hiểm cho toàn bộ tài sản đảm bảo, trong đó chỉ định rõ người thụ hưởng thứ nhất là VCB Hà Nội.
8. Quản lý món vay:
- Phòng Quan hệ khách hàng theo dõi chặt chẽ tiến trình cổ phần hóa của khách hàng để thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng, giải ngân đúng đối tượng khách hàng và phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật về vấn đề thừa kế các quyền lợi, nghĩa vụ của công ty sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (từ Tổng công ty nhà nước sang Tổng công ty cổ phần).
- Phòng Quan hệ khách hàng thực hiện giải ngân đối với dự án. Phòng quan hệ khách hàng phải tuân thủ theo các điều kiện thanh toán quy định tại các hợp đồng nhập khẩu thiết bị, đảm bảo phù hợp với các quy định của hợp đồng tín dụng và các hướng dẫn, quy định về tín dụng hiện hành của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
- Cán bộ Quan hệ khách hàng thực hiện kiểm soát trong và sau khi cho vay đối với dự án ít nhất 06 tháng/ lần và gửi về Phòng quản lý rủi ro tín dụng để cùng phối hợp quản lý món vay.