KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy cho học sinh THPT qua dạy học phần công dan với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học chương trình giáo dục công dân lớp 10 (Trang 90 - 93)

đáo, sáng tạo và cách tân. Chỉ khi nào chúng ta coi trọng những đặc tính nêu trên và nhận ra rằng chỉ qua học tập con người mới có được những kỹ năng đó, thì lúc đó giáo viên cũng như học sinh mới được khuyến khích phát triển các kỹ năng tư duy. Những nhà nghiên cứu giáo dục phải có trách nhiệm chỉ ra cho mọi người thấy tầm quan trọng của dạy tư duy, phương pháp dạy học tư duy, rằng chính tư duy tạo nên sự độc đáo, sáng tạo và cách tân trong các hoạt động của xã hội loài người.

Nhiều quốc gia quan tâm đến sự thịnh vượng của quốc gia mình, cho nên họ rất chú trọng việc chăm lo cho thế hệ trẻ, trong đó có việc phát triển tư duy.

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng phát biểu rằng: Đào tạo thế hệ trẻ thành những chiến sĩ cách mạng dũng cảm, thông minh, sáng tạo. Tính năng động và óc sáng tạo hay trí thông minh... xét bản chất là những phẩm chất cao của sự phát triển tư duy. Tuy nhiên, vấn đề có phức tạp như thế nào đi nữa thì ai cũng phải thừa nhận: dạy học thúc đẩy sự phát triển tư duy ở học sinh.

Qua thực tế cho thấy dạy học nói chung và dạy học phần "Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học" chương trình GDCD lớp 10 nói chung có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận và năng lực tư duy của học sinh. Bởi hệ thống kiến thức triết học của nội dung môn học đưa lại, đồng thời thông qua hoạt động, kỹ năng, kỹ xảo dạy học của chính bản thân giáo viên GDCD.

Tuy nhiên để đạt được mục đích nâng cao tư duy cho học sinh, giáo viên GDCD phải rèn luyện và thực hiện có hiệu quả hoạt động sư phạm của

mình. Bởi vì nghề dạy học là nghề mà đối tượng là con người, là nghề đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo. Ở đây giáo viên GDCD dạy cho học sinh biết làm một bài tập, trả lời một câu hỏi, đặt ra những thắc mắc,... không phải khó, nhưng dạy sao cho các em biết được con đường đi đến chân lí, nắm được phương pháp, phát triển tư duy mới là công việc đích thực của người giáo viên.

Đồng thời, bản thân chủ thể học sinh cần xác định rõ ràng vị trí và nhiệm vụ của bản thân mình trong quá trình học tập. Có như vậy, tư duy của các em mới có động lực thúc đẩy hoạt động có hiệu quả.

Khoa học sư phạm đã tìm ra nhiều phương pháp để phát huy hoạt động nhận thức của học sinh. Đó là các biện pháp kích thích bên ngoài từ người giáo viên. Những áp dụng đó chỉ phát huy thực sự có hiệu quả khi có sự tương ứng với những điều kiện bên trong từ phía học sinh. Điều đó có nghĩa là học sinh chỉ có thể lĩnh hội được tri thức do giáo viên truyền đạt, khi tư duy tích cực của bản thân học sinh được phát triển.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc dạy học GDCD và phần kiến thức triết học nói riêng ở các trường THPT chưa thực sự tương xứng với vai trò của nó trong việc giúp các em phát triển khả năng tư duy, bởi nhiều nguyên nhân như đã trình bày. Thực tế đó đòi hỏi các nhà giáo dục, và những người hoạt động trong ngành giáo dục cần đưa ra những giải pháp cụ thể, có hiệu quả để nâng cao hiệu quả dạy - học GDCD nói riêng và các môn học nói chung. Như đã khẳng định, tài và đức đều rất cần cho mỗi con người. Hơn thế nữa việc dạy học GDCD ở trường THPT hiện nay không đơn giản là dạy đạo đức cho các em học sinh, mà một phần quan trọng là nó truyền thụ cho các em những tri thức cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội. Đặc biệt, trong thời đại hiện nay, khi mà mặt trái của sự phát triển là sự thụt lùi của văn hoá, đạo đức lối sống của lớp trẻ. Vấn đề đặt ra trách nhiệm vô cùng quan trọng cho mỗi chúng ta. Đất nước sẽ đi đến đâu khi mà tương lai chúng ta nằm

trong tay nhưng con người mà năng lực tư duy - cái cần thiết nhất để con người tồn tại và phát triển lại thấp kém. Bởi thiếu nó hay kém khả năng đó con người khó có thể cải tạo được tự nhiên, tiến hành các hoạt động thực tiễn phục vụ cho hoạt động sống của mình. "Khi tri thức Triết học kết hợp với niềm tin sẽ là điều kiện, cơ sở để hình thành thế giới quan. Khi tri thức, niềm tin biến thành động cơ, động lực tinh thần và tham gia vào hoạt động con người thì nó sẽ giúp con người xác định lý tưởng sống"[14; 19].

Môn GDCD có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Đặc biệt phần "Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học" chương trình lớp 10 có vai trò trực tiếp trong việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học và nâng cao năng lực tư duy cho học sinh. Tuy nhiên, bộ môn và phần học nói riêng chưa thực sự được coi trọng. Để bộ môn được phát huy hết vai trò và vị trí của mình chúng tôi xin phép đưa ra một số kiến nghị sau đây.

- Bộ Giáo dục cần quan tâm hơn tới môn học.

- Nội dung học tập hiện nay khó, dài mà dạy quá ít giờ, phân bố lượng tiết với kiến thức chưa hợp lí. Cần đổi mới, chỉnh sửa nội dung SGK và thời gian phân bố tiết dạy sao cho hợp lý hơn.

- Cần cung cấp các tài liệu, thiết bị bổ trợ cho quá trình dạy học.

Tóm lại, việc dạy kỹ năng tư duy cho HS xuất phát từ quan điểm coi trọng ý tưởng của HS, và thành quả Giáo dục. Điều đó, nhằm tạo được sự biến đổi trong quá trình học tập, làm sao để HS biết kết hợp kiến thức với thực hành, ứng dụng nhờ kỹ năng tư duy. Đó là nhiệm vụ và là mục tiêu của Giáo dục Đào tạo nói chung và dạy học GDCD nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy cho học sinh THPT qua dạy học phần công dan với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học chương trình giáo dục công dân lớp 10 (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w