Ngôn ngữ đối thoại

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trữ tình của r tagore trong tiểu thuyết nàng binôdini (Trang 45 - 48)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.3.2. Ngôn ngữ đối thoại

Mọi sáng tác của ngời nghệ sĩ chân chính đều hớng tới một mục đích làm cho cuộc sống con ngời ngày càng đẹp hơn. Sáng tác của R. Tagore không nằm ngoài mục đích đó. Ngay tập thơ Sắc nhọn và mòn tù ra đời 1886, ông đã thổ lộ: “Thế giới này dịu dàng. Tôi không muốn chết. Tôi muốn sống trong cuộc sông bất tận của con ngời”. Bản chất cuộc sống là tốt đẹp mà con ngời lại là hiện thân của Thợng Đế. Vì thế nên dễ thấy trong các sáng tác văn xuôi của ông nhất là tiểu thuyết thì nhân vật đều thuộc vào kiểu nhân vật tâm trạng. Con ngời luôn chìm vào suy t, chiêm nghiệm để “ngộ” ra bản chất đích thực của cuộc sống cũng nh của con

ngời. Tuy nhiên trong các sáng tác ấy, ngôn ngữ đối thoại không phải là không có, thậm chí nó có số lợng lớn.

Một trong những cơ sở để khẳng định sự tiến hoá và phát triển của xã hội loài ngời là khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. Vì thế đối thoại đã tồn tại nh một phơng tiện để khẳng định sự tồn tại của sự sống. Qua đối thoại tâm lý nhân vật đợc khắc hoạ rõ nét. Điểm qua số lần đối thoại giữa các nhân vật, chúng tôi nhận thấy số lần đối thoại giữa Mahenđra và Binôdini là nhiều nhất 24 lần. Điều này cũng dễ hiểu. Đây là hai nhân vật trung tâm. Các lần đối thoại khác giữa Binôdini và Asa, Binôdini và Bihari, Mahenđra và Bihari, Mahenđra và Asa, Asa và Bihari cũng không ít. Thông qua đối thoại, thế giới nội tâm của nhân vật hiện lên một cách tự nhiên, sinh động. Chẳng hạn:

- “Thế thì sao cô còn trang hoàng nh thế này? – Cuối cùng Mahenđra cũng bật ra – cô đang đợi ai chứ?

- Đợi anh ấy, - Binôdini đáp, tay cào cào vào ngực nơi trái tim.- Ngời đang ở đây ngay trong tim này.

- Anh ta là ai? Bihari ?

- Có phải vì anh ta mà cô lang thang đó đây ?

- Đúng vì anh ấy.

- Cô có biết anh ta đang ở đâu không?

- Không nhng tôi sẽ biết.

- Tôi sẽ không để cho cô biết.

- Có thể là không nhng dù thế nào đi nữa anh vẫn không thể kéo anh ấy ra khỏi tim tôi đợc ” [32;649].

Sự ích kỷ, nhỏ nhen của Mahenđra,lòng khát khao một tình yêu đích thực,vẻ đẹp cuỉa ngời phụ nữ mạnh mẽ ở Binôdini. Tất cả dờng nh đều hiện lên qua những dòng đối thoại. Đối thoại đã thành tiền đề để cho xung đột trong tác phẩm phát triển. Cứ sau mỗi lần đối thoại diễn ra, xung đột tâm trạng lại đợc đẩy lên một bớc và tâm lý của nhân vật lại đợc lộ ra. Thực sự đối thoại có vai

trò rất lớn trong việc thể hiện tâm lý nhân vật.Nếu không có đối thoại thì không bao giờ các nhân vật trong tác phẩm hiểu nhau, chúng ta không thể nhận thấy đợc sự thay đổi ở mỗi nhân vật ví nh Asa; sau khi hiểu rõ bản chất của chồng, hiểu hơn về cuộc đời, ngôn ngữ của nàng đã thay đổi, điều đó cũng là sự đổi thay trong tính cách của một con ngời. Sự rụt rè đã mất mà thayvào đó là sự tự nhiên, hoạt bát; ngay Mahenđra khi trở về gia đình cũng nhận thấy rõ điều đó ở cách nàng nói chuyện với mọi ngời. Vì thế, nếu độc thoại là ngời ta hiểu về chính mình thì đối thoại là làm cho con ngời hiểu về nhau. Đó là con ngời trong mọi xã hội.

Những phân tích trên đây cho thấy vai trò quan trọng của đối thoại cũng nh đội thoại nội tâm nhân vật. Đó chỉ là hai dạng khác nhau của lời nói. Chúng là hành vi hoạt động đặc biệt, hành vi giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nhng hơn thế, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm lại là sự chuyển lu của tính cách cũng nh trạng thái tâm lý. Với R. Tagore, đó là nhng vật dụng cần thiêt trên con đ- ờng khám phá con ngời – “vũ trụ nhỏ bé nhng không cùng. ”.

Qua diễn biến của những số phận, của tâm lý, tính cách cá hình tợng nhân vật, R. Tagore đã thể hiện cách nhìn đầy nhân văn của mình về con ngời. Con ngời là bé nhỏ trớc vũ trụ, nhng nó cũng nh bao la vũ trụ kia không phải là hằng số mà là dòng sông chảy trôi bất tận. Đó là quy luật bình thờng của cuộc sống. Quan trọng là trong dòng sông ấy phải làm sao cho nó ngày càng trong hơn; con ngời phải đấu tranh với những dục vọng thấp hèn của mình để hoàn thiện mình hơn. Đây là quá trình phát triển vô tận của loài ngời, bao giờ còn có con ngời thì còn có sự “cha xong xuôi ”, “cha hoàn thiện” và còn có ý muốn vơn lên để hoàn thiện mình hơn. Đó là cuộc sống.

Chơng 3

Trữ tình giọng điệu

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trữ tình của r tagore trong tiểu thuyết nàng binôdini (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w