Nghĩa liên nhân thể hiện qua thái độ sống của Sài và Hơng

Một phần của tài liệu Nghĩa liên nhân qua việc khảo sát lời thoại nhân vật trong thời xa vắng của lê lựu (Trang 31 - 40)

1. Nghĩa liên nhân thể hiện qua thái độ sống của nhân vật Sài.

Cuộc sống của Sài trải qua ba giai đoạn chính: Giai đoạn một từ lúc nhỏ đến khi chiến tranh kết thúc, giai đoạn hai từ chiến trờng về, xây dựng cuộc sống mớơi và giai đoạn ba từ khi ly hôn Châu, quay về quê nhà. Lần lợt chúng tôi đi vào khảo sát mối quan hệ của Sài với những ngời xung quanh qua từng giai đoạn, từ đó rút ra đặc điểm tính cách của nhân vật.

1.1. Nhân vật Sài từ lúc bé đến khi kết thúc chiến tranh.

1.1.1. Nhân vật Sài trong mối quan hệ với những ngời trong gia đình.

Sài sinh ra trong một gia đình gia giáo. Bố là cụ đồ nho. Mặc dù nghèo đói ông vẫn luôn giáo dục con cái sống có đạo đức, "giấy rách phải giữ lấy lề". Cuộc hôn nhân giữa Sài và Tuyết là do bố mẹ sắp đặt theo tục tảo hôn. Trong mối quan hệ với những ngời trong gia đình, Sài luôn bị nhiều sợi giây tình cảm trói buộc: D luận và xã hội, phong tục tập quán, nề nếp gia phong... Những điều đó đã không cho phép Sài sống nh chính mình. " Mời bốn tuổi đầu đã phải sống lại cuộc đời mình. Thật và dả. Ban ngày chỗ công chúng là con ngời giả sống cho vừa lòng mọi ngời. Yêu vợ. Ban đêm khi có một mình là ngời thật. Không thể nào chung

sống với ngời mình ghét bỏ từ đầu đến chân " (17.tr48). Cuộc đối thoại dới đây thể hiện rõ thái độ của Sài giành cho Tuyết:

"Ngời ta bảo trong kia đẹp lắm, mai vào xem đi"- "Cô thích cứ đi tôi đang bận học"- "Ngày mai mua ít cua bổ về ăn nghe bảo bổ lắm, có tiền thầy mẹ cả hai nhà cho đây."- "Tôi không thích loại đó "- "Thế anh thích tôm he không?"- "Tôi lạy cô để im cho tôi nhờ một tý." (17,tr108). )

Sài cảm thấy rất khó chịu trớc sự quan tâm cuả Tuyết dành cho mình. Sài xng hô với vợ một cách lạnh lùng: Gọi vợ là "cô" và xng mình là "tôi". Anh dùng những câu biểu thị thái độ từ chối, không quan tâm đến những thứ mà Tuyết đề cập, bất hợp tác với Tuyết: "Tôi đang bận", "Tôi không thích loại đó ", "Tôi lạy cô", "Để im cho tôi nhờ một tý"... Trong khi Sài không thể yêu Tuyết thì mọi ngời trong gia đình lại tìm mọi cách để bắt Sài phải yêu Tuyết. Khi mọi ngời trong gia đình không thể khuyên bảo đợc, họ nhờ anh em trên đơn vị của Sài can thiệp. Đồng chí Phó chủ nhiệm chính trị đã đa ra mọi lí lẽ để thuyết phục Sài mà thực chất là yêu cầu, ép buộc Sài phải yêu vợ. Trớc những lời khuyên và những mệnh lệnh của thủ trởng: "Thế thì không đợc rồi..." "Đừng phụ lòng ngời ta"..."Mình yêu cầu cậu...", "Phải thực sự đấy nhé..."vv Sài chỉ còn một cách là miễn cỡng chấp nhận: "Vâng, tôi sẽ cố làm theo lời thủ trởng". Câu trả lời của Sài đã phản ánh một thực tế đau lòng. Những ngời trong gia đình và trong đơn vị đều có ý tốt cho Sài nhng vô tình họ đã vi phạm quyền tự do cá nhân. Tình cảm vợ chồng là thuộc lĩnh vực riêng t, phải xuất phát từ tình yêu và sự tự nguyện của hai ngời. Thế nhng, Sài đã phải gồng mình lên để yêu vợ. Anh yêu vợ vì gia đình, vì tập thể và vì d luận chứ không phải là vì bản thân mình. Bà đồ Khang không dấu nổi niềm vui khi đã "ép dầu ép mỡ..." thành công: "Cháu ơi, bác đội ơn cháu và các thủ trởng lắm lắm. Chỉ có các thủ trởng mới làm cho thằng Sài sợ, chứ bao nhiêu năm nay cả ông lão nhà này, cả bao nhiêu ngời nói cũng chỉ nh nớc đổ lá khoai". Hiền cời to xiết chặt tay bà: "Mẹ ơi, bộ đội chúng con mà rèn thì có dữ nh hùm, nh gấu cũng phải lành nh thỏ mẹ lo gì". ( 17,tr142)

Nh vậy, trong mối quan hệ với gia đình, Sài luôn tồn tại hai thái cực: Chống đối và khuất phục. Hai thái cực đó càng phát triển thì cáng đẩy cuộc sống của Sài đến bi kịch.

1.1.2. Nhân vật Sài trong mối quan hệ với nhân vật Hơng.

Tình cảm của Sài dành cho Hơng xuất phát từ tấm lòng của một ngời bạn tốt, giàu lòng vị tha: Khi Hơng thi không đậu, Sài tự nguyện đến xin thầy bỏ học để nhờng suất của mình cho Hơng. Sài đã trình bày hoàn cảnh khó khăn của gia đình mình, khẳng định Hơng là một ngời học giỏi... để thầy đồng ý cho Hơng vào học. Điều đó chứng tỏ rằng Sài đã dành tình cảm đặc biệt cho Hơng. Mối tình của Sài và Hơng đẹp và trong sáng, đồng thời mối tình ấy còn thể hiện một sự phản kháng của anh đối với gia đình. Trong cuộc sống, Sài cứ phải luôn nén mình lại vì anh là ngời đã có vợ anh không muốn mang tiếng là ngời không đứng đắn, thấy cô này cô kia đẹp thì về ruồng rẫy vợ con. Thế nhng "Bên ngoài càng nén bao nhiêu bên trong càng muốn bật tung bấy nhiêu". Lời tỏ tình của Sài dành cho Hơng bên bờ sông phần nào nói lên đợc sự đột phá trong con ngời vốn hiền lành nhút nhát ấy:: -"Có những đêm ngồi một mình chỗ này ngắm trăng rất khuya, tôi chỉ ớc có H- ơng ở đây". (17,tr60). Từ " yêu thầm nhớ trộm" anh đã tìm cách tỏ tình một cách tinh tế, khéo léo: "Tôi chỉ ớc Hơng ở đây", -- "Chỉ ao ớc thế thôi. Không bao giờ dám nghĩ là có chuyện đó", ..." thế nào Hơng cũng cời..." và anh cũng đã mạnh dạn thể hiện tình cảm của mình:

"- Hơng ơi - Dạ

- Em có yêu anh thật không ?" (17,tr64).

Mối tình của Sài và Hơng tuy đẹp nhng không thể đơm hoa kết trái, vì bản thân anh thiếu một thái độ quyết đoán cần thiết. Sài đã thiếu trách nhiệm với chính cuộc đời mình, với tình yêu của mình. Lúc mà Sài cần lên tiếng để bảo vệ tình yêu, bảo vệ hạnh phúc của bản thân mình thì anh lại hèn nhát chạy trốn. Anh trốn vào quân đội "Anh im lặng với tất cả mọi ngời. Anh im lặng với những đêm ngoòi trên sân thợng chờ trăng lên giữa mênh mông đồng nớc. Anh im lặng với cả giấc ngủ áp mặt vào khuôn ngực đầy ngồn ngộn ánh trăng!... Anh đi nh sự chui luồn chạy trốn với cả hôm qua, hôm nay và ngày mai"(...) "tự bằng lòng với quyết định đợc coi là vô cùng "dũng cảm" của mình. Hãy im lặng chịu đựng!!!" (17, tr80)

Viết về mối tình của Hơng và Sài, Lê Lựu có phần cảm thông với những khó khăn khách quan mà Sài khó lòng vợt qua đó là môi trờng, hoàn cảnh xung quanh

anh, cụ thể đó là nề nếp gia phong của gia đình. Tuy nhiên, qua mối tình đó, tác giả cũng đã lên án cách sống thiếu bản lĩnh cảu Sài. Mối tình của Sài và Hơng chỉ thể hiện sự phản kháng một cách yếu ớt của Sài đối với gia đình và xã hội

1.1.3. Nhân vật Sài trong nghĩa vụ quân nhân.

Nhân vật Sài trong nghĩa vụ quân dân đã góp phần phản ánh không khí chung của lịch sử dân tộc ta trong những năm chống mỹ cứu nớc. Lúc bấy giờ, nhiều thế hệ thanh niên sẵn sàng xé giấy báo du học nớc ngòai, giấy báo của các trờng Đại học để di theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Anh chiến đấu kiên cờng, dũng cảm, bất chấp gian khổ hy sinh. Anh là niềm tự hào của quê hơng, của gia đình và đằng sau lòng nhiệt tình cách mạng ấy, việc Sài đi bộ đội còn có một lý do tế nhị nữa. Đó là Sài đi bộ đội để không phải sống với Tuyết. “Mình nghe nói sắp tới có thể điều nguyên cả một E, một F đi. Hay là để khi nào đi một thể Sài ạ" "Thôi em xin anh, các anh cứ đề nghị dần lên hộ em. Đi sớm ngày nào em đỡ khổ ngày ấy"(17,tr 160). Sài tha thiết thỉnh cầu thủ trởng cho đi B. Nguyên nhân sâu xa của lời thỉnh cầu đó là anh muốn trốn chạy d luận, trốn chạy sự ràng buộc của gia đình. Trong quân đội, đối với các đồng nghiệp, Sài luôn nhiệt tình, luôn sẵn sàng và hết mình vì đồng nghiệp. Đối với cấp trên, Sài luôn tuân chỉ mệnh lệnh.

Nh vậy, trong nghĩa vụ quân dân, Sài là một công dân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình đối với quê hơng, với Tổ quốc. Đồng thời, qua cuộc đối thoại giữa Sài và thủ trởng của anh ta cũng hiểu đợc sự phức tạp, bế tắc của anh trong quan hệ gia đình, với vợ con.

1.2. Nhân vật Sài trong thời gian từ chiến trờng trở về làm lại cuộc sống mới. a. Thời kỳ Sài li dị Tuyết

Mặc dù Sài rất ghét Tuyết, thấy mình không thể đội trời chung với Tuyết nhng Sài không dám tự mình quyết định li hôn. Anh không dám tự đứng lên giải phóng cho cuộc sống của bản thân mình mà đoàn thể phải giải phóng cho anh. Điều đó chứng tỏ Sài là một ngời sống thụ động, thiếu bản lĩnh. Tính cách đó của Sài đợc bộc lộ rõ qua những lời đối thoại giữa anh và Chính ủy Đỗ Mạnh. Chính ủy đã nhận xét về Sài khi ông đợc xem các th từ của anh gửi cho chú Hà: ... “Gớm, khiếp, làm gì mà anh kêu la rên rỉ quá ” và Sài cũng đã tự thú nhận:

- "Báo cáo thủ trởng, thực ra lúc bấy giờ em rất sợ" (17,tr 214). Câu trả lời của Sài một phần thể hiện tính cách thiếu quyết đoán, thụ động của anh một phần đã phản ánh lối sống chung của nhiều ngời lúc bấy giờ: “Cả một thời nh thế biết oán trách ai

b., tThời kỳ Sài kết hôn với Châu

Trớc đó, Sài vẫn sống theo sự sắp đặt sẵn của ngời khác, cho nên, khi li hôn với Tuyết, tìm đến cuộc sống mới, anh không khỏi ngỡ ngàng, lúng túng. Biểu hiện trớc hết là Sài quyết định kết duyên với Châu một cách vội vã. Cuộc hôn nhân đó một lần nữa lại đa Sài đến bi kịch. Sự khác biệt về lối sống và tính cách của Sài và Châu dẫn đến cuộc sống vợ chồng luôn bất hòa. Sài vẫn quen đợc ngời khác che chở nên rất bỡ ngỡ khi bớc vào cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền. Khi sống với Châu, Sài cũng rất lúng túng, luôn bị trách móc, dằn vặt, bị động từ vấn đề lớn đến vấn đề nhỏ nh Sài không hiểu đợc sự phức tạp của tâm lý phụ nữ. :

-“Anh chả thơng em gì cả.

- Suốt đêm qua anh đi tìm bác sĩ, xin thuốc rồi tức tốc chạy đến đây đứng hàng giờ đồng hồ. Thấy em ngủ đợc, trở về đã gần 3 giờ sáng. Đến bây giờ lại đến đây mà cha đợc coi là thơng em, anh cũng đành chịu.

- Không phải thế. Anh chả hiểu gì con gái chúng em cả. Đáng nhẽ anh chỉ cần an ủi, động viên em một vài lần, dỗ dành em một chút là em thấy cơn đau của mình đợc san sẻ. Đằng này anh cứ lặng đi thấy em tủi thân quá.

- Anh hỏi em có nói đâu.

- Đang đau chết đi đợc mà hỏi nh quan tòa hỏi cung ấy ai mà trả lời đợc.

- Thế thì còn biết đầu đuôi làm sao nữa. Chỉ để dỗ dành vuốt ve mấy câu, bất cứ thằng con trai lời biếng giả dối nào chả làm đợc việc ấy.

- Anh bảo lúc đau ốm buồn bực ngoài ngời yêu của mình ra còn biết san sẻ cho ai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Để lo toan, san sẻ cho nhau nh thế thì đơn giản quá, cần gì phải mất công, mất sức chạy ngợc chạy xuôi”, (17,tr255) Sài quan tâm, lo lắng cho ngời yêu theo lối thật thà, chân phơng, mộc mạc của anh chàng nhà quê. Cách quan tâm đó

của anh không nh Châu mong muốn. Châu là ngời con gái Hà thành, cô thích sự quan tâm nhẹ nhàng, tình cảm, thích sự âu yếm, vuốt ve. Sài không biết đợc điều đó. Cuộc đối thoại giữa Châu và Sài ở trên đã chứng tỏ rằng giữa hai ngời có sự khác biệt nhau về cách sống. Thói quen suồng sả, không giữ kẻ của Sài làm cho Châu nhiều khi bất bình:

- “Em bảo anh bao nhiêu lần rồi vẫn không đợc. - Gì thế ? (...)

- Chỉ có mỗi việc bảo là làm gì cũng phải cho nó đàng hoàng. Tại sao anh không dọn cơm ở trên gờng lại trải chiếu ở một góc dới đất trông lùi xùi nh đám ngời đi ngồi nhờ. (...)

- Thì anh em trong nhà cả, có ai mà phải lo... ” (17,tr283)

Vì không có kinh nghiệm trong bố trí, sắp xếp công việc. Sài đã quá lo lắng cho công việc vặt vãnh của gia đình, bỏ bê công việc cơ quan. Thì giờ thăm anh em, bạn bè cũng không còn nữa. Cái dáng tất bật, khổ sở của anh đã làm cho hình thức của anh và Châu quá chênh lệch, kèm theo đó là sự chênh lệch về tính cách, lối sống. Cuộc sống vợ chồng cũng chính vì vậy mà ít đợc hòa thuận. Và kết quả của sự bị động, lúng túng trong cuộc sống hôn nhân gia đình của Sài là Sài và Châu lại chia tay nhau.

Cuộc hôn nhân giữa Châu và Sài tan vỡ không chỉ là câu chuyện thơng tâm của một anh nhà quê bị thất bại khi tiếp xúc với cuộc sống thành phố, nó còn mang ý nghiã triết lý sâu sắc hơn: Con ngời chúng ta sống phải có bản lĩnh. Nếu luôn sống thụ động, sống nhờ ngời khác, không có trách nhiệm trớc hành vi của mình, không có trách nhiệm với chính mình thì dù sống trong hoàn cảnh, môi trờng nào đi chăng nữa, anh cũng sẽ thất bại.

1.3. Thời kỳ sau khi ly dị Châu và sống độc thân

Cuộc đời của Sài giai đọan sau khi li hôn Châu không đợc tác giả khắc họa nhiều song đây là phần khá quan trọng. Nó góp phần làm nổi rõ t tởng, chủ đề của tác phẩm. Một lần nữa, Sài thất bại trong cuộc sống gia đình. Đó là kết quả tất yếu của cuộc sống thiếu lập trờng, thiếu bản lĩnh. Sài luôn chạy theo những đòi hỏi của Châu và cuối cùng anh đã tụt hậu, đã bị bỏ rơi. Tính cách của Sài rõ ràng không

phù hợp vời môi trờng thành thị, nơi mà con ngời từng ngày, từng giờ phải năng động, tháo vát, dám nghĩ dám làm, nơi mà quy luật đào thải diễn ra gay gắt nhất. Không tìm đợc chỗ đứng của mình nơi tỉnh thành, anh quay về mong tìm lại mình nơi mảnh đất quê hơng. Truyệên kết thúc theo kiểu vừa khép, vừa mở. Nếu nh mở đầu tác phẩm xuất hiện anh cu Sài làng Hạ Vị thì cuối tác phẩm Sài cũng quay trở về cái làng quê miền chiêm trũng ấy, và rồi liệu Sài có thật sự tìm đợc chỗ đứng của mình nơi này không?

2. Nghĩa liên nhân thể hiện qua thái độ sống của nhân vật Hơng 2.1. Nhân vật Hơng trong quan hệ với Sài.

Mối quan hệ giữa Hơng và Sài có thể chia làm hai giai đọan chính. Đó là giai đọan trớc khi Hơng đi lấy chồng và giai đoạn sau khi Hơng đi lấy chồng.

Trớc khi lấy chồng, mối tình của Hơng và Sài rất tự nhiên, trong sáng, có đầy đủ mọi cung bậc của tình yêu. Mối tình đó thể hiện khát vọng tình yêu tự do. Tính cách của Hơng đợc thể hiện rõ qua nội dung lời thoại. Lời thoại thể hiện tình cảm yêu mến của Hơng dành cho Sài, khi gặp Sài ở bến đò trong cảnh lũ lụt vừa rút:. - “Trời ơi anh Sài. Đi sang bên kia sông với tôi đi.

- Có việc gì đấy Hơng.

- Sang chỗ anh trai tôi chơi, sáng mai về...” (17,tr54)

Trong văn hóa ứng xử của ngời Việt Nam, khi họ mời nhau đến nhà là thể hiện sự

Một phần của tài liệu Nghĩa liên nhân qua việc khảo sát lời thoại nhân vật trong thời xa vắng của lê lựu (Trang 31 - 40)