Khảo sát sự phụ thuộc của công suất mất mát vào cự ly truyền dẫn với các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tán sắc đến các tham số truyền tín hiệu trong thông tin quang sợi luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 41 - 42)

các nguồn có độ rộng phổ khác nhau

Hình 2.3. Kết quả tính toán lượng công suất bị tổn thất phụ thuộc vào độ rộng phổ nguồn phát khi tăng cự ly truyền dẫn cho hệ thống 2,5Gb/s.

Ở đây hệ thống sử dụng sợi quang đơn mode tiêu chuẩn G.652 có hệ số tán sắc D là 18ps/(nm.km) với tốc độ truyền là 2,5Gb/s. Từ công thức (2.2) có thể xác định lượng công suất mất mát phụ thuộc vào cự ly truyền dẫn cho các nguồn phát có độ rộng lần lượt là 0,1nm; 0,2nm và 0,3nm như trên hình (2.3)

Từ kết quả ở hình 2.3 thu được có thể thấy rằng nhìn chung lượng công suất bị tổn thất sẽ tăng nhanh khi cự ly truyền dẫn tăng. Tuy nhiên, các nguồn phát khác nhau sẽ gây ra sự mất tín hiệu cũng khác nhau, cụ thể:

+) Khi độ rộng nguồn phát là 0.1nm, mất mát công suất xẩy ra là 4.5dB ở cự ly truyền dẫn dài 52km.

+) Đối với các hệ thống có phổ nguồn phát rộng 0.2nm và 0.3nm, công suất bị tổn thất tương ứng là 4.5dB tại 26km và 4.5dB tại cự ly chỉ còn 17km.

Khi tăng cự ly vượt quá các giá trị ở trên, tín hiệu bị mất quá lớn và không thể thiết kế được hệ thống thực tiễn kể cả có sử dụng khuếch đại quang sợi. Đây là các hệ thống sử dụng sợi G.652 có hệ số tán sắc D = 18ps/(km.nm).

Như vậy, trong hệ thống thông tin quang tốc độ thấp có độ rộng phổ rộng, ngoài suy hao quang, có nhiều tham số liên quan tới tán sắc sợi gây ảnh hưởng tới hệ thống và làm mất đi đáng kể lượng công suất tín hiệu. Đó là các tham số: cự ly truyền dẫn, tham số tán sắc, tốc độ bit của hệ thống và phổ nguồn phát.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tán sắc đến các tham số truyền tín hiệu trong thông tin quang sợi luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w