Hệ thống sử dụng nguồn phát có phổ rộng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tán sắc đến các tham số truyền tín hiệu trong thông tin quang sợi luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 44 - 46)

Từ kết quả trên có thể thấy rằng, việc sử dụng nguồn phát có độ rộng phổ hẹp sẽ cho phép tăng cự ly truyền dẫn rất nhiều. Trong trường hợp nguồn phát có phổ lớn, cách tốt nhất để đáp ứng cự ly truyền dẫn dài, nhất là trong trường hợp cự ly giữa hai vị trí địa lý cho trước là tương đối lớn, là nên áp dụng cho các hệ thống thông tin quang có tốc độ thấp.

Để tính toán thiết kế cấu hình tuyến sát với thực tiễn các tham số dùng để tính toán thiết kế tuyến được cho trong bảng (2.2). Từ công thức (2.2) ta tính được lượng công suất mất mát phụ thuộc vào cự ly cho các hệ thống 622Mb/s; 1Gb/s và 2,5Gb/s. Sau đó vận dụng công thức (2.1) để tính toán quỹ công suất của hệ thống tương ứng với các tốc độ trên. Hình (2.6) là kết quả tính toán cự ly truyền dẫn phụ thuộc vào tốc độ bít theo ảnh hưởng của tán sắc sợi. Có thể thấy cự ly truyền dẫn sẽ tăng rất nhiều nếu ta thiết kế hệ thống có tốc độ bit thấp với cùng một giá trị tỷ số lỗi bit.

Bảng 2.2. Các tham số để tính toán

Tham số Giá trị tham số Bước sóng tín hiệu

Công suất phát quang Độ nhạy thu quang Dự phòng hệ thống Tỷ số lổi bít BER Hệ số tán sắc D Độ rộng phổ Laser 1554nm 3dB -21dBm 3dB BER = 10-12 17ps/km.nm 0,1nm

Hình 2.6. Quỹ công suất của hệ thống phụ thuộc vào cự ly truyền dẫn với các tốc độ bít khác nhau.

Trong hình 2.6, với cùng một độ rộng phổ nguồn phát, giá trị công suất phát và độ nhạy thu quang được giả thiết là như nhau, cự ly truyền dẫn sẽ giảm nhanh theo tốc độ bit: ở tốc độ 622Mb/s thì cự ly có thể đạt tới 205km đã chứng tỏ tán sắc ảnh hưởng ít, lúc này cự ly truyền dẫn chủ yếu do suy hao tuyến quyết định. Tuy nhiên, khi tốc độ bit đạt tới 1Gb/s và 2.5Gb/s thì cự ly bắt đầu hạn chế tại các giá trị tương ứng là 125km và 50km. Từ kết quả tính toán này, ta thấy rằng khi cự ly truyền dẫn dài cố định giữa hai trạm, tán sắc lớn sẽ làm giảm quỹ công suất của hệ thống và vì thế làm giảm độ nhạy thu. Khi tán sắc quá lớn, độ nhạy thu bị giảm gần như đột ngột tới mức không thể chấp nhận được và kéo theo tỷ số lỗi bit BER xấu đi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tán sắc đến các tham số truyền tín hiệu trong thông tin quang sợi luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 44 - 46)