III. ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC Ở TỔ NG CÔNG TY
2. Về mặt chủ quan
Tuy mới được thành lập, nhưng Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam đã không ngừng vươn lên, khẳng định chỗ đứng của mình ở cả thị trường trong nước và ngoài nước. Với một đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, am hiểu thị trường đồng bộ và phối hợp chặt chẽ giữa khâu ở công đoạn từ giao dịch đàm phán với khách hàng đến ký kết các điều khoản trong hợp đồng, bảo đảm được chất lượng và tiến bộ giao hàng gắn với thời gian nhập khẩu nguyên phụ liệu. Tổng Công ty lại có ưu thế về nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ, tiên tiến, qua đó tạo được thế ổn định trong kinh doanh. Tổng Công ty rất có uy tín, được Nhà nước và Bộ thương mại tin cậy nên Tổng Công ty luôn được ưu đãi trong việc ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc. Mặt khác, do Tổng Công ty được Bộ gia cho làm hàng trả nợ và ký kết được hợp đồng gia công nên kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc luôn ổn định và ở mức cao. Hiện nay, Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam là Tổng Công ty có giá trị xuất khẩu trong các Tổng Công ty trực thuộc Bộ công nghiệp (56%) và cũng là một trong những Tổng Công ty có xuất siêu lớn nhất của ngành công nghiệp.
Tổng Công ty cũng nhận biết thế mạnh của từng đơn vị trực thuộc, các phòng ban, phân công nhiệm vụ cụ thể, nguồn hàng may mặc chất lượng cao, đảm bảo hợp lý về sản lượng và giá cả. Với những đóng góp của ngành may trong thời gian qua đã chứng minh cho khả năng phát triển mạnh mẽ của ngành.
Đến nay, Tổng Công ty đã khẳng định được vị thế của mình bằng việc phát triển với tốc độ nhanh, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, tạo nguồn ngoại tệ cho đất nước, tham gia vào quá trình phân công và hợp tác quốc tế, nhanh chóng hội nhập vào quốc tế và khu vực, từng bước thiết lập nền công nghiệp chuyên ngành trên phạm vi toàn quốc. Những thành tựu đạt được đó góp phần không nhỏ vào công việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Tổng Công ty cũng còn có những hạn chế như:
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp dệt với dệt, may với may trong việc khai thác năng lực thiết bị và trong tiêu thụ sản phẩm (còn có tình trạng cạnh tranh nội bộ , thiếu hỗ trợ nhau, chạy theo lợi ích riêng).
- Thị trường xuất khẩu còn dựa nhiều vào quato và hạn ngạch Nhà nước, sức cạnh tranh hàng may mặc còn yếu nên thị trường nội địa không đủ sức cạnh tranh với hàng nhập ngoại, hàng của các Công ty 100% vốn nước ngoài.
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao, còn nhiều đơn vị làm ăn thua lỗ, một số đơn vị chưa mạnh dạn đầu tư. Việc quản lý sản xuất, quản lý thiết bị. Quản lý lldj, vệ sinh môi trường...còn nhiều việc phải củng cố lại. Chưa có sự liên kết giữa các đơn vị thuộc Tổng Công ty với các ngành khác, với địa phương dẫn đến tình trạng nhiều sản phẩm trong nước sản xuất ra đảm bảo chất lượng nhưng vẫn còn nhập, quá trình cổ phần hoá triển khai còn chậm chưa đạt được tiến độ như mong muốn...
Nhìn lại những năm qua, mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện vô cùng khó khăn do ảnh hưởng còn thiên tai, hạn hán, bão lụt...đặc biệt gần đây do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam vẫn đảm bảo được nhịp độ tăng trưởng khá, ổn định sản xuất, không ngừng đầu tư phát triển...tuy vậy vẫn còn tồn tại một số hạn chế không thể tránh khỏi nhưng đay cũng là một thành tựu đáng ghi nhận của toàn Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam.
CHƯƠNG III