Dệt kim các loại 57,799 7,71 92,421 8,03 107,664 8,

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc ở tổng công ty dệt - may Việt Nam” pdf (Trang 31 - 32)

II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA TỔNG CÔNG TY DỆT MAY THỜI KỲ 1998-2001.

4. Dệt kim các loại 57,799 7,71 92,421 8,03 107,664 8,

Sau mỗi đợi xuất hàng, Tổng Công ty đều tổ chức hạch toán kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ ở các công đoạn xem có đúng, đầy đủ, chính xác không để kịp thời phát hiện, bổ sung thiếu sót. Do vậy, hoạt động xuất khẩu hàng may mặc liên tục hoàn thiện và phát triển. Có thể thấy rõ hơn sự biến động tăng giảm của từng sản phẩm qua các năm qua (Bảng 4).

Qua bảng trên cho thấy, tình hình xuất khẩu các mặt hàng may mặc nói chung có triển vọng tốt, chẳng hạn đối với mặt hàng sơ mi năm 1999 giá trị đạt hơn 100 triệu USD, chiếm 14,52% tổng kim ngạch thì năm 2000 đã tăng lên hơn 200 triệu USD, chiếm 20,52% và năm 2000 là 20,56%. Trong cơ cấu hàng may mặc xuất khẩu trên thì xu hướng hàng may mặc sẵn có xu hướng tăng lên nhiều bởi Tổng Công ty ngoài việc thực hiện xuất khẩu còn thực hiện làm hàng trả nợ cho các nước SNG và Đông Âu. Bằng sự tranh thủ mọi nguồn vốn và sự hỗ trợ của các đối tác, Tổng Công ty không ngừng đầu tư đổi mới trang thiết bị, dây truyền công nghệ, thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu, lắp đặt các thiết bị hiện đại. Chính vì vậy mà chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm đa dạng (sơ mi, jacket, đồ thể thao...) từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt đối với mặt hàng sơ mi nam cao cấp đã có mặt và đứng vững trên thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Bắc Mỹ.

Đối với mặt hàng dệt kim, những năm trước kia có giá trị xuất khẩu rất lớn, do khi đó chưa đòi hỏi kỹ thuật cao cấp và nhu cầu ở các nước bạn hàng rất lớn. Còn hiện nay, hàng dệt kim đòi hỏi kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, trên thị

trường lại có nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt. Do đó mặt hàng này hiện nay xuất khẩu chủ yếu là để trả nợ . Bên cạnh đó, mặt hàng này phần lớn là được xuất sang các nước SNG, vì vậy khi các nước này tan rã, thì thị trường cho mặt hàng này bị thu hẹp nhanh chóng. Nếu như năm 1996 xuất khẩu chiếm 39,1% thì từ năm 1998 đến nay chỉ đạt từ 7 đến 8%.

Trên đây là các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Tổng Công ty. Hiện nay Tổng Công ty đang tiếp tục củng cố và tiến tới nâng cao tỉ trọng hàng dệt kim, hoàn thiệnvà phát triển hàng may mặc, đảm bảo chất lượng cao, chủng loại đa dạng phong phú, giá thành giảm dần.

Bên cạnh những thành công đạt được, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại cần giải quyết. Tuy kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc cao nhưng hình thức xuất khẩu hàng gia công là chủ yếu, do đó hiệu quả chưa cao (75-80% là gia công xuất khẩu). So với các nước nói chung, mặt hàng may mặc của ta chưa cạnh tranh được (trong đó có Trung Quốc, Thái Lan). Một trong những mục tiêu phấn đấu của Tổng Công ty là từng bước giảm gia công, tăng bán sản phẩm hoàn chỉnh. Để thực hiện được mục tiêu này, Tổng Công ty hướng ưu tiên đầu tư cho khâu kéo sợi, dệt vải, in, nhuộm để tạo ra nhiều loại vải có chất lượng cao (hiện nay, vải đủ tiêu chuẩn chỉ có 10-15% nhu cầu chủng loại) và đầu tư vào sản xuất phụ liệu, khâu thiết kế mẫu mã, nhãn mác và phải đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng mua sản phẩm hoàn chỉnh của Việt Nam. Năm 1999 toàn Tổng Công ty xuất khẩu sản phẩm theo điều kiện FOB được khoảng 30%, năm 2000 đã tăng lên 40%. Đây là một cố gắng lớn của Tổng Công ty.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc ở tổng công ty dệt - may Việt Nam” pdf (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)