2002 Tên hàng Trị giá Tỷ trọng

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Quan Hệ Thương Mại Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn từ 1986 đến nay” ppt (Trang 34 - 45)

Tên hàng Trị giá Tỷ trọng (%) Tên hàng Trị giá Tỷ trọng (%) Hàng dệt may 591,50 29,6 Hải sản 555,44 22,8 Hải sản 474,76 18,9 Hàng dệt may 489,95 20,0 Dầu thô 384,69 15,3 Dầu thô 249,85 10,2 Dây điện 145,66 5,8 Dây điện 147,10 6,03 Giày dép 64,4 2,56 LK và máy vi tính 57,11 2,34 LK và máy vi tính 50,82 2,02 Giày dép 53,92 2,21 Than đá 35,59 1,41 Than đá 48,50 1,98 Sản phẩm nhựa 28,29 1,12 Thủ công mỹ nghệ 43,17 1,77 Thủ công mỹ nghệ 25,16 1,0 Sản phẩm nhựa 30,16 1,23 Cà phê 17,85 0,71 Cà phê 15,99 0,65 Sản phẩm sữa 15,08 0,6 Rau quả 14,52 0,6 Rau quả 14,52 0,57 Cao su 10,44 0,42 Xe đạp và phụ tùng 12,11 0,5 Xe đạp và phụ tùng 9,88 0,4 Cao su 5,22 0,2 Hạt điều 5,13 0,2 Hạt điều 4,84 0,19 Đồ chơi trẻ em 3,14 0,13 Đồ chơi trẻ em 4,51 0,18 Dầu ăn 3,03 0,12 Gạo 4,12 0,16 Chè 2,98 0,12 Dầu ăn 2,68 0,1 Quế 1,51 0,06 Chè 1,65 0,06 Sản phẩm sữa 3,03 0,12 Tổng KNXK 2509,0 100 Tổng KNXK 2438,0 100 Nguồn: Bộ Thương Mại [19]

Mặc dù Nhật Bản là một thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm rất cao, song các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có những cơ hội thâm nhập nếu tích cực và kiên trì tham gia các đợt triển lãm chuyên ngành hàng và trưng bày hàng hoá tại những nơi mọi người Nhật đều có thể biết được. Về phía Nhật Bản, ngoài các tập đoàn lớn có tên tuổi đã có mặt ở Việt Nam rất lâu,

hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang rất quan tâm đến thị trường Việt Nam. Được sự hỗ trợ của trung tâm xúc tiến đầu tư ASEAN- Nhật Bản, khoảng 20 doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc vùng Yokohama sẽ sang Việt Nam để tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở Việt Nam và trung tuần tháng 5 năm 2003. Trung tâm này là cơ quan tài trợ nhiều hoạt động giao lưu và xúc tiến thương mại đầu tư giữa Nhật Bản - Việt Nam, mỗi năm tài trợ hai cuộc hội thảo và hai chuyến khảo sát cho các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Cuối tháng 7/2003, một đoàn các nhà đầu tư, thương mại và du lịch Nhật Bản sẽ sang thăm Việt Nam để nghiên cứu và tìm hiểu khả năng làm

ăn ở Việt Nam trong tương lai. Đó là những tín hiệu rất mới, rất thuận lợi cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong tương lai. [14]

Hải sản của Việt Nam: Hải sản nhất là tôm và mực đông lạnh của Việt Nam

được thị trường Nhật Bản đánh giá cao. Việt Nam hiện là một trong những nước hàng đầu xuất khẩu tôm và mực vào thị trường Nhật Bản. Năm 2002 dự kiến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 555,44 triệu USD tăng 6,8% so với năm 2001. Dự kiến năm 2003 có thể đạt 600 triệu USD. Hầu hết lượng tôm và mực đông lạnh mà ta chào hàng đều được khách hàng Nhật chấp nhận và đặt mua. Tuy nhiên để nâng cao giá bán và tăng tính hấp dẫn

đối với mạng lưới xuất khẩu và phân phối tại Nhật, các doanh nghiệp chế

biến cần phải quan tâm hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm và việc lấy chứng chỉ xác nhận trước về chất lượng (Pre-qualification) đóng vai trò hết sức quan trọng bởi nó góp phần rất lớn vào việc giảm chi phí phát sinh trong quá trình hàng hoá lưu thông tại Nhật.

Giày dép và sản phẩm da: Việt Nam hiện đang đứng hàng thứ 5 trong số

các nước xuất khẩu giày dép và thị trường Nhật Bản. Trong xu thế xuất khẩu các mặt hàng này ở Nhật Bản ngày càng tăng, nếu khắc phục được yếu

mẫu mã, thì ngành giày da Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu vào Nhật Bản trong thời kỳ tới. Năm 2002 ước đạt 73,5 triệu USD tăng 24,2% so với năm 2001, dự kiến năm 2003 đạt 120 triệu USD.

Hàng dệt may: Việt Nam hiện đứng thứ 4 trong số nước xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản. Hàng dệt may của Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao so với các nước khác trong khu vực. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu đạt 489,95 triệu USD, giảm 10,16% so với 2001. Để duy trì và phát triển chỗ đứng của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, ngành dệt may nên chủ động thay đổi cơ cấu sản phẩm và xác định vai trò thương hiệu hàng dệt may của Việt Nam. Nói chung thị phần hàng dệt may của Việt Nam còn khá khiêm tốn và chịu sự cạnh tranh rất lớn đối với hàng dệt may của Trung Quốc. Để tăng kim ngạch xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cần trú trọng hơn nữa đến sản xuất hàng dệt kim. Mục tiêu là thị

trường đại chúng, chưa phải là thị trường quần áo cao cấp bởi năng lực sáng chế đa dạng mẫu mã của hầu hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa có nhiều biến chuyển trong thời gian tới.

Xuất khẩu cao su: Cao su của Việt Nam không thâm nhập được nhiều vào thị trường Nhật Bản do chưa thích hợp về chủng loại. Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam hiện nay là Thái Lan (71,6% thị phần), Indônêxia (21,1%), Malayxia (4,9%). Vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu cao su vào thị trường Nhật Bản cần nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu sản phẩm trong ngành cao su, tăng tỷ trọng các loại cao su RS và RSS đáp ứng sản phẩm thị hiếu của thị

trường. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu đạt 10,44 triệu USD tăng 52,2% so với năm 2001, Dự kiến kim ngạch xuất khẩu cao su sang thị trường Nhật Bản năm 2003 đạt 12,5 triệu USD.

Xuất khẩu rau quả thực phẩm chế biến và chè xanh: Đây là những mặt hàng mà Việt Nam hoàn toàn có khả năng thâm nhập và đứng vững trên thị

trường Nhật. Nhật Bản hàng năm nhập khẩu khoảng 3 tỷ USD/năm, nhưng Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang thị trường này 7 – 8 triệu USD/năm chiếm chưa đầy 0,3% thị phần. Rau quả Việt Nam có một số loại được người Nhật chấp nhận nhưng nhìn chung chất lượng còn kém và chưa đảm bảo thời hạn giao hàng. Do thực phẩm nhập vào Nhật phải trải qua các khâu kiểm tra hết sức khắt khe về vệ sinh thực phẩm nên ngoài việc phải nâng cao chất lượng còn cần phải liên doanh với các nhà đầu tư Nhật đểđáp ứng

đúng thị hiếu tiêu dùng. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này năm 2002

đạt 14,52 triệu USD tăng 0,12% so với năm 2001. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này năm 2003 đạt 15,5 triệu USD. Nếu có sự đầu tư

thích hợp và nâng cao chất lượng sản phẩm thì kim ngạch xuất khẩu năm 2005 có thểđạt trên 20 triệu USD.

Xuất khẩu gỗ: Ước tính kim ngạch đồ gỗ năm 2003 đạt 65 triệu USD tăng 59% so với năm 2002. Với lợi thế nhân công và tay nghề, nếu việc đầu tư

vào công nghệ xư lý và tận dụng nguồn gỗ cao su dồi dào và gỗ từ Lào và Campuchia, trong những năm tới Việt Nam có khả năng tăng nhanh được kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Nhật Bản. Đây là mặt hàng mà doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra có lợi thế nhất, do nhu cầu của người Nhật sử dụng đồ gỗ khá lớn và mặt hàng này không phải qua kiểm dịch [3]. Xuất khẩu than đá: lượng than đá xuất khẩu sang Nhật hiện đạt gần 1,4 triệu tấn/năm chiếm hơn 40% lượng than xuất khẩu của Việt Nam. Nhìn chung vấn đề duy nhất đặt ra cho ngành than trong thời gian tới là tiếp tục củng cố

Xuất khẩu đồ gốm sứ: Đây là mặt hàng mà ta có thể nâng kim ngạch lên mức độ cao nếu các nhà sản xuất quan tâm hơn nữa đến thị hiếu tiêu dùng và hệ thống phân phối. Các kênh phân phối đã có những thay đổi lớn và các công ty nhập khẩu gần như phải rút khỏi thị trường để nhường chỗ cho những siêu thị và các nhà kinh doanh bán lẻ trực tiếp liên hệ với người sản xuất. Các doanh nghiệp Việt Nam nên nắm bắt xu hướng này để triển khai công việc của mình, có thể là liên hệ trực tiếp hoặc có thể là qua internet với các siêu thị lớn của Nhật.

Nhìn vào cơ cấu xuất khẩu nói trên ta thấy chủ yếu Việt Nam vẫn chỉ

xuất khẩu sản phẩm có tính nguyên liệu tự nhiên và hàng sản phẩm nông nghiệp sơ chế, chưa xuất khẩu được sản phẩm hàng hoá công nghiệp hoặc sản phẩm lương thực thực phẩm cuối cùng. Trong khi đó những sản phẩm này thường rất rẻ và giá cả không ổn định (xem bảng 7).

Bảng 7: Giá xuất khẩu bình quân của một số mặt hàng chủ yếu từ 2000- 2002 Giá xuất khẩu bình quân cả năm (USD/T) Giá xuất khẩu bình quân 5 tháng (USD/T) 2000 2001 5T/2000 5T/2001 5T/2002 Gạo 191,9 167,6 206,7 157,8 21,6 Cà phê 683,5 420,0 840,5 466,0 375,8 Cao su 608,5 539,0 604,2 571,7 496,7 Hạt tiêu 3945,9 1596,5 4063,6 1598,5 1333,3 Hạt điều nhân 4883,0 3471,4 5600,0 3929,6 3294,1 Chè các loại 1254,5 1149,4 1143,7 1112,9 1012,7 Lạc nhân 539,5 488,5 540,2 531,5 454,8 Dầu thô 227,1 186,8 204 202,5 169,9 Than đá 28,9 26,4 29,6 24,3 27,2 Nguồn: Tổng cục hải quan [16]

Nhật Bản là thị trường tiêu thụ mặt hàng dầu thô, than không khói và thuỷ hải sản của Việt Nam. Năm 1996 dầu thô xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 80% khối lượng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam, thị trường Nhật Bản chiếm 65-70% khối lượng hàng thuỷ hải sản xuất khẩu của Việt Nam (xem bảng 8).

Bảng 8: Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 1989-1996

Đơn vị tính: % Năm ô tô các loại Ti vi và linh kiện Xe máy Sắt thép ống

1989 13,6 12,8 6,6 3,2

1990 9,6 12,8 12,3 2,9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1992 15,4 17,2 7,5 2,9

1995 5,26 2,1 11,8 3,1

1996 3,3 1,7 13,4 2,2

Nguồn: Thống kê của Bộ Tài Chính Nhật Bản [14]

Nước ta thế mạnh là dồi dào tài nguyên thiên nhiên, thể hiện ở chỗ

kim ngạch xuất khẩu, mặt hàng này chiếm phần lớn trong tổng lượng xuất khẩu và lượng lao động dồi dào và.

Hạn chế là ở chỗ sản phẩm sơ chế vẫn chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng kim ngạch (75 – 80%). Điều quan trọng là phải nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng xuất khẩu hàng thô và sơ chế, tăng dần tỷ trọng hàng hoá chế tạo lắp ráp. Điều này hết sức quan trọng, bởi vì theo ước tính sơ bộ của các chuyên gia hợp quốc thì cùng với việc tăng tỷ trọng hàng chế tạo lắp ráp, thu nhập trên lĩnh vực này của Việt Nam có thể tăng lên hàng trăm triệu USD.

Về nhập khẩu từ Nhật Bản của Việt Nam thì chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp (xem bảng 9).

Bảng9 : Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của thị trường Nhật Bản trong năm 1999.

Tên mặt hàng Đơn vị Số lượng Kim ngạch (USD)

Clinker Tấn 18.506 418.227

Dược phẩm USD 3.172.307

Kính xây dựng USD 145.459

Linh kiện vi tính và điện tử USD 302.730.560

Máy móc thiết bị USD 327.454.621

Nguyên phụ liệu dệt may USD 118154.698

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu USD 32.018.698

Ô tô CKD và SKD Bộ 2.160 20.847.858

Ô tô nguyên chiếc các loại Chiếc 436 11.438.574

Phân bón các loại Tấn 194.336 16.340.681 Sắt thép các loại Tấn 316.357 85.727.310 Xăng dầu các loại Tấn 51.933 6.481.372 Xe máy CKD và IKD Bộ 11.658 16.106.581 Bông Tấn 3.596 5.024.720 Bột mỳ Tấn 40.676 8.804.159 Chất dẻo nguyên liệu USD 44.854.482 Dầu mỡ thực vật Tấn 178 63.236 KNNK trong tháng 12 172.769.445 Tổng KNNK năm 1999 1.476.690.800

Nguồn:Bộ Thương Mại – Vụ Châu á - Thái Bình Dương [19]

Để phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá công nghệ sản xuất, yêu cầu và đòi hỏi về mặt hàng máy móc, thiết bị rất lớn và cấp bách trong tất cả các ngành, các lĩnh vực công nghiệp như: xây dựng, du lịch, dịch vụ, phương tiện vận tải…. Việt Nam không chỉ nhập những các loại máy móc hoàn chỉnh mà còn nhập dưới dạng linh kiện phụ tùng thay thế. Về chất lượng của các loại máy móc thiết bị nhập từ Nhật Bản hiện nay, nếu so sánh với các loại máy móc thiết bị cùng loại sản xuất trong khu vực thì vượt trội hẳn. Chủng loại và mẫu mã cũng rất phong phú và có chất lượng tốt.

Tuy trong thời gian qua Việt Nam xuất siêu sang Nhật Bản, nhưng tiềm năng của việc Việt Nam tăng nhập khẩu từ Nhật Bản cũng rất lớn. Thị

trường với nhiều hàng hoá chất lượng cao và có nhiều hàm lượng khoa học kỹ thuật tiên tiến là một thị trường thật hấp dẫn mà Việt Nam cần khai thác.

Cơ cấu hàng nhập khẩu của ta từ Nhật Bản trong năm 2002 vẫn là những mặt hàng truyền thống được ưa chuộng như máy móc thiết bị linh kiện điện tử và máy vi tính, sắt thép các loại, ô tô dạng CKD, SKD là nhóm hàng chủ yếu chiếm khoảng 55% trị giá hàng xuất khẩu của Nhật Bản.

Nhìn chung những năm gần đây quan hệ trao đổi thương mại Việt Nam - Nhật Bản tiếp tục được duy trì ổn định. Có thể nhận thấy xu hướng này qua một số con số nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản.

Năm 1999: 1476 triệu USD Năm 2000: 2250 triệu USD Năm 2001: 2215 triệu USD Năm 2002: 2509 triệu USD

Bảng 10: 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Nhật có kim ngạch lớn nhất năm 2000

STT Tên hàng Số lượng Trị giá (USD)

1 Máy móc thiết bị phụ tùng 459.099.275 2 Linh kiện vi tính và điện tử 456.700.035 3 Nguyên phụ liệu dệt may, da 194.028.283 4 Sắt thép các loại 485.508 tấn 140.218.415 5 Ô tô dạng CKD, SKD 6.459 bộ 68.866.705 6 Phân bón các loại 269.497tấn 21.603.045 7 Xe máy CKD, SKD, IKD 19.478 bộ 15.976.565 8 Ô tô nguyên chiếc các loại 561 chiếc 13.231.698 9 Xăng dầu các loại 53.809 tấn 12.712.475 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10 Tân dược 5.693.475

Tổng cộng 1.388.729.971

Loại khác 862.437.257

Tổng số 2.250.567.228

Qua đây chúng ta có thể thấy rằng thực ra Nhật Bản là một thị trường tiềm tàng rất lớn cho việc nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động này vẫn diễn ra một cách cầm chừng và chịu sự tác động khác nhau. Cho đến nay chúng ta vẫn chưa nhập khẩu được những dây chuyền công nghệ hiện đại như nguyên vật liệu, linh kiện cần thiết để phát triển nền

kinh tế của mình. Sự khác nhau về cơ cấu kinh tế và trình độ trang thiết bị

kỹ thuật có ảnh hưởng đáng kể.

Trong vài năm gần đây, biểu hiện tích cực trong nhập khẩu từ Nhật Bản, phản ánh sự gia tăng trở lại của FDI làm cho số mặt hàng từ Nhật Bản tăng mạnh nhất là nhóm hàng máy móc thiết bị phụ tùng, linh kiện vi tính

điện tử, ô tô dạng CKD, SKD... Đến nay tính được 10 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn. (Xem bảng 11). Bảng 11: 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Nhật có kim ngạch lớn nhất năm 2001 và 2002 2001 2002 STT Tên hàng Trị giá triệu USD Tên hàng Trị giá triệu USD 1 Thiết bị phụ tùng 580,53 Thiết bị phụ tùng 702,88 2 Điện tử vi tính & linh kiện 299,0 Điện tử vi tính & linh kiện 226,99 3 NPL dệt may, da 221,91 NPL dệt may, da 149,74 4 Sắt thép các loại 175,08 Sắt thép các loại 287,94 5 Ô tô dạng CKD, SKD 111,61 Ô tô dạng CKD, SKD 158,29 6 Chất dẻo nguyên liệu 49,23 Chất dẻo nguyên liệu 44,54 7 Xe máy dạng CKD, IKD 22,70 Xe máy dạng CKD, IKD 40,70 8 Phân bón các loại 19,30 Phân bón các loại 24,85

9 Tân dược 14,54 Tân dược 7,46

10 Ô tô nguyên chiếc các loại

12,94 Ô tô nguyên chiếc các loại

20,14

Nguồn: Bộ Thương Mại – Vụ Châu á - Thái Bình Dương [19]

khích thương mại để thúc đẩy quan hệ thương mại với Việt Nam. Tiêu biểu là qui chế tối huệ quốc giữa Nhật Bản và Việt Nam chính thức dành cho nhau bắt đầu từ ngày 26/5/1999. Đây rõ ràng là một cơ hội làm ăn lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam có xuất khẩu hàng sang Nhật Bản bởi lẽ Nhật

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Quan Hệ Thương Mại Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn từ 1986 đến nay” ppt (Trang 34 - 45)