ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Quan Hệ Thương Mại Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn từ 1986 đến nay” ppt (Trang 45 - 51)

VIỆT NAM – NHẬT BẢN

1. Thuận lợi

Chính phủ cả hai nước đã có những phối hợp tích cực để góp phần

đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế thương mại trên nhiều lĩnh vực như: Viện trợ kinh tế của chính phủ Nhật Bản cho Việt Nam trong những năm gần đây

đã tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ giữa hai nước phát triển.

Những hình thức viện trợ như bán công nghệ, kỹ thuật, nguyên vật liệu, máy móc để Nhật Bản có điều kiện phát triển kinh tế xuất khẩu được hàng hoá sản phẩm, tạo ra thặng dư thương mại xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư nhằm khuyến khích và thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư Nhật Bản vào làm ăn ở Việt Nam vì lợi của cả hai nước. Việt Nam trở thành thị trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư

Nhật Bản với nguồn tài nguyên phong phú và lao động rẻ. Các dự án đầu tư đang dần được triển khai với mục đích đáp ứng nhu cầu trong nước và hơn thế nữa là xuất khẩu sang Nhật và thị trường khác.

Các cuộc viếng thăm cấp chính phủ giữa hai nước, giữa các tập đoàn kinh tế thương mại để tăng cường hiểu biết lẫn nhau và tìm hiểu thị trường cùng khả năng hợp tác.

Nhật đã khôi phục chế độ bảo hiểm ngoại thương cho các công ty Nhật muốn xuất khẩu sang Việt Nam. Điều này rất có lợi cho các công ty Nhật muốn xuất khẩu hàng hoá sang Việt Nam.

Về phía Việt Nam, công cuộc đổi mới kinh tế theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự

năm. Đi đôi với việc đổi mới chính sách lưu thông và mở rộng kinh tế đối ngoại, đã nhanh chóng thúc đẩy hình thành thị trường thống nhất trong cả

nước, gắn với thị trường thế giới và vượt qua những thử thách và chấn động lớn.

Quan hệ buôn bán với Nhật cho thấy khách hàng Nhật hầu hết thực sự nghiêm túc và có uy tín cao khi làm ăn với Việt Nam.

2. khó khăn

Nạn quan liêu giấy tờ, thủ tục hành chính và sự mập mờ trong các chính sách mà nhà nước chưa có những biện pháp khắc phục thúc đẩy phát triển thương mại một cách tích cực vẫn là nhữn nguyên nhân cơ bản gây cản trở tiềm năng phát triển của mối quan hệ thương mại song phương với Nhật Bản, là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của nước ta. Việt nam xuất khẩu các nguyên nhiên liệu chưa qua sơ chế mà Nhật Bản là thị trường nhập khẩu chủ yếu. Nhưng lại chưa ban hành các chính sách rõ ràng và tích cực hơn để lôi cuốn các nhà đầu tư Nhật tham gia vào công nghiệp chế biến.

Mặt khác do bất lợi là các doanh nghiệp trong nước lại thiếu công nghệ và nguồn vốn hoặc do sợ không ký được hợp đồng dài hạn nên không dám bỏ vốn đầu tư.

Sự rõ ràng trong chính sách không chỉ là vấn đề duy nhất mà các doanh nghiệp Nhật Bản hy vọng nhận được từ phía Việt Nam “Tôi mong rằng nạn quan liêu giấy tờ sẽ ngày càng giảm. Các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ nhận được nhiều hơn sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam” Đại diện của các hãng chuyên cung cấp thiết bị Nhật Bản, hoạt động từ năm 1990 tại Việt Nam đã bộc lộ như vậy.

Với một số hãng Nhật, lòng kiên trì của họ đã mất. Đại diện của công ty cung cấp thiết bị đã dẫn chứng ở trên cho biết gần hai năm ông phải “theo đuổi” món nợ mà khách hàng Việt Nam chưa trả. Công ty đang tìm

kiếm sự trợ giúp của chính phủ Việt Nam để giải quyết các khoản nợ

“nhưng chưa động tĩnh gì” và cho tới nay, không chỉ công ty ông mà cả một số hãng Nhật Bản vẫn chưa thu hồi được hết các khoản nợ.

Về vấn đề những biện pháp thúc đẩy phát triển thương mại một cách tích cực cần được đặt ra cho Việt Nam ở bất kỳ đâu người ta cũng có thể

biết được về các hoạt động của văn phòng xúc tiến thương mại JETRO (Nhật Bản), KETRA (Hàn Quốc), MATRADE (Malayxia). Những văn phòng này phải làm việc như thế nào để cùng Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) thúc đẩy các hoạt động một cách tích cực đúng với ý nghĩa và chức năng của nó.

Một thói quen với các doanh nghiệp Việt Nam là ngồi quanh bàn, chờ

khách hàng nước ngoài tới và hỏi mua hàng. Nhưng tại Nhật Bản hay bất kỳ ở quốc gia nào khác hiện không có thị trường chắc chắn có tính bảo đảm cho Việt Nam. Nếu sản phẩm của Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn hàng hoá của Nhật Bản, thì đó là một tiến bộ lớn, nhưng hiện có rất nhiều nước đang cạnh tranh để cung cấp hàng hoá cho người tiêu dùng Nhật. Chính vì vậy, nếu muốn thành công các công ty của Việt Nam một mặt cần khắc phục mặt chất lượng của sản phẩm mặt khác cần trưng bày sản phẩm tại Nhật Bản hay bằng cách nào đó làm cho người Nhật biết đến sản phẩm của Việt Nam với một sốưu thế riêng của mình.

3. Những hạn chế trong quan hệ thương mại giữa hai nước

Thực chất quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản được chính thức thiết lập vào ngày 21/9/1973. Đó là một sự kiện đánh dấu cho việc tiếp mối các quan hệ giao lưu vốn có từ lâu đời giữa hai nước, đồng thời nó vừa là một mối quan trọng mở đầu cho một giai đoạn quan hệ song phương giữa hai quốc gia.

Nhật Bản đã đến kinh doanh, buôn bán ở Việt Nam. Phố Hiến ở Hưng Yên, Hội An ở Quảng Nam là những địa danh ghi đậm dấu ấn của các mối quan hệ giao lưu đó. Tuy đã đạt được nhiều những thành tựu đáng kể trong các hoạt động thương mại song vẫn tồn tại những hạn chế nhất định sau:

Th nht: Với tiềm năng kinh tế của cả hai nước thì qui mô hoạt

động thương mại nêu trên còn quá. Nếu đứng về phía Việt Nam mà nói thì trong mối quan hệ này Việt Nam còn phụ thuộc quá nhiều vào Nhật Bản. Mức độ này lớn hơn nhiều so với Thái Lan, Indonêxia, Malayxia… và các nước khác đang phát triển ở Châu á. Chính vì bị phụ thuộc nhiều như vậy nên Việt Nam Việt Nam dễ bị tổn hại về kinh tế nhiều hơn Nhật Bản nếu như có sự tác động bất lợi từ bên ngoài như sự lên giá của đồng Yên, sự

thay đổi trong chính sách ngoại thương của Nhật Bản ảnh hưởng đến quá trình trao đổi thương mại hai nước. Để khắc phục ảnh hưởng bất lợi này đối với phía Việt Nam cần có thiện chí hợp tác và tương trợ lẫn nhau của cả hai bên.

Th hai: Còn tồn tại nhiều bất cập trong cơ chế hàng hoá, trao đổi, Việt Nam xuất sang Nhật Bản là nguyên liệu khoáng sản, hải thuỷ sản phần lớn là dạng nguyên liệu thô, hoặc mới sơ chế (chiếm 75 – 80% tổng giá trị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xuất khẩu). Số lượng hàng hoá xuất khẩu có hàm lượng “chất xám” cao nghĩa là đã qua công nghiệp chế tạo, chế biến sâu còn quá ít nên kim ngạch xuất khẩu về lượng thì cao nhưng trị giá thì chưa cao. Chưa có hàng xuất khẩu chủ lực nào có giá trị lớn hàng tỷ USD.

Th ba: Là nhờ có lợi thế so sánh về tài nguyên và lao động nên Việt Nam tập trung vào xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu và chế tạo cần nhiều sức lao động và đã đạt xuất siêu sang Nhật. Cán cân thương mại nghiêng về

xuất khẩu; là hiện tượng lành mạnh đối với nền kinh tế, doanh thu ngoại tệ, có thể giúp cho việc nhập các máy móc, thiết bị hiện đại hay công nghệ tiên tiến, nhằm phát triển các nghành công nghiệp chế tạo, điều này chỉ có lợi nếu diễn ra trong thời ngắn 5 hoặc 7 năm. Nếu cứ kéo dài mãi sẽ hoàn toàn

bất lợi đối với Việt Nam bởi vì tuy xuất siêu nhưng thực chất Việt Nam lại chịu những thiệt hại kinh tế không nhỏ do không tận dụng được tài nguyên thiên nhiên để sản xuất ra những sản phẩm có giá trị cao mà chỉ khai thác và bán dạng thô có khả năng sớm dẫn tới tình trạng kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên.

Th tư: Quan hệ buôn bán giữa hai nước còn chưa gắn liền với hình thức hợp tác kinh tế khác nhất là đầu tư, liên doanh liên kết và hỗ trợ phát triển chính thức là những yếu tố thúc đẩy hoạt động thương maị. Trong vấn

đề này phía chịu nhiều thiệt thòi cũng là Việt Nam, vì các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa có được chỗ đứng trên thị trường Nhật Bản. Về phía Nhật Bản quan hệ buôn bán đã bước đầu được đặt trong mối quan hệ với

đầu tư trực tiếp là ODA, cũng như phân bố mạng lưới sản xuất do đó các doanh nghiệp Nhật Bản đã đứng vững chắc trên thị trường Việt Nam.

Th năm: Còn tồn tại nhiều bất cập trong cơ chế quản lý ngoại thương của Việt Nam. Mặc dù đã được điều chỉnh nhiều lần theo hướng đề

cao biện pháp quản lý bằng hệ thống các công cụ, chính sách kinh tế song cho đến nay Việt Nam vẫn duy trì chế độ cơ quan chủ quản mang nặng tính quản lý hành chính với các biện pháp phi kinh tế như ràng buộc, hạn chế, cấm ngừng, chưa coi quản lý là quá trình theo dõi tổng hợp để hướng dẫn,

điều tiết bằng các biện pháp kinh tế. Cơ chế quản lý kiểu này được thực hiện trong môi trường mà hệ thống pháp luật và các văn bản pháp qui dưới luật của chúng ta còn chưa đầy đủ.

Ngoài năm hạn chế trên còn tồn tại nhiều bất cập trong ngoại thương Việt Nam nói riêng như vấn đề buôn lậu, trốn thuế dưới nhiều hình thức, vi phạm pháp luật trong buôn bán, kinh doanh xuất nhập khẩu, hạ tầng cơ sở, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngoại thương còn yếu kém so với yêu cầu thực tiễn, thêm vào đó do chúng ta chưa có đủ kinh nghiệm quản lý một nền kinh tế thị trường nên đã tạo

nhiều khe hở về chính sách, cơ chế quản lý, do đó không đạt được nhiều thành tựu như mong muốn.

CHƯƠNG III

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ VỀ MỐI QUAN HỆ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ

YẾU THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NHẬT

BẢN

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Quan Hệ Thương Mại Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn từ 1986 đến nay” ppt (Trang 45 - 51)